PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Học xong mặc áo tuồng

Học xong mặc áo tuồng

Trường Tiểu học Văn Bình - huyện Thường Tín - Hà Nội có 700 học sinh. Năm nay trường mang đồng phục mới, theo kiểu mới: Nam sinh comlê, thắt nơ, nữ sinh áo váy hoa, áo vét nữ, cũng thắt nơ.


>> Đón đọc ấn phẩm Lao Động & Đời sống số 20


Nhiều người nói trông bọn con trai từ lớp 1 đến lớp 5 như chú rể, con gái như đi thi hát trên tivi. Có điều bố mẹ hơi bị “lõm”, gần 700.000 đồng/bộ. Nhà nào có 2 con đi học cũng cắn răng mà “qua sông lụy đò”.

Đấy là “bọn oắt tì”. Còn cử nhân Học viện Ngân hàng, cũng ở Hà Nội, báo Hà Nội Mới đăng “chuyện” một nữ cử nhân cùng bạn bè đi thuê áo mũ, giá 20.000 đồng/bộ, về là phẳng phiu để còn diện chụp ảnh. Đến trường bị nhà trường bắt phải mặc đồng phục của trường may, giá “đóng góp” lên tới 60.000 đồng/bộ/1 buổi.


Sáu chục nghìn chẳng to cũng không bé. Vấn đề là đồng phục cất trong kho nhà trường, nhàu nát, ẩm mốc. Có cô cử nhân bị con mạt trong áo cắn, bị dị ứng sốt phát ban, điều trị 15 ngày trong bệnh viện, cha mẹ một phen lao đao.


Lại còn chuyện có trường ở một tỉnh chặn cửa bắt học sinh mặc “quần ngáp” (ống tuýp, hở mông khi ngồi) về nhà thay quần rộng ống. Một nửa số em không quay lại trường buổi học hôm ấy.


Ba câu chuyện “vớ vẩn” kể trên cho thấy ngành giáo dục nước nhà lắm chuyện thật. Những tưởng chuyện đồng phục đã đi vào nền nếp, ai ngờ đến nay vẫn còn “vô tổ chức” như vậy. Đã quen với quần xanh, áo trắng, mùa rét có áo khoác gắn logo trường.


Một lần đi TPHCM, qua Cần Thơ, xuống Rạch Giá, giờ đi học và tan trường đều ngạc nhiên thấy các nữ học sinh đều đội nón, quần trắng, áo dài trắng, thướt tha như đàn bướm trắng, tung tăng trên “con đường cái quan” Xuyên Việt, hai bên là đồng lúa Nam Bộ xanh mát mắt. Nhiều em gái rẽ về thôn ấp tay xách cặp, tay túm quần vén tà đi trên bờ ruộng, nhìn rất dễ thương. Các em trai nghịch ngợm hơn, quần xanh, xắn cao gối, áo trắng xắn tay, hăm hở đi tắt bờ ruộng về nhà. Một nền giáo dục XHCN đi lên từ hạt lúa, củ khoai, chân chất làm sao!


Ấy thế mà hễ dính đến cuộc sống đô thị, kinh tế thị trường một chút là y như rằng có chuyện “nhố nhăng”, cười dở, mếu dở.


Thôi thì ngành y tế đang “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì chuyện tiêm vắcxin, “nhân bản” xét nghiệm máu. Đó là chuyện hy hữu, nhưng đồng phục là quy chế đã vào nền nếp sao vẫn còn buông lỏng như vậy? Chuyện đồng phục Bộ Giáo dục - Đào tạo hoàn toàn có thẩm quyền và xử lý những chuyện phá rào thiếu suy nghĩ như nói trên.


Cây “quyền trượng” được giao phải nắm chặt và đủ bản lĩnh để thực thi quyền lực. Cũng cần nói thêm, ai nghĩ ra các loại “áo mũ vua ban” cho sinh viên ra trường nhỉ? Có ý nghĩa hàn lâm gì không mà xúng xính như phường tuồng vậy?







via Xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét