PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Vẫn cảnh thiếu trường, thiếu lớp, thiếu giáo viên

Vẫn cảnh thiếu trường, thiếu lớp, thiếu giáo viên

Năm học mới đã bắt đầu, học sinh (HS) đã khai trường, nhưng tại nhiều địa phương trong cả nước vẫn rơi vào tình cảnh thiếu thốn trường, lớp, phòng học.


Trường chưa kịp “nở”

Ông Dương Thế Phương - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Bình Dương - cho biết, năm học 2013-2014, toàn tỉnh tăng 24.000 HS so với năm học trước. Trong khi đó, tỉnh chỉ mới bỏ 1.400 tỉ đồng để xây dựng thêm 700 phòng học khiến số trường, lớp không đủ đáp ứng nhu cầu. Tỉnh còn đối mặt với tình trạng thiếu thốn đến 2.247 giáo viên, trong đó cấp tiểu học thiếu 995 giáo viên, mầm non thiếu 578 giáo viên.


Tại TPHCM, Phòng GDĐT huyện Hóc Môn cho biết, huyện hiện có 70 trường thuộc các bậc học. Do số dân di cư đến huyện năm sau luôn cao hơn năm trước nên bình quân hằng năm toàn huyện tăng từ 2.000 đến gần 6.000 HS. Năm học này, mặc dù đang có 11 trường đang được thi công xây mới, 2 trường nâng cấp mở rộng, đồng thời huyện đang chuẩn bị khởi công mới 3 trường và lập dự án xây mới 26 trường thuộc các bậc học, tuy nhiên, nhiều công trình vẫn đang thực hiện dở dang do thiếu vốn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng nên áp lực thiếu trường, lớp ngày càng trầm trọng.


Trước tình trạng thiếu trường, thiếu lớp, việc HS phải đi “học nhờ” đã trở nên khá phổ biến. Năm học này hơn 500 HS lớp 6 Trường THCS Tân Sơn, Gò Vấp phải học nhờ tại Trường THCS Phạm Văn Chiêu, bởi dự kiến đến tháng 12.2013 công trình xây dựng Trường Tân Sơn mới hoàn thành. Tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai), Trường Tiểu học Trảng Dài dự kiến có 116 lớp nhưng chỉ có 32 phòng học nên trường phải duy trì 32 lớp ca 3, đồng thời phải mượn 10 phòng của Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai để dạy 20 lớp ca 4...


Tại Hà Nội, số trẻ năm nay vào lớp 1 của Hà Nội tăng gần 11.000 học sinh, gây nên tình trạng khủng hoảng thừa so với chỉ tiêu tuyển sinh. Cụ thể, phường Thanh Xuân Bắc có 579 trẻ đến tuổi đi học nhưng chỉ tiêu tiếp nhận của Trường Tiểu học Đặng Trần Côn A chỉ là 400 học sinh. Phường Phương Liệt cũng rơi vào trường hợp quá tải khi thiếu chỗ học cho 97 học sinh. Phường Thanh Xuân Trung có số lượng trẻ gấp 2 lần số chỉ tiêu của Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung (432 trẻ/chỉ tiêu 225). Đặc biệt, ở phường Nhân Chính, chỉ tiêu của Trường Tiểu học Nhân Chính là 180/512 trẻ. Tại quận Đống Đa, có 17/19 trường tiểu học bị quá tải.


Ông Nguyễn Hiệp Thống - Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội - cho biết, sở đã phối hợp với các quận, huyện để có nhiều giải pháp như: Tăng thêm phòng học, phân tuyến tuyển sinh theo phường, trường nào có thể thì được cải tạo một số phòng chức năng nhằm xây mới thêm lớp....


Lớp xuống cấp, chật chội


Tại địa bàn Q.8 (TPHCM) vẫn còn 11/17 trường mầm non công lập có từ 3 đến 8 điểm lẻ, trong đó Trường Mầm non Vườn Hồng có 8 điểm lẻ, hiện nay đã tạm đóng cửa 5 điểm do cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng. Trường Mầm non Tuổi Hoa có 7 điểm lẻ, các trường Bình Minh, Họa Mi, Chim Non... có 6 điểm lẻ, các em phải ăn, ngủ, vui chơi, sinh hoạt... tất cả trong một phòng học. Trường Tiểu học Lý Thái Tổ (Q.8) khá “nổi tiếng” tại TPHCM với nhiều “không” nhất: Không có sân chơi, không có bảo vệ, thậm chí không có cả cổng trường. Các phòng học đều nằm trên tầng 2 và 3, còn tầng trệt là nhà sách Fahasha và bãi giữ xe.


Các quận trong nội thành đều trong tình trạng nhiều trường có diện tích nhỏ hẹp do quỹ đất hạn chế. Phần lớn các trường có nguồn gốc là trường tư thục hoặc tôn giáo, nhà phố có quy mô, cấu trúc chưa đáp ứng quy chuẩn giáo dục, có thể kể tên các trường như Tiểu học Kết Đoàn, THCS Huỳnh Khương Ninh (Q.1), Tiểu học Âu Cơ, Thái Phiên, Phạm Văn Hai (Q.11)...


Tại Hà Nội, tình trạng thiếu trường công lập dẫn đến nhiều hệ lụy. Có đơn vị không thể hoàn thành chỉ tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia hằng năm vì không thể mở rộng khuôn viên như 6 trường ở các xã Duyên Hà, Vạn Phúc, Yên Mỹ. Một số quận đã phải xin cơ chế đặc thù để được nâng tầng trường học. Ở cấp tiểu học, có khoảng 60% số trường nội thành có sĩ số vượt quá quy định 35 HS/lớp của Bộ GDĐT (Đống Đa có 13/20 trường, Ba Đình có 11/17 trường). Còn ở cấp THCS, bình quân số HS một lớp tại một số trường nội thành lên tới trên 50 em.


Theo kế hoạch, để đạt mục tiêu 55% số trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015, trong năm 2012, Hà Nội phải xây dựng 138 trường. Tuy nhiên, đến nay chỉ có 100 trường bảo đảm điều kiện khả thi và được giao chỉ tiêu. Tính đến hết tháng 6.2012, số trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn TP mới chỉ là 18, chiếm tỉ lệ 18% kế hoạch giao. Nguyên Minh – Hải Long.







via Xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét