PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Những cây cầu “giải cứu” ùn tắc giao thông

Những cây cầu “giải cứu” ùn tắc giao thông

Các cây cầu vượt kết cấu thép nhẹ đang phát huy hiệu quả “cứu” 2 TP lớn: Hà Nội, TPHCM khỏi cảnh kẹt xe triền miên.












Cầu vượt tại nút giao thông Tây Sơn - Thái Hà (Hà Nội) - chụp ngày 28.8. Ảnh: Kỳ Anh



TPHCM vừa đưa vào sử dụng 5 cầu vượt có kết cấu bằng thép tại các điểm “nóng” giao thông. Trong khi đó tại Hà Nội, từ năm 2012 đến nay cũng đã triển khai xây dựng 7 cầu như vậy dành cho xe cơ giới, trong đó 2 cây cầu sẽ được đưa vào sử dụng vào dịp tháng 8 và tháng 10 tới đây tại nút giao Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã và Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân. Thực tế cho thấy các cây cầu vượt kết cấu thép nhẹ đang phát huy hiệu quả “cứu” 2 TP lớn khỏi cảnh kẹt xe triền miên...

“Người giải cứu” cho nạn ùn tắc


Theo đánh giá của Sở GTVT Hà Nội, 5 cây cầu vượt đang được khai thác ở các nút giao Thái Hà - Chùa Bộc, Láng - Lê Văn Lương, Láng Hạ - Nguyễn Chí Thanh, Thái Hà - Láng Hạ và Nam Hồng - Mai Dịch - Nội Bài đang phát huy hiệu quả rõ rệt. Với mức độ đầu tư nhanh gọn và không nhiều tốn kém, việc xây dựng các cầu vượt là hiệu quả và cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh ở các TP lớn các phương tiện cá nhân gia tăng chóng mặt.


Cũng theo Sở GTVT Hà Nội (chủ đầu tư các dự án cầu vượt), nằm trong các giải pháp cấp bách chống ùn tắc tại thủ đô, ngoài các cây cầu vượt đã đưa vào sử dụng, sau hơn 7 tháng thi công, cả hai cầu vượt Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân và Daewoo đều đảm bảo tiến độ hoàn thành vào dịp kỷ niệm Quốc khánh 2.9 và ngày giải phóng thủ đô 10.10 tới đây. Sau khi thông xe, hai cây cầu vượt này sẽ cơ bản xóa thêm hai điểm ùn tắc phức tạp tại Hà Nội.


Tại TPHCM, ngày 28.8, sau một ngày thông xe 2 cầu vượt thép tại nút giao đường Cộng Hòa – Hoàng Hoa Thám (Q.Tân Bình) và Nguyễn Tri Phương – Ba Tháng Hai – Lý Thái Tổ, PV ghi nhận giao thông đã thông thoáng hơn. Các dòng xe lưu thông trên trục chính Cộng Hòa khi qua nút giao đã hạn chế bị giao cắt, xung đột với dòng xe từ hướng Hoàng Hoa Thám nhờ một lượng lớn xe gắn máy, ôtô lưu thông trên cầu vượt. Tương tự, nút giao Nguyễn Tri Phương – Ba Tháng Hai – Lý Thái Tổ cũng chấm dứt cảnh kẹt xe.


Trước đó, TPHCM cũng đã đưa vào sử dụng 3 cầu vượt bằng thép tại ngã tư Thủ Đức (Q.Thủ Đức), vòng xoay Hàng Xanh (Bình Thạnh), vòng xoay Lăng Cha Cả (Tân Bình). Hầu hết các vị trí được chọn xây dựng cầu vượt thép vốn là những điểm “nóng” về kẹt xe gần một chục năm qua. Thật ra, từ lâu những vị trí này cũng được Sở GTVT nghiên cứu xây dựng các cầu vượt bằng bêtông, hầm chui, nhưng loay hoay nhiều năm vẫn không thể triển khai, vì kinh phí đầu tư lớn (bình quân mỗi nút giao ước tốn gần cả nghìn tỉ đồng), thời gian thi công kéo dài ít nhất 2 năm, vướng giải tỏa mặt bằng...


Do vậy, cuối năm 2012, Sở GTVT chuyển sang phương án thay thế bằng giải pháp xây dựng các cầu vượt bằng thép, và kết quả đến nay tình trạng kẹt xe ở các giao lộ này cơ bản đã được giải quyết. Theo ông Bùi Xuân Cường – Phó GĐ Sở GTVT TPHCM - hiện cầu vượt nhẹ tại nút giao vòng xoay Cây Gõ (Q.6) cũng đang gấp rút thi công sẽ hoàn thành vào cuối tháng 9.2013. Ngoài ra, thành phố còn chỉ đạo Sở GTVT lập dự án xây cầu vượt nhẹ tại nút giao ngã sáu Gò Vấp trong thời gian tới.



Nhiều điểm “nóng” chờ… cầu vượt


Thạc sĩ Phạm Sanh (chuyên gia cầu đường, giảng viên ĐH GTVT TPHCM) cho rằng, với diện tích mặt đường (hiện chỉ 26 triệu kilômét vuông) không đáp ứng đủ cho hơn 7 triệu phương tiện các loại (kể cả xe ngoại tỉnh) lưu thông và thường xuyên kẹt xe ở nhiều giao lộ khác, nếu TPHCM chỉ dừng lại với 5 cầu vượt nhẹ đã xây xong và 2 cầu sắp xây vẫn chưa giải quyết căn cơ căn bệnh kẹt xe.


Thạc sĩ Phạm Sanh cũng dẫn ra hàng loạt giao lộ khác có tình trạng ùn tắc giao thông diễn biến phức tạp cần gấp rút nghiên cứu xây cầu vượt nhẹ như: Ngã tư Phú Nhuận, giao lộ Phan Đăng Lưu - Đinh Tiên Hoàng, vòng xoay công trường Dân Chủ, Lý Thường Kiệt – Ba Tháng Hai, vòng xoay Ngô Gia Tự...


Trao đổi với PV về những đề xuất này, ông Bùi Xuân Cường - Phó GĐ Sở GTVT - cho biết, ngoài những cầu vượt nhẹ đã và sắp xây dựng, hiện Sở GTVT cũng rà soát lại quy hoạch giao thông tại TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. Trên cơ sở quy hoạch này, Sở GTVT sẽ nghiên cứu, đề xuất triển khai xây dựng thêm nhiều cầu vượt nhẹ.


Trước tình trạng ùn tắc được hạn chế đáng kể nhờ các cây cầu vượt thép, TP.Hà Nội cũng đang khảo sát, tính toán kỹ các điểm hiện còn đang ùn tắc để ra các phương án xây cầu vượt mới. Ông Nguyễn Xuân Tân - Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội - cho biết, trong năm 2014 TP sẽ đầu tư xây thêm 3 cây cầu vượt mới. Trong đó khu vực nào thường xuyên xảy ra ùn tắc sẽ được ưu tiên xây dựng trước, như nút Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Sơn...








Phải đảm bảo tính bền vững và yếu tố mỹ thuật cho cầu vượt nhẹ. TS Khuất Việt Hùng - Viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý giao thông vận tải - cho rằng, ưu điểm của loại cầu làm bằng thép là kết cấu thép dễ chế tạo, thi công nhanh không đòi hỏi giải phóng nhiều mặt bằng. Tuy nhiên, khả năng chịu lực của kết cấu thép không cao bằng kết cấu bêtông dự ứng lực, vì thế chỉ có thể đảm bảo cho xe có tải trọng nhỏ lưu thông. Thạc sĩ Phạm Sanh (TPHCM) cho rằng, qua hàng loạt cây cầu vượt nhẹ được xây dựng tại TPHCM thì tính mỹ thuật chưa đẹp, phần lớn các cầu vượt được thiết kế gãy khúc hoặc suông đuột.







via Xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét