PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Sự thật về bác sĩ thong manh được tuyển dụng khám - chữa bệnh

Sự thật về bác sĩ thong manh được tuyển dụng khám - chữa bệnh

Báo Lao Động nhận được đơn thư phản ánh của người dân về việc Trạm y tế xã Yên Sở (huyện Hoài Đức, Hà Nội) tuyển dụng một bác sĩ khiếm thị về làm việc. Người dân nghi ngờ tính minh bạch của việc tuyển dụng này và lo ngại ảnh hưởng đến chất lượng khám - chữa bệnh tại địa phương. Vậy đâu là sự thật của sự việc này?


Chàng trai “mắt kém” đỗ cả 2 trường đại học

Ông bà Trần Hữu Tường, Nguyễn Thị Hải là bố, mẹ của BS Tùng. Tiếp chúng tôi trong căn nhà 2 tầng khang trang ở thôn 3, xã Yên Sở, ông bà cho biết: “Cháu Tùng hiện đang vào Đắc Lắc cùng bạn học đại học. Sau những gì xảy ra tại trạm y tế xã, cháu thực sự bị sốc, nằm bẹp mất mấy ngày. Chúng tôi phải khuyên nhủ, động viên rất nhiều, cháu mới đồng ý vào miền Nam với bạn”.


Bà Hải nói: “Cháu nó mắt kém (thị lực cả 2 mắt là 2-3/10), nhưng không hiểu sao người ta cứ nói quá lên nó là “bác sĩ mù”; rằng như thế thì khám-chữa bệnh làm sao! Đơn thư không đúng gửi khắp nơi như thế làm sao cháu nó chịu nổi”.


Còn ông Tường - cha của BS Tùng - thì nói: “Trạm y tế xã họp, ra văn bản giải quyết đơn thư liên quan đến cháu Tùng, nhưng Tùng lại không được có mặt. Gia đình tôi rất phản đối việc này”.


Bố mẹ Tùng cho biết, tuy kém mắt nhưng bù lại Tùng học rất giỏi. Năm 2006, Tùng thi đỗ cả 2 trường đại học là ĐH Luật Hà Nội và Học viện Y dược học cổ truyền VN. Nhưng Tùng đã chọn theo nghề y và tốt nghiệp năm 2012 với tấm bằng “Bác sĩ y học cổ truyền”.


“Cháu nó vẫn tự đạp xe đi học và đi làm, sao lại ác ý nói nó mù!” - bà Hải bức xúc.











Bác sĩ Tùng ngày tốt nghiệp Học viện Y dược học cổ truyền.



Nghị lực phi thường và bản hợp đồng thử việc

Theo đơn thư phản ánh của người dân Trạm y tế xã Yên Sở (huyện Hoài Đức) có tuyển dụng một bác sĩ bị khiếm thị (thong manh) tên là Trần Mạnh Tùng (sinh 1988) vào làm việc tại đây.


Sau một thời gian làm việc, người dân xã Yên Sở đã liên tục gửi đơn kiến nghị UBND xã cũng như các cơ quan chức năng cho rằng, việc tuyển dụng bác sĩ đằng sau có khuất tất, đặc biệt là còn đặt ra câu hỏi việc tuyển một bác sĩ phải căn cứ vào những tiêu chí nào về sức khỏe? Bởi lẽ nếu BS bị khiếm thị sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng khám-chữa bệnh tại địa phương này.


PV Báo Lao Động đến làm việc tại UBND xã Yên Sở ngày 23.8, Phó Chủ tịch UBND xã – ông Nguyễn Bá Hoàng - cho biết: Từ tháng 3.2013, UBND xã cũng như Trạm y tế xã Yên Sở liên tục nhận được đơn thư phản ánh về việc tuyển dụng bác sĩ Tùng, nghiêm trọng hơn còn có hiện tượng ném, dán tờ rơi vào trạm y tế vì cho rằng tuyển dụng bác sĩ khiếm thị là có “khuất tất” của lãnh đạo xã.


Ngay sau đó xã đã cho kiểm tra. “Cháu Tùng là người của địa phương. Năm 2006 cháu thi đỗ vào Học viện Y dược và tốt nghiệp vào năm 2012. Vào ngày 31.1.2013, Tùng làm hợp đồng thử việc tại Trạm y tế xã Yên Sở. Tôi xác nhận việc tuyển dụng Tùng là do ngành dọc y tế. Chính quyền xã không can thiệp” – ông Hoàng nói.


Ông Hoàng cho biết thêm, hợp đồng thử việc của Tùng tại Trạm y tế xã Yên Sở bắt đầu từ ngày 1.2 – 28.2.2013, lương bậc 1, hệ số 2,34 hưởng lương 85%. Và ngày 1.3.2013, trạm y tế tiếp tục có hợp đồng số 56 với anh Tùng đến hết 31.12.2013.


Ông Hoàng chia sẻ rằng, bị khiếm thị từ nhỏ nhưng Tùng đã vươn lên đỗ đại học. Nghị lực phi thường của cậu khiến nhiều người cảm phục. “Trong thâm tâm tôi vẫn muốn giúp Tùng có chỗ làm việc phù hợp, không nên kỳ thị...”.











PCT xã Yên Sở Nguyễn Bá Hoàng “Bác sĩ Tùng là người khiếm thị có nghị lực phi thường”.



Bác sĩ Tùng chỉ bắt mạch, bấm huyệt

Đến Trạm y tế xã Yên Sở để tìm gặp trạm trưởng - y sĩ Trần Thị Thu Hương. Tuy nhiên, vị trạm trưởng này đang đi tập huấn. Qua liên lạc điện thoại, trạm trưởng Hương chỉ khẳng định bác sĩ Tùng chỉ đến “học việc”, giờ đã nghỉ và không cho biết thêm thông tin gì.


Tuy nhiên, trong báo cáo của Trạm y tế Yên Sở gởi UBND xã Yên Sở cho biết bác sĩ Trần Mạnh Tùng công tác tại Trạm y tế Yên Sở từ 1.2.2013 đến ngày 11.8.2013. Hợp đồng thử việc của bác sĩ Tùng đến từ Trung tâm y tế huyện Hoài Đức với chức danh chuyên môn là bác sĩ Y học cổ truyền và nhiệm vụ do Trạm trưởng Trạm y tế xã Yên Sở phân công.


Tại báo cáo này, bà Trần Thị Thu Hương nhận xét về thời gian làm việc của bác sĩ Tùng: Làm theo giờ hành chính tại trạm đầy đủ, đúng giờ. Có ý thức kỷ luật, chấp hành nội quy tốt. Về nhiệm vụ chuyên môn được giao hỗ trợ làm hồ sơ, sổ sách đã hoàn thành; tham gia khám, bắt mạch được cho một số bệnh nhân điều trị đông y.


Báo cáo còn cho biết Trần Mạnh Tùng nói mình có thể khám-chữa bệnh đông y, khám-chữa bệnh nội khoa. Hạn chế các việc khó thực hiện của Tùng là khám các bệnh về da liễu, tai-mũi-họng, bệnh ngoại khoa và không làm được việc làm thủ thuật tiêm truyền, thay băng, tiểu phẫu, cấp cứu người bệnh...


Trong báo cáo, bà Hương cũng khẳng định, từ ngày 12.3 – 6.8.2013 Trạm y tế Yên Sở chưa nhận được thông báo gì về việc quyết định tuyển dụng của bác sĩ Tùng về trạm. Và đến ngày 8.8.2013, Trạm y tế Yên Sở mới nhận được Hợp đồng lao động của Trung tâm y tế Hoài Đức số 56 - hợp đồng lao động ngắn hạn (từ 1.3.2013 – 31.12.2013) và chức danh vẫn là bác sĩ y học cổ truyền.


Bà Hương khẳng định với UBND xã Yên Sở, về chuyên môn, bác sĩ Tùng có thể bắt mạch cho bệnh nhân, xoa bóp bấm huyệt, khám tim phổi, hỗ trợ công tác hành chính.


Và ngày 30.7, bất ngờ bác sĩ Trần Mạnh Tùng đã có đơn xin nghỉ việc tạm thời. Đến ngày 15.8, Trung tâm y tế huyện Hoài Đức đã có thông báo số 345 đồng ý cho bác sĩ Tùng nghỉ việc tạm thời không hưởng lương từ 15.8.2013.


Được biết, bác sĩ Tùng hiện vẫn đang theo đuổi để dự thi công chức của huyện Hoài Đức- dự kiến diễn ra vào tháng 9.2013.








Khuyến khích bảo trợ và ưu đãi người khuyết tật về việc làm trong y tế

Khoản 1 Điều 5 và khoản 1 Điều 9 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10.4.2012 của Chính phủ hướng dẫn cụ thể thi hành Luật Người khuyết tật như sau: Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật được hưởng chính sách theo quy định của pháp luật về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Q.C









via Xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét