PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

“Chuyện lạ” ở Quảng Ninh: Đất loại 2 chính quyền đền bù giá loại 3

“Chuyện lạ” ở Quảng Ninh: Đất loại 2 chính quyền đền bù giá loại 3

Thấy mức đền bù sai, không thoả đáng, gia đình bà Huyến đã làm đơn kiến nghị, khiếu nại gửi cấp xã, thị xã. Nhưng gần 1 năm qua, vụ việc gia đình bà Huyến vẫn chưa giải quyết thoả đáng. Bà Huyến đã gửi đơn kêu cứu tới Báo Lao Động & Đời sống.


Người dân: Chính quyền cố tình làm sai!


Trao đổi với PV, bà Huyến bức xúc cho biết: “UBND huyện Yên Hưng (nay là thị xã Quảng Yên) đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BE 123890 ngày 30.6.2011 cho gia đình tôi. Trong hồ sơ thể hiện mảnh đất của gia đình nằm bám mặt đường nhánh - đường trục từ Quảng Yên đi Hà An (đoạn từ ngã ba xóm Thành đi Hà An) có mặt đường rộng từ 3m. Và trong tờ khai thuế, các biên lai thu thuế hàng năm có thu thuế với đất ở vị trí 2.


Liên quan đến việc di dời và giải phóng mặt bằng (GPMB) để thi công dự án đường nối TP.Hạ Long với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, gia đình chúng tôi thuộc một trong các hộ phải di dời để thực hiện dự án. Trong quá trình triển khai các bước để thực hiện GPMB, gia đình tôi đã chấp hành nghiêm túc. Và theo quyết định số 2862/QĐ-UBND ngày 22.10.2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh thì giá đất ở vị trí 2 được đền bù 1.000.000 đồng/m2, nhưng xã Tiền An và thị xã Quảng Yên chỉ lập phương án bồi thường áp giá hơn 2.261m2 đất ở và đất trồng cây lâu năm của gia đình tôi là 500.000 đồng/m2”.


Theo tìm hiểu của PV, được biết, ngày 12.2.2011, UBND xã Tiền An đã tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất tại thực địa của gia đình bà Bùi Thị Huyến đang sử dụng tại xóm bãi 3, xã Tiền An. Trong biên bản được lập có chữ ký của ông Phạm Văn Minh - Phó Chủ tịch xã Tiền An, bà Phạm Thị Hương - cán bộ địa chính và bà Bùi Thị Huyến thì thửa đất số 613 trong bản đồ P47 của nhà bà Huyến giáp với ngõ xóm có chiều rộng là 3m. Và tại giấy xác nhận nguồn gốc đất của gia đình bà Huyến, được lập ngày 12.2.2011, do hội đồng xét xuyệt nguồn gốc đất ở gồm có ông Đàm Quang Huân - Chủ tịch Mặt trận tổ quốc xã Tiền An, ông Lương Văn Tiến - Phó chủ tịch Hội Nông dân, ông Phạm Hữu Trí – xóm trưởng… thì thửa đất 613 là đất ở ổn định từ năm 1979 không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch dân cư.


Cần đảm bảo quyền lợi người dân


Trao đổi với PV, ông Đàm Quốc Toản - Chủ tịch UBND xã Tiền An - cho biết, sau khi nhận được đơn kiến nghị của gia đình bà Huyến, UBND xã đã xác minh ngõ đi từ gia đình bà Huyến ra đường xóm cũng như hướng đi về phía đường từ ngã 3 Hà An chỉ có chiều rộng trung bình nhỏ hơn 3m. Căn cứ vào vị trí hiện trạng thửa đất ở gia đình đình bà Huyến trong hồ sơ giải phóng mặt bằng, kết quả kiểm tra thì thửa đất đang sử dụng của bà Huyến bị thu hồi có mức giá đất ở phù hợp với quy định tại Khoản 4, Điều 1, Quyết định số 2862/QĐ-UBND của UBND tỉnh với mức giá, bồi thường đất ở là 500.000 đồng/m2...


Còn tại văn bản trả lời kiến nghị của công dân, ông Nguyễn Văn Vinh - Chủ tịch UBND thị xã Quảng Yên - đã có quyết định: Do việc xác định vị trí đất ở tại sổ bộ thuế đất phi nông nghiệp và khi làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ bà Bùi Thị Huyến chưa đúng vị trí và chưa đảm bảo quy định do đó UBND thị xã giao cho Phòng TN-MT làm thủ tục đính chính lại thông tin, vị trí thửa đất tại phiếu chuyển thông tin địa chính số 472/TN-MT ngày 20.5.2011 của Phòng TN-MT; giao cho Chi cục Thuế thị xã chủ trì, phối hợp với Phòng TN-MT, UBND xã Tiền An làm thủ tục đính chính, điều chỉnh lại vị trí thửa đất tại sổ bộ thuế đất phi nông nghiệp, thông báo nộp tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ đã ban hành khi làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ bà Huyến năm 2011 và thoái thu tiền phí, lệ phí và thuế đất phi nông nghiệp phần chênh lệch theo đúng quy định của pháp luật...


Không đồng ý với quyết định của các cấp chính quyền, gia đình bà Huyến tiếp tục gửi đơn lên UBND tỉnh Quảng Ninh. Bà Huyến cho rằng, mảnh đất của gia đình bà là đất có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ giấy tờ chứng minh là đất loại 2... nên UBND thị xã Quảng Yên yêu cầu các cơ quan đính chính hồ sơ năm 2011 là không hợp lý.


Để đảm bảo quyền lợi của người dân, tránh khiếu kiện kéo dài, đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh xác minh, kiểm tra lại hồ sơ của người dân để đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật và sự công bằng cho gia đình bà Huyến. Đồng thời để người dân được hưởng quyền lợi theo đúng luật pháp và quyết định số 2862/QĐ-UBND của UBND tỉnh.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Phản hồi bài báo “Dân kêu trời vì nhà máy caosu nhả độc”

Phản hồi bài báo “Dân kêu trời vì nhà máy caosu nhả độc”

Bể thải vẫn nguyên trạng với nguồn nước đen kịt đang bốc mùi.


Theo đó, tại biên bản kiểm tra môi trường số 03/2014/BBKTr-MT ngày 10.10.2014, kết quả kiểm tra đã kết luận: Tại thời điểm kiểm tra, nhà máy dừng sản xuất do chưa đủ nguyên liệu. Hiện trong nhà máy còn tồn đọng khoảng 5 - 7 tấn mủ tạp chưa đưa vào sản xuất. Công ty chưa thực hiện đầy đủ kết luận của đoàn kiểm tra Sở TN&MT ngày 13.8.2013, cụ thể: Chưa lập hồ sơ xin cấp phép xả nước thải ra môi trường (do chưa có hồ sơ thuê đất); chưa xây dựng đầy đủ các công trình xử lý nước thải theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt; chưa thực hiện đầy đủ chương trình giám sát môi trường theo quy định; chưa thực hiện phương án cải tạo, sửa chữa đường giao thông từ QL 217 vào nhà máy theo đề nghị của chính quyền địa phương; chưa có sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại…

Kết luận cũng nêu rõ, yêu cầu công ty chỉ đạo nhà máy khẩn trương đắp bờ bao tại hồ sinh học không để nước thải từ ao sinh học ra môi trường thời gian hoàn thành trước ngày 13.10.2014; tăng cường phun chế phẩm khử mùi; cải tạo hệ thống xử lý khí thải của lò sấy để hạn chế mùi hôi thôi phát tán ra môi trường xung quanh, thời gian hoàn thành trước ngày 31.12.2014; có phương án cải tạo sửa chữa đường giao thông từ QL 217 vào nhà máy để đảm bảo giao thông đi lại cho bà con nhân dân khu vực và giảm thiểu bụi trong quá trình vận chuyển nguyên liệu ra vào nhà máy.


Tại buổi làm việc với ông Đỗ Viết Liêm - Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Caosu Thanh Hoá, ông Liêm cho biết: Thực tế những gì phóng viên phản ánh là đúng. Chúng tôi xin rút kinh nghiệm và khắc phục những gì còn tồn tại. Cụ thể, về đường phía nhà máy sẽ đấu mối với chính quyền địa phương cùng cố gắng triển khai làm đường mới; về môi trường thì nhà máy đã cho đậy nắp đường cống thải, xây bể khử mùi trong quá trình sản xuất; năng cao ống khói từ 15m (hiện tại) lên cao hơn…


Tuy nhiên, đến ngày 15.1, khi phóng viên Báo Lao Động và Đời sống có mặt tại Nhà máy chế biến mủ caosu Cẩm Thuỷ để xác minh lại thông tin thì thực tế cho thấy: Đường dẫn vào nhà máy vẫn chưa có chuyển biến, người dân nơi đây vẫn rất bất bình về tình trạng ô nhiễm không khí (vẫn có mùi hôi thối). Trong khi đó, tại hệ thống xử lý môi trường của nhà máy, bể thải vẫn nguyên trạng với nguồn nước đen kịt đang bốc mùi, hệ thống cống thải mặc dù đã được đậy nắp nhưng cống thải ra môi trường vẫn chưa có; các bể xử lý chưa được tôn cao nhằm khắc phục tình trạng mưa lũ gây tràn bể; hệ thống ống khói mặc dù đã được nối thêm tuy nhiên do vị trí nhà máy đặt trong thung lũng nên khí thải trong sản xuất của nhà máy vẫn không thể khuếch tán…








via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Người tử tù có công làm sụp đổ chế độ Ngô Đình Diệm - Kỳ cuối: Đôi vợ chồng đặc biệt người tử tù

Người tử tù có công làm sụp đổ chế độ Ngô Đình Diệm - Kỳ cuối: Đôi vợ chồng đặc biệt người tử tù

Hà Minh Trí bị giam cầm ở Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn ở dãy P10 (gồm 10 phòng giam nối liền nhau). Một ngày nọ, Hà Minh Trí nghe tiếng rầm rập bên ngoài, kèm theo tiếng mở cửa phòng giam ken két, cùng tiếng đánh đập, la hét. Kinh nghiệm cho Hà Minh Trí biết có những người tù trọng án vừa được đưa vào trại giam. Đó là vào năm 1961, Mỹ mới đưa thêm 1.000 sĩ quan đến Sài Gòn để mở rộng sự can thiệp quân sự vào Việt Nam. Trước đó vài hôm, Đài BBC đưa tin: Ngày 8.7.1961, ba học trò đi trên 2 xe gắn máy quăng một quả lựu đạn vào chiếc ôtô chở đại sứ Mỹ Frederick Nolting trên đường Pasteur... Mấy ngày sau, đội vũ trang quyết tử lại tung lựu đạn lên một xe quân sự trên đường Lê Văn Duyệt... Sau nhiều phi vụ táo bạo, các chiến sĩ lần lượt bị bắt đưa vào Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn, giam chung với Hà Minh Trí.


Cùng bị bắt trong đợt đấu tranh đó và bị đưa vào biệt giam ở P10 Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn có một số nữ sinh viên - học sinh, họ bị giam ở buồng số 8, cách không xa buồng số 10 của Mười Trí. Người tù Hà Minh Trí vẫn còn là ẩn số với vỏ bọc “người lính giáo phái Cao Đài”. Vì vậy mà chế độ giam giữ đối với Hà Minh Trí vừa đặc biệt vừa tương đối thoải mái so với những người tù còn lại. Mười Trí được đọc báo, được đi tắm nắng ngang qua dãy trại giam 10 phòng, thậm chí còn được hát hò thoải mái.


Ban đầu, Mười Trí hát những bài “vô thưởng vô phạt” như những bài tình ca của Văn Cao, Lê Thương, Trần Hoàn, về sau ông hát những bài ca ngợi tình yêu quê hương đất nước. Tiến thêm một bước, ông Mười Trí hát những bài kháng chiến, những ca khúc thúc giục thanh niên lên đường cứu nước. Một bữa, sau khi Hà Minh Trí hát một bài hát kháng chiến, bất ngờ, từ cách đó vài buồng giam, một giọng ca của nữ tù vang lên nhẹ nhàng, trong trẻo, bài “Lời người ra đi” - một bài hát tình ca đậm không khí kháng chiến chống thực dân Pháp. Lính gác ngục đã làm cho tiếng hát nữ phải ngưng ngang, nhưng cả đêm hôm ấy Mười Trí cứ thấy bồi hồi, xao xuyến. Cứ thế, trong khi Hà Minh Trí hát thoải mái, thì thỉnh thoảng giọng hát nữ ở buồng giam số 8 lại cất lên và bị lính gác ngục đàn áp ngay.


Đọc báo hàng ngày, Mười Trí nắm được tình hình bên ngoài khá đầy đủ và ông nghĩ cách để thông tin đến các bạn tù. Bằng cách đi vệ sinh và bỏ lại những thông tin cần thiết trong sọt giấy đi cầu, Mười Trí đã giúp cho những người “đi cầu” sau đó biết được các thông tin cần thiết. Mười Trí còn viết hẳn những bản tin tổng hợp, bỏ vào sọt rác nhà vệ sinh để mọi người cùng đọc. Những người tù “cộng sản” trong phong trào sinh viên - học sinh đã ngờ ngợ nhận ra “người lính giáo phái Cao Đài” ám sát Ngô Đình Diệm là “người mình”.


Một nữ tù ở buồng giam số 8 có tên là Nguyễn Kim Hưng vốn rất ngưỡng mộ người tử tù Hà Minh Trí khi còn ở ngoài đời, nay vào trại giam, hàng ngày nghe ông hát đầy lạc quan, yêu đời, cô càng thêm yêu mến. Chính cô đã đôi lần cất tiếng hát đáp lại giọng hát của người tử tù ở buồng giam số 10. Một lần, khi được đi tắm nắng ngang buồng giam số 8, Hà Minh Trí cố tình đi thật chậm, nhìn vào buồng giam và bắt gặp mấy nữ tù đang đứng tựa vào song sắt. Chỉ trong khoảnh khắc, một nữ tù đã ra dấu cho Hà Minh Trí biết chính cô là người thường cất tiếng hát và nói lớn tên “Kim Hưng”. Vậy là từ đó, Mười Trí thỉnh thoảng lại viết thư và nhờ những người tù thường phạm lén quăng vào buồng giam số 8 cho Kim Hưng. Ban đầu, “thư” chỉ là những hình vẽ bông hoa, chim muông để dễ dàng qua mắt sự kiểm tra của lính ngục, về sau là những dòng chữ thăm hỏi, động viên…


Dù chỉ đôi lần họ thoáng nhìn nhau qua song sắt của buồng giam, nhưng tình yêu của họ cứ lớn dần. Cuối tháng 8.1963, chính quyền Diệm chuyển toàn bộ hơn 40 tử tù được xử theo Luật 10/59 đày ra địa ngục trần gian Côn Đảo để họ tự chết dần chết mòn ngoài ấy. Rời khỏi buồng giam số 10, trên đường bị giải ra bến tàu để đi đảo, Mười Trí đi ngang buồng số 8 của cô Kim Hưng và kịp đưa tay chào, cũng có thể là chào vĩnh biệt.


Nhận ra nhau nhờ tiếng nói


Liên tiếp trong mấy năm, các phe phái trong chính quyền Sài Gòn liên tục giành giật, lật đổ nhau. Đây cũng là giai đoạn “tranh tối tranh sáng” giúp nhiều tù chính trị tận dụng để được trả tự do. Ông Mười Trí đã được đưa từ Côn Đảo về đất liền, rồi được trả tự do trong hoàn cảnh ấy. Sau khi được trả tự do, tìm về đơn vị ở chiến khu D, rồi được phân công công tác ở Ban An ninh Sài Gòn-Gia Định, Mười Trí dò tìm tông tích người nữ tù tên Kim Hưng ngày nào, nhưng không ai biết. Một lần, đầu năm 1966, trên đường đi công tác, Mười Trí gặp lại một người bạn tù tên Thảo đang phụ trách tổ điều lắng đóng quân tại Củ Chi.


Trong lúc đi bên nhau và nhắc lại những kỷ niệm gian khổ của những ngày trong chốn lao tù, ông thấy một tốp 3 thiếu nữ trong trang phục bà ba, cổ quấn khăn rằng, che kín mặt mày (vì yêu cầu bí mật, tất cả cán bộ ở đây đều phải che kín mặt), đi ngược chiều với họ. Họ vừa đi vừa trò chuyện líu lo. Bất ngờ, Mười Trí nhận ra giọng nói quen quen. Mười Trí nghĩ, có thể ông bị cảm giác nhớ nhung đánh lừa, nên nghe giọng cô gái nào cũng giống giọng người mình thương nhớ. Người bạn tù tên Thảo cho Mười Trí biết, những cô gái ấy thuộc đội điều lắng do ông phụ trách. Vậy là theo yêu cầu của ông Thảo, cả 3 cán bộ nữ ấy đã tháo khăn che mặt ra, cùng lúc Mười Trí cũng cởi bỏ chiếc nón che kín mặt. Gần như cùng lúc, những âm thanh ngọt ngào, cảm động vang lên giữa đất thép khô cằn: “Anh Mười!”, “Kim Hưng!”…


Họ ôm chầm lấy nhau, rưng rưng nước mắt. Tình yêu, hạnh phúc như được nhân lên gấp ngàn lần khi họ từ cõi chết trở về và được bên nhau. Đêm hôm ấy, chưa cần lễ tuyên bố hay đám cưới, cũng chưa kịp “báo cáo tổ chức”, họ được những đồng đội trong tổ điều lắng tạo điều kiện để ở bên nhau trong “đêm tân hôn” dưới địa đạo Củ Chi.


Trong chiến tranh, theo kỷ luật của tổ chức cách mạng, chuyện nam nữ tìm hiểu, yêu thương nhau đều phải báo cáo để tổ chức theo dõi, tạo điều kiện, vun đắp, trước khi đi đến hôn nhân và được sống với nhau. Chuyện lãng mạn của Mười Trí – Kim Hưng là ngoại lệ, thế nên mọi người đều chấp nhận và ủng hộ, bởi tình yêu của họ đã trải qua quá nhiều thử thách, được đổi lấy bằng chính mạng sống của người trong cuộc, nên ai cũng cảm nhận họ đã là vợ chồng của nhau dù hôn nhân chưa được tiến hành.


Mấy tháng sau, lễ cưới của Mười Trí - Kim Hưng đã chính thức được tổ chức dưới địa đạo Củ Chi, trong tiếng bom pháo rền vang chung quanh. Chiến trường thường xuyên chia cắt hai người, rồi ông Mười Trí bị bom trọng thương, phải cắt mất một chân, nằm điều trị lâu dài trong quân y, để lại nỗi nhớ thương, lo lắng cho cô phóng viên chiến trường Kim Hưng của Báo Quân khu Sài Gòn - Gia Định.


Một đời có nhau


Sau ngày giải phóng, Mười Trí về sống trên quê hương người vợ, bà Kim Hưng được phân công làm Trưởng phòng Công tác Chính trị Công an tỉnh Tây Ninh, còn ông Mười Trí làm Chánh văn phòng - thường trực Đảng ủy Công an tỉnh Tây Ninh. Sau đó, ông chuyển qua làm Phó ban Nội chính, rồi Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh cho tới lúc về nghỉ hưu năm 1999. Năm 2005, ông được Chủ tịch Nước quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Các con của họ đều đã trưởng thành, có việc làm và cuộc sống ổn định, là những cán bộ, công dân gương mẫu giống như truyền thống của gia đình, cha mẹ.


Năm 2009, khi ông Mười Trí chở vợ đi dự một đám giỗ ở huyện Gò Dầu, trên đường trở về nhà, một cơn gió lốc đã hốt quăng cả xe và người vào gốc cây ven đường. Bà Kim Hưng bị chấn thương não rất nặng. Bây giờ, khi đến thăm gia đình Mười Trí, khách dễ dàng chứng kiến cảnh ông suốt ngày ân cần chăm sóc cho bà từng li từng tí.


Nhìn ông đút cho bà từng muỗng cháo, vừa nài ép, vừa trêu chọc cho bà vui cười để ăn được nhiều cho có sức mà chống chọi với bệnh tật, tôi hiểu rằng tình yêu của họ dù ở tuổi già vẫn vẫn rất mặn nồng, say đắm. Ông chăm sóc bà với tất cả niềm hạnh phúc được sống phần đời còn lại chủ yếu để lo cho bà. Đối với ông Mười Trí, tai nạn xảy ra đối với vợ tuy có làm ông và gia đình vất vả, nhưng đó hoàn toàn không phải là tai họa đối với chuyện tình đẹp như huyền thoại của ông bà. Ngược lại, có khi tai nạn thương tâm này lại giúp ông viết tiếp câu chuyện tình của hai người như là chuyện cổ tích thời hiện đại.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Quảng Trị: Phát hiện hơn 400 con gà “vượt biên”

Quảng Trị: Phát hiện hơn 400 con gà “vượt biên”

Hơn 400 con gà được nhập lậu từ Lào về Việt Nam bằng đường sông bị cơ quan chức năng phát hiện.



Trước đó, vào lúc 7h sáng cùng ngày, tại bến đò khóm Duy Tân (thị trấn Lao Bảo, Hướng Hóa, Quảng Trị), Đồn biên phòng CKQT Lao Bảo đã phát hiện hàng trăm con gà không rõ nguồn gốc trên xe ôtô mang BKS 73L - 03.133.


Ông Phạm Văn Bảy – chủ của lô hàng cho biết đã mua hơn 400 con gà thịt ở Lào, vận chuyển về bằng đường sông SêPôn để bán kiếm lời. Do không có giấy tờ hợp lệ, nên Đồn biên phòng CKQT Lao Bảo đã lập biên bản tạm giữ và bàn giao cho cơ quan chức năng tiêu hủy theo quy định.











Hơn 400 con gà được nhập lậu từ Lào về Việt Nam bằng đường sông bị cơ quan chức năng phát hiện.










Ngay trong ngày, cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy hơn 400 con gà không có giấy tờ hợp lệ theo quy định.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Ngất ngây vẻ đẹp làng hoa Tây Tựu những ngày cận Tết

Ngất ngây vẻ đẹp làng hoa Tây Tựu những ngày cận Tết
© 1999 - 2013 Báo Lao Động - Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. All rights reserved.

Tòa soạn 51 Hàng Bồ Hà Nội

Giấy phép số: 221/GP-BVHTT • Tổng Biên tập: Trần Duy Phương.

Địa chỉ liên hệ: Số 167/15, Tây Sơn, Hà Nội, Việt Nam.• ĐT: 04-35335238 • Fax: 04-35332815

Email: toasoan@laodong.com.vn





via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Công bố nguyên nhân trực thăng UH-1 gặp nạn

Công bố nguyên nhân trực thăng UH-1 gặp nạn

Ngày 31/1, liên quan đến vụ máy bay quân sự UH1 số hiệu 7912 bị rơi tại ấp 4, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP.HCM vào sáng 28/1 khiến 4 chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện hi sinh, đến nay, sau 3 ngày tổ công tác điều tra tai nạn máy bay đã xác định được nguyên nhân bước đầu.


Trung tướng Võ Văn Tuấn – Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam cho biết nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn trong lúc bay là hệ thống điều khiển máy bay đã phát sinh hỏng hóc nghiêm trọng. Dù tổ lái đã cố gắng xử lý, tuy nhiên do độ cao quá thấp, không khắc phục được.


Trong diễn biến khác, sáng 30/1 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (số 5, Phạm Ngũ Lão, quận Gò Vấp) lễ tang của 4 chiến sĩ hinh trong tai nạn máy bay đã được Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân, sư đoàn 370 cùng các gia đình tổ chức trọng thể theo nghi thức quân đội.


Để tưởng nhớ công lao của các anh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng có quyết định thăng một cấp quân hàm cho 3 sĩ quan, đồng thời chuyển nhóm lương vượt khung cho một quân nhân chuyên nghiệp.





via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Hội thảo báo chí tại Quảng Ninh: Thẳng thắn về góc nhìn phát triển báo chí

Hội thảo báo chí tại Quảng Ninh: Thẳng thắn về góc nhìn phát triển báo chí


Cần thiết xã hội hóa báo chí?

Thực trang xã hội hóa báo chí một phần, hay sự núp bóng của tư nhân trong công đoạn các sản phẩm báo chí truyền thông hiện vẫn đang diễn ra và tồn tại từ lâu. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đưa ra việc coi hoạt động xã hội báo chí là sự phát triển tất yếu, hay còn đắn đo e ngại trước việc bên ngoài kiểm soát nội dung, mục đích chính trị hay động cơ khác... của chính cơ quan báo chí đó là điều đưa ra bàn thảo tại hội nghị này với những người trực tiếp quản lý các các tờ báo và cơ quan quản lý báo chí ở trung ương.


Ông Phạm Việt Tiến- Phó Tổng GĐ Đài Truyền hình Việt Nam cho rằng, tuyệt đối không tiến hành hoạt động xã hội hóa tại các chương trình thời sự, chính trị. Chỉ đảm bảo sự quản lý 100% tại khu vực này thì mới đảm bảo được tính định hướng của đơn vị báo chí. “ Chúng ta không thể chi sẻ trách nhiệm và quyền lợi chính trị cho những đơn vị bên ngoài được”- ông Tiến chia sẻ.


Ông Bùi Thế Đức- Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng: Quan điểm của Đảng là không có báo chí tư nhân. Nhưng huy động xã hội hóa vào báo chí vừa cần thiết và không cần thiết. Việc xã hội hóa báo chí trong điêu kiện hiện nay vừa cần thiết và không cần thiết. Do đó, những cơ quan báo chí chủ lực cần đầu tư kinh phí, làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình để trở thành kênh chính thống. Còn những tờ báo nào (tạm gọi) là để họ tự nuôi thì tăng cường xã hội hóa, nhưng phải đúng tôn chỉ mục đích và trách nhiệm cơ quan chủ quản và người đứng đầu cơ quan báo chí đó.

Bàn về nội dung khuyến khích, chia sẻ bên ngoài sản xuất, Cục trưởng cục Báo chí Bộ Thông tin và truyền thông, ông Hoàng Hữu Lượng - nêu quan điểm rằng, xét về hình thức thì không tờ báo nào là của tư nhân. Còn tư nhân tham gia đầu tư kinh phí để làm báo, theo ông Lượng là nhà đầu tư thường nghĩ đến lợi nhuận, và điều này cũng quyết định nhiều đến nội dung. Nhưng giờ người xem đã tìm đến những thông tin hữu ích. Vì vậy ta phải hướng đến một nền thông tin hữu ích và lành manh. Ngoài ra ít kiến của lãnh đạo cơ quan quản lý báo chí cho rằng xã hội hóa báo chí phải coi là loại hình đầu tư đặc biệt và nên hướng theo một cách đầu tư có trách nhiệm.


Ông Lượng cũng dẫn chứng một tờ báo phía nam (xin không nêu tên) về cách làm xã hội hóa chạy theo lợi nhuận mà xa rời mục đích, tôn chỉ tờ báo. Có 2 cách đầu tư xã hội hóa: Vì lợi nhuận và vì mục đích xã hội. Nhưng vì lợi nhuận là nhiều. Nhiều tờ báo đã tự điều chỉnh để rồi đưa tờ báo không nặng nề, vẫn chuyển tải các vấn đề xã hội, sau đó phân tích sâu vấn đề đó thay vì đưa những thông tin giật gân.


Còn với kinh nghiệm quản lý của một tờ báo điện tử, ông Phạm Tuấn Anh- Phó tổng Biên tập báo điện tử Dân Trí – nhấn mạnh việc đặt trách nhiệm tờ báo lên hàng đầu và chính cơ quan báo chí đó phải quản lý chặt chẽ việc phối hợp với các doanh nghiệp bên ngoài. Và chịu trách nhiệm nội dung thuộc về tờ báo.


Kinh nghiệp hợp tác với bên ngoài sản xuất các nội dung được một lãnh đạo Đài THVN đưa ra về điển hình xã hội hóa của đơn vị này là liên kết sản xuất các chương trình giải trí, văn hóa, thể thao... sẽ giúp nhà đài có thêm thời gian, nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đài truyền hình quốc gia này.

Quy hoạch là góp phần xây dựng đạo đức báo chí rõ ràng


Theo số liệu đưa ra hội thảo, toàn quốc có hơn 400 tờ báo, 550 tạp chí các loại, hơn 100 kênh truyền hình và hàng ngàn báo điện tử, trang tin điện tử... Sự phát triển nhanh chóng về số lượng, loại hình báo chí thể hiện sự lớn mạnh của báo chí cách mạng trong thời kỳ mới, nhưng đồng thời cũng phát sinh nhiều vấn đề trong định hướng tôn chỉ, mục đích và sứ mệnh của nhiều cơ quan báo chí. Một số cơ quan báo chí gia tăng được vị thế chính trị, trở thành những cơ quan truyền thông mạnh mẽ, dẫn dắt dư luận, nhưng cũng có những ấn phẩm, trang tin điện tử chưa hành thành tốt trọng trách của mình, xa rời mục đích ban đầu.


Chủ trương quy hoạch lại báo chí đã được Trung ương Đảng, các cơ quan quản lý báo chí của Chính phủ đặt ra. Tuy nhiên, câu hỏi là các biện pháp quy hoạch hành chính sẽ cân đối hài hòa thế nào với xu thế chung về xã hội hóa? Quy hoạch báo chí là góp phần xây dựng đạo đức báo chí rõ ràng, chứ không quy định theo cách chung chung, bởi nhiều vấn đề về đạo đức báo chí phải quy định cụ thể, phải đo đếm lại. Quy hoạch giúp cho quản lý tốt hơn, khi ta đúng tôn chỉ mục đích, giúp cho sự phát triển thì quản lý báo chí của nhà nước về báo chí sẽ chặt chẽ hơn”- ông Lượng bày tỏ quan điểm.


Còn theo ông Vũ Văn Phúc- Tổng Biên tập tạp chí Cộng Sản- với sự bùng nổ truyền thông có nhiều ý kiến cho rằng mang xã hội phát triển chủ đạo, vậy nên chăng phải xem xét lại quản lý báo chí (?). Dân có nhu cầu thông tin rất lớn. Trong xã hội thông tin hiện nay, vấn đề quản lý báo chí như thế nào đặt ra rất lớn. “Chúng ta nên đinh hướng dự luận bằng những thông tin chính thống, chứ không phải có gì khó thì cấm và quản chặt ! “Do vậy, nên khuyến khích những tơ báo có nguồn tin chính thống, tạo sức thuyết phục để người dân hiểu. Bản thân tôi tán thành quy hoạch, theo hướng xây dựng báo chí chính thống, đa phương tiện, để chính tờ báo chính thống đa phương tiện này lấn át được những tờ báo không chính thống, thông tin kém...” – ông Phúc nêu ra ý kiến.


Quay trở lại với tiêu đề : “ Truyền thông và phát triển” – Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh- ông Phạm Minh Chính- có nhận xét: Chúng tôi rất coi trọng thành quả lao động của truyền thông, luôn coi truyền thông là nguồn thông tin quan trọng để giúp nắm bắt tình hình, bám sát công luận, cổ vũ cái tốt, lên án tiêu cực.


“Báo chí giúp Đảng, chính quyền địa phương tự sửa mình đề ngày càng hoàn thiện hơn. Chúng tôi khẳng định nhận thức chung của QN là rất coi trọng công tác báo chí, truyền thông và coi đây là nguồn lực quan trọng phục vụ đắc lực, hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế- quản lý xã hội của tỉnh”- ông Chính nhận xét.


Về ứng xử với thông tin báo chí, QN luôn đẩy mạnh công tác công khai các thông tin truyền thông, nhất là vấn đề dễ gây bức xúc cho nhân dân, bám sát công luận, qua đó cổ vũ cái tốt, lên án xử lý tiêu cực trong đội ngũ công quyền.


Đây là lời nhận xét thẳng thắn, cầu thị của người đứng đầu một địa phương dành cho báo chí trong một hội nghị quy tụ những tờ báo lớn của cả nước.











Tổng Biên tập Báo Lao Động- ông Trần Duy Phương và lãnh đạo một số tờ báo ký kết phối hợp truyền thông với tỉnh Quảng Ninh- năm 2015












Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính (bên phải) trao giấy công nhận ra mắt “Hội đồng xúc tiến thương hiệu Quảng Ninh”.












Toàn cảnh hội thảo “Truyền thông và phat triển” tại Quảng Ninh










" alt="">
Clip






via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Khám phá làng nghề áo dài hơn 1000 năm tuổi

Khám phá làng nghề áo dài hơn 1000 năm tuổi
© 1999 - 2013 Báo Lao Động - Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. All rights reserved.

Tòa soạn 51 Hàng Bồ Hà Nội

Giấy phép số: 221/GP-BVHTT • Tổng Biên tập: Trần Duy Phương.

Địa chỉ liên hệ: Số 167/15, Tây Sơn, Hà Nội, Việt Nam.• ĐT: 04-35335238 • Fax: 04-35332815

Email: toasoan@laodong.com.vn





via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Bạc Liêu: Hoa xuân chờ...tết

Bạc Liêu: Hoa xuân chờ...tết
Một số hình ảnh, hoa xuân đang chờ…tết tại Bạc Liêu









Hoa nhiều nhưng vắng người mua












Năm nay nhiều loại hoa đẹp đã được tập kết về các cửa hàng hoa tươi










Nhưng hiếm khi có người đến hỏi mua










Hi vọng cận tết sẽ khá hơn










Hoa khoe sắc đợi...tết










Người bán chờ đợi những ngày áp tết sẽ mua bán khá hơn










Rất nhiều loại hoa tươi chờ người mua










Thi thoảng mới có người đến ngắm và hỏi giá












" alt="">
Clip: Hoa xuân tại Bạc Liêu đang chờ....tết






via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Thanh Hóa: Khánh thành cây cầu trị giá hơn 2.400 tỉ đồng

Thanh Hóa: Khánh thành cây cầu trị giá hơn 2.400 tỉ đồng

Các đại biểu cắt băng khánh thành cầu Nguyệt Viên. Ảnh: Anh Tuấn



Cầu Nguyệt Viên dài 1.045m, gồm 22 nhịp, nhịp chính dài 130m, mặt cầu rộng 20,5m, đầu tư hoàn chỉnh theo quy mô 4 làn xe được thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng. Cầu Nguyệt Viên là 1 trong 3 cây cầu lớn gồm cầu vượt nút giao QL1A.


Đây là cây cầu nằm trong Tiểu dự án 2 thuộc dự án nâng cấp, mở rộng QL1A đoạn Dốc Xây - TP.Thanh Hóa có chiều dài xây dựng 11km đường, đi qua địa phận huyện Hoằng Hóa và TP.Thanh Hóa, dự án có tổng mức đầu tư 2.403 tỉ đồng. Thời gian thi công 18 tháng, quy mô tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng với tốc độ 80km/giờ.


Cầu Nguyệt Viên bắc qua sông Mã do liên danh nhà thầu Cienco 1 và TCty xây dựng Công trình giao thông 4 (Cienco 4) khởi công xây dựng vào tháng 11.2013. Khánh thành cây cầu Nguyệt Viên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng lực, góp phần giảm tai nạn và ùn tắc giao thông trên QL1A qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa.


Đánh giá về vai trò của cầu Nguyệt Viên, ông Trịnh Văn Chiến - Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết: Dự án có vai trò đặc biệt, bởi cầu Hoàng Long hiện đã quá tải và thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Cây cầu đưa vào sử dụng ghi một dấu mốc quan trọng trong quá trình, xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng trên hệ thống huyết mạch giao thông quốc gia.


Phát biểu tại lễ khánh thành, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao về những nỗ lực của chính quyền, nhân dân tỉnh Thanh Hóa; đánh giá cao nỗ lực của chủ đầu tư cũng như nhà thầu đã tập trung nhân lực, máy móc, thiết bị thi công cây cầu hoàn thành đúng tiến độ. Cầu Nguyệt Viên đưa vào sử dụng có ý nghĩa đặc biệt, bởi trong vùng có nhiều khu công nghiệp lớn, quan trọng của đất nước.


Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị: Chính quyền địa phương, các ngành, Bộ GTVT cần đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát, nhất là về vấn đề tải trọng xe vi phạm an toàn giao thông. Không thể để công trình trị giá hàng nghìn tỉ đồng mới đưa vào sử dụng lại xảy ra hư hỏng, ảnh hưởng đến tính mạng con người, tài sản của quốc gia. Bộ GTVT cần giám sát chặt chẽ về chất lượng công trình trong thời gian bảo hành công trình. Cần chăm lo cuộc sống của người dân, nhất là bà con trong vùng dự án đã phải di dời nhà cửa để tạo điều kiện cho việc thi công công trình hoàn thành đúng tiến độ.











Các đại biểu cắt băng khánh thành cầu Nguyệt Viên. Ảnh: Anh Tuấn










Chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực đóng góp vào việc hoàn thiện cây cầu đúng tiến độ. Ảnh: Anh Tuấn










Nhiều tập thể, cá nhân có đóng góp vào dự án cầu Nguyệt Viên được Chính phủ, Bộ GTVT tặng bằng khen. Ảnh: Anh Tuấn










Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao bằng khen của Chính phủ cho các tập thể, cá nhân. Ảnh: Anh Tuấn










Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương thành tích của chính quyền, nhân dân, các đơn vị liên quan có đóng góp vào việc hoàn thành thi công cây cầu đúng tiến độ. Ảnh: Anh Tuấn










Cầu Nguyệt Viên đưa vào sử dụng, ghi dấu mốc quan trọng vào quá trình xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia. Ảnh: Anh Tuấn










Clip khánh thành cầu Nguyệt Viên






via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Chuyển gấu về trung tâm cứu hộ: Chủ trại đòi 40 triệu đồng/con

Chuyển gấu về trung tâm cứu hộ: Chủ trại đòi 40 triệu đồng/con

Cơ quan chức năng khám nghiệm 2 cá thể gấu chết sáng 28.1 tại trại của ông Bờ




Ông Nguyễn Trọng Bờ – chủ trại gấu Nông Trang, phường Đại Yên, TP.Hạ Long – đề nghị hỗ trợ 40 triệu đồng/cá thể gấu trong trường hợp chuyển giao cho trung tâm cứu hộ; 300.000-500.000 đồng/cá thể/tháng trong trường hợp chủ hộ tiếp tục chăm sóc gấu.

“Tuy nhiên, đây mới chỉ là ý kiến của các chủ trại gấu. Đoàn công tác ghi nhận và chuyển lên lãnh đạo Cục Kiểm lâm, Bộ NNPTNT và các cơ quan liên quan xem xét” – ông Nguyễn Cao Lễ – Trưởng phòng Bảo tồn, Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh – cho biết.


Cũng tại buổi làm việc hôm qua, ông Bờ cho biết, trại của ông lại có thêm 2 con gấu nữa chết vào ngày 29.1. Trước đó một ngày, chủ trại này cũng mất 2 con gấu. Như vậy, từ 25 cá thể gấu vào đầu năm 2014, giờ ông chỉ còn 11 con.


Với số lượng này, mỗi tháng chi phí chăm sóc, nuôi dưỡng gấu cũng phải lên tới 20 triệu đồng, gồm tiền thức ăn, thực phẩm, phí nhân công, thuê đất.


Được biết, hầu hết các trại gấu lớn ở TP.Hạ Long mở ra đều nhằm mục đích thương mại, trong đó chủ yếu là bán mật gấu cho du khách. Sau này, do bị kiểm tra, xử lý quyết liệt, các chủ trại gặp khó khăn về tài chính do không thể bán mật được.


“Không những cấm bán mật, các cơ quan chức năng cấm luôn cả việc các hãng lữ hành đưa khách vào tham quan trại gấu. Nếu vẫn cho khách vào tham quan thì chúng tôi không đến nỗi khổ như vậy, bởi có khách đến chúng tôi còn có nguồn thu từ bán các mặt hàng khách. Ngoài ra, khách đến thăm thường mua chuối, mía…cho gấu ăn, nên chủ trại cũng đỡ phần nào chi phí” – ông Bờ cho biết.


Khi được hỏi “có thể do các chủ trại vẫn lén lút bán trộm mật gấu nên bị cấm đưa khách vào”, ông Bờ cho biết: “Chúng tôi có đề xuất với các cơ quan chức năng cắt cử người túc trực thường xuyên tại trại để giám sát, chúng tôi sẵn sàng trả lương cho họ nhưng không được đồng ý”.


Không được bán mật gấu, không cho du khách vào thăm, các trại gấu tan rã và gấu cũng chết dần từ đó.











Cơ quan chức năng khám nghiệm 2 cá thể gấu chết sáng 28.1 tại trại của ông Bờ










Đoàn công tác Cục Kiểm lâm kiểm tra trại gấu của ông Bờ chiều 30.1










Ông Bờ nấu cháo cho gấu










Video clip: Đoàn công tác Cục kiểm lâm kiểm tra trại gấu của ông Nguyễn Trọng Bờ






via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Video: Nhận diện các quán chặt chém tại Vũng Tàu

Video: Nhận diện các quán chặt chém tại Vũng Tàu
© 1999 - 2013 Báo Lao Động - Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. All rights reserved.

Tòa soạn 51 Hàng Bồ Hà Nội

Giấy phép số: 221/GP-BVHTT • Tổng Biên tập: Trần Duy Phương.

Địa chỉ liên hệ: Số 167/15, Tây Sơn, Hà Nội, Việt Nam.• ĐT: 04-35335238 • Fax: 04-35332815

Email: toasoan@laodong.com.vn





via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Tặng hơn 500 thẻ BHYT cho người nghèo

Tặng hơn 500 thẻ BHYT cho người nghèo

Theo ban tổ chức, trong suốt 16 năm họat động tại Việt Nam, Prudential và Quỹ Prudence (thành lập từ 2003) luôn đồng hành và đóng góp tích cực trong các hoạt từ hiện xã hội cộng đồng tại Viêt Nam như: hàng năm phối hợp với Báo Lao Động, báo Công an TPHCM…, tặng quà cho công nhân ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc,…đang làm việc tại các tỉnh miền Đông Nam bộ không có điều kiện về quê ăn tết, tặng thẻ BHYT cho người dân nghèo tại TPHCM và các tỉnh, thành trên cả nước.


Bên cạnh đó Cty còn tổ chức gần 3.000 chương trình xã hội từ thiện khác với tổng kinh phí trên 90 tỉ đồng.


Được biết, tính đến hết 2014 Việt Nam có khoảng 61 triệu người đang tham gia BHYT, đạt khoảng 69% dân số. Trong số đó có khoảng 14,3 triệu người nghèo và dân tộc thiểu số, gần 2 triệu người cận nghèo được tham gia BHYT.










Người nghèo quận 12, TPHCM được tặng thẻ BHYT










Đại diện Prudential VN tặng thẻ BHYT cho người dân






via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Chấm dứt tình trạng bỏ đói gấu nuôi nhốt

Chấm dứt tình trạng bỏ đói gấu nuôi nhốt
Đồng thời các đơn vị tiếp tục giám sát xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý bảo tồn gấu (nếu có); Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam phối hợp với Sở NNPTNT tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận, quản lý, nuôi gấu theo quy định hiện hành và tôn chỉ mục đích bảo tồn.

Theo số liệu thống kê, số lượng gấu nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh liên tục giảm, đến nay còn khoảng 82 cá thể gấu. Thời gian qua, do nhiều chủ trại nuôi gấu không còn thu được lợi nhuận từ kinh doanh hút mật gấu nên đã bỏ đói, bỏ khát khiến gấu bị chết nhiều.











Các cá thể gấu nuôi có thể sẽ tiếp tục được chăm sóc tại vườn quốc gia với mục đích bảo tồn.






via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Xây dựng Công viên động vật hoang dã tại Ninh Bình

Xây dựng Công viên động vật hoang dã tại Ninh Bình

Động vật hoang dã tại rừng Cúc Phương, Ninh Bình. Ảnh: dulichninhbinh


Theo đó, Công viên động vật hoang dã quốc gia được xây dựng tại xã Kỳ Phú và Phú Long, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình với quy mô 1.155,43 ha. Tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 7.368 tỷ đồng, trong đó, vốn xã hội hóa khoảng 5.247 tỉ đồng (71,2%); Ngân sách nhà nước khoảng 2.121 tỉ đồng (28,8%).

Mục tiêu chung của Đề án là bảo tồn, cứu hộ, phát triển và lưu trữ nguồn gen các loài động vật hoang dã, ưu tiên các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm; phục vụ nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường kết hợp với du lịch sinh thái; tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần giảm nghèo bền vững cho người dân địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.


Mục tiêu cụ thể của Đề án là bảo tồn, cứu hộ, phát triển khoảng 3.000 cá thể thuộc 250 loài động vật; tổ chức gây nuôi các loài động vật trong môi trường bán tự nhiên; tạo hiện trường và cơ sở phục vụ nghiên cứu khoa học; đào tạo học sinh, sinh viên trong nước và quốc tế về bảo tồn và phát triển các loài động vật hoang dã; phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, giáo dục môi trường và tài nguyên thiên nhiên; thu hút khoảng 5 triệu lượt khách/năm, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.


Dự án xây dựng Công viên động vật hoang dã quốc gia gồm các phân khu chính: Phân khu cây xanh sinh thái; Phân khu động vật hoang dã; Phân khu chăm sóc - nghiên cứu phát triển các loài động vật hoang dã; Phân khu trung tâm dịch vụ; Phân khu vui chơi giải trí, Phân khu tái định cư và nhà công vụ, nhà ở cán bộ công nhân viên và dịch vụ.

Trong đó, phân khu động vật hoang dã sẽ là tâm điểm của dự án với diện tích trên 400 ha và được tổ chức theo các mô hình cảnh quan đặc trưng của các phân vùng trên thế giới như sa mạc châu Phi, các bộ lạc Nam Mỹ và các vùng rừng rậm nhiệt đới Châu Á.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Vụ “Hiệu trưởng lộng hành, biến trường thành chợ”: Bà Nga bị đề nghị bãi nhiệm hiệu trưởng

Vụ “Hiệu trưởng lộng hành, biến trường thành chợ”: Bà Nga bị đề nghị bãi nhiệm hiệu trưởng

Trường THPT Cù Chính Lan (Quỳnh Bá, Quỳnh Lưu).


Tiếp tục lộng hành

Sau khi báo đăng, dư luận xôn xao, bà Võ Thị Nga vẫn không tiếp thu, sửa chữa mà tiếp tục có nhiều hành động gây bức xúc. Nhiều giáo viên trong trường phản ánh, từ nhiều tháng qua, bà Võ Thị Nga đã giữ luôn con dấu của trường, không giao cho nhân viên văn thư. Thầy Đặng Ngọc Liễn - Phó Hiệu trưởng nhà trường - cho hay: "Ngày 31.12.2014, bà Võ Thị Nga đã đơn phương ra quyết định thôi hợp đồng chức vụ phó hiệu trưởng đối với tôi mà không tổ chức họp Hội đồng quản trị, Hội đồng sư phạm".


Theo phản ánh của nhiều giáo viên, trong 4 tháng liên tiếp (tháng 9 - 12.2014), bà Nga không tổ chức họp Hội đồng sư phạm, nhiều tháng nay không tổ chức họp giáo viên chủ nhiệm. Từ ngày 23.9.2014 - 10.1.2015, sau khi bị tố cáo, bà Nga mới tổ chức họp chi bộ một lần và cho đến nay vẫn chưa tổ chức đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm. Những việc làm nói trên vi phạm chế độ hội họp của trường phổ thông (quy định họp hội đồng sư phạm, giáo viên chủ nhiệm 1 tháng/lần) và quy định họp chi bộ (1 tháng/lần).


Cô Hồ Thị Hải - Trưởng ban Kiểm soát - cho biết: "Tại cuộc họp Hội đồng thành viên góp vốn ngày 3.1.2015, cô Phạm Thị Thanh Tâm phát biểu: “Hơn 3 tháng làm việc (tháng 10 - 12.2014), mặc dù có lịch trực nhưng cô Nga không ra khỏi phòng làm việc, không quan tâm đến bất cứ hoạt động gì của trường”.


Theo một số giáo viên trong trường, bà Nga có cách làm việc “chẳng giống ai”, không tổ chức họp, tự ra văn bản thông báo các nội dung, kế hoạch gửi đến các thành viên và chú thích: Nếu ai có ý kiến gì thì trao đổi bằng văn bản. Đến tháng 1.2015, bà Võ Thị Nga vẫn chưa giải quyết tiền lương tháng 11 và 12.2014 cho giáo viên".


Bãi nhiệm chức vụ đối với bà Nga


Chúng tôi đã nhiều lần liên hệ làm việc với bà Võ Thị Nga, nhưng lần nào bà Nga cũng thoái thác với lý do bận và sẽ làm việc "khi có thời gian", không hẹn cụ thể. Ngày 27.1.2015, dù đã gặp trực tiếp bà Nga tại phòng làm việc, nhưng PV vẫn bị từ chối với lý do "đang bận".


Khi PV đề nghị sắp xếp lịch cụ thể thì bà Nga tiếp tục từ chối. Bà Nga cho rằng những việc báo nêu là "công việc nội bộ" của nhà trường, phủ nhận các nội dung tố cáo. Cô Hồ Thị Hải - Trưởng ban Kiểm soát - cho biết: Tại cuộc họp Đại hội đồng thành viên góp vốn Trường THPT Cù Chính Lan vào ngày 3.1.2015 với sự tham gia của 17/22 thành viên do Ban Kiểm soát triệu tập, đã có nhiều ý kiến phản ánh tình trạng nhà trường ngày càng khó khăn, rối ren kể từ khi bà Võ Thị Nga làm hiệu trưởng. Bà Nga có nhiều hành vi lạm quyền, vi phạm các quy định của pháp luật, đã được góp ý nhưng bà Nga không tiếp thu.


17/17 thành viên có mặt đã quyết định bãi nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị - Hiệu trưởng đối với bà Võ Thị Nga. Theo đó, kể từ ngày 4.1, mọi quyết định của bà Nga đều không còn hiệu lực, đề nghị bà Nga trả dấu cho văn phòng. Đồng thời, giao thầy Đặng Ngọc Liễn tạm thời thay mặt điều hành các hoạt động của nhà trường. Ngày 5.1, Hội đồng thành viên góp vốn Trường THPT Cù Chính Lan đã có tờ trình số 11, gửi Ban Giám đốc Sở GDĐT Nghệ An, đề nghị thôi công nhận chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị - Hiệu trưởng đối với bà Võ Thị Nga. Tuy nhiên, cho đến ngày 11.1, bà Võ Thị Nga vẫn không chịu bàn giao công việc.


Ông Lê Văn Lương - Chủ nhiệm UB Kiểm tra Huyện ủy Quỳnh Lưu - thông tin, đã thành lập đoàn kiểm tra xác minh đơn thư kiến nghị về bà Võ Thị Nga của đảng viên Trường THPT Cù Chính Lan. Bước đầu xác minh cho thấy tố cáo của đảng viên là có cơ sở, bà Nga đã ký vào văn bản thừa nhận 3 tháng không tổ chức họp chi bộ.



Tin bài liên quan




  • Hiệu trưởng lộng hành, biến trường thành “chợ”




  • Xe quá tải lộng hành trên các tuyến đường (bài 2): “Bom nổ chậm” trên quốc lộ




  • Xe quá tải lộng hành trên các tuyến đường, bài 1: Khiếp vía với “hung thần” xe ben




  • Lộng hành dưới biển, ngang ngược trên bờ










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử