PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Sẽ bảo vệ phụ huynh tố giác lạm thu

Sẽ bảo vệ phụ huynh tố giác lạm thu

Tăng cường giám sát tình hình lạm thu tại các trường; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy định giáo dục; nghiên cứu và điều chỉnh các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất cho các trường học tại những thành phố lớn; soạn thảo lại thông tư để làm rõ quy định không chấm điểm đối với học sinh lớp 1... - là những khẳng định mà lãnh đạo Bộ GDĐT đưa ra trong cuộc họp báo về công tác tổ chức chuẩn bị năm học mới 2013 - 2014 diễn ra tại Hà Nội chiều 28.8.


Phụ huynh là kênh thông tin quan trọng

Ông Lê Khánh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Bộ GDĐT - khẳng định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học này là tăng cường giám sát lạm thu trong nhà trường và kiên quyết xử lý các trường hợp thu không đúng quy định. Theo đó, việc thu phí tại các trường học phải đảm bảo được công khai, có sự kiểm soát, kiểm tra từ xã hội cũng như các cơ quan chức năng.


Ông Tuấn bày tỏ mong muốn các bậc phụ huynh hãy cùng tham gia phát hiện tình trạng lạm thu tại các nhà trường để có thông báo kịp thời tới các cơ quan quản lý. “Để chống lạm thu cần nhiều lực lượng tham gia để kiểm soát vấn đề này” - ông Tuấn nói. Hiện TPHCM đã có quy định về quản lý các nguồn tài trợ tự nguyện, HN khuyến khích và sẽ bảo vệ phụ huynh tố giác trường học lạm thu...


Đối với việc thực hiện trường chất lượng cao, thu cao, lãnh đạo bộ cho biết các trường tổ chức những dịch vụ chất lượng cao sẽ được thu phí ở mức tương xứng, tuy nhiên không được gây ảnh hưởng tới giáo dục đại trà của người học trong khu vực và mức phí thu phải hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện của người nộp, đồng thời tương xứng với chất lượng dịch vụ cung cấp.


Thêm ưu tiên cho giáo viên và học sinh vùng khó


Năm học này cũng là năm thực hiện nhiều chính sách mới đối với giáo viên và học sinh vùng khó. Cụ thể như bắt đầu từ ngày 1.9.2013, học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được nhận hỗ trợ 15kg gạo/học sinh/tháng. Học sinh THPT vùng đặc biệt khó khăn cũng được hỗ trợ chi phí ăn, ở trong quá trình học tập.


Theo đó các đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ tối đa 9 tháng/năm học, mức hỗ trợ tiền ăn/tháng bằng 40% mức lương tối thiểu chung. Với học sinh phải tự lo chỗ ở, mỗi tháng được hỗ trợ tiền nhà ở bằng 10% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.


Bên cạnh đó, bổ sung chính sách đối với giáo viên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn (theo Nghị định số 19/2013/NĐ-CP). Theo đó, nếu nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đến công tác ở vùng đặc biệt khó khăn có gia đình chuyển đi theo thì được trợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu chung cho một hộ (thay cho mức trợ cấp là 6,5 triệu đồng như quy định hiện hành).


Với mức trợ cấp lần đầu thay vì quy định cụ thể mức trợ cấp là 4 triệu đồng thì nghị định mới quy định mức trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung. Đặc biệt, khi giáo viên hết thời hạn công tác tại vùng đặc biệt khó khăn mà chưa thực hiện được việc luân chuyển, giáo viên vẫn tiếp tục được hưởng phụ cấp thu hút.


Theo đánh giá, chính sách này sẽ mang lại sức sống cho giáo dục vùng đặc biệt khó khăn.








Thí điểm không có nghĩa coi HS là “chuột bạch”. “Có nhiều phụ huynh cứ thấy thí điểm, thực nghiệm là băn khoăn. Thí điểm trong ngành giáo dục là không được thất bại, cho nên các giải pháp giáo dục trước khi thí điểm đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và trong quá trình thực hiện sẽ được theo dõi, kiểm tra sát sao” - Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển giải tỏa thắc mắc về việc mô hình trường học mới (VNEN) có thể được nhân rộng trên cả nước trong năm học tới. U.M







via Xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét