PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

"Sát thủ" vô hình ẩn nấp trong rau quả

"Sát thủ" vô hình ẩn nấp trong rau quả

Thống kê mới đây của Cục Nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, kết quả phân tích hàm lượng nitrat trên bắp cải, cải xanh, su hào, cà chua, nho ở Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng, TP.HCM...đã phát hiện nhiều mẫu rau củ có hàm lượng nitrat vượt mức cho phép từ 1,3-5 lần.


Một nghiên cứu khác ở Quảng Bình cũng cho kết quả tương tự. Kiểm nghiệm hàm lượng nitrat của 50 mẫu rau (gồm 40 mẫu rau cải, 10 mẫu mướp đắng) cho thấy, số mẫu rau phát hiện nhiễm dư lượng nitrat chiếm đến 36% (18/50 mẫu), trong số đó có 5 mẫu chứa dư lượng nitrat vượt quá ngưỡng cho phép. Các mẫu rau có dư lượng nitrat vượt ngưỡng an toàn đều là các mẫu rau cải, đây là các mẫu rau được khuyến cáo không nên sử dụng. Những kết quả này cho thấy thực trạng dư thừa nitrat trong rau củ quả rất đáng báo động.


Theo các nhà khoa học, trong quá trình chăn nuôi, trồng trọt khi dùng quá nhiều phân bón, hoặc thuốc kích thích tăng trưởng sẽ dẫn đến dư thừa nitrat trong sản phẩm. Khi hàm lượng nitrat trong rau củ quả vượt quá ngưỡng an toàn được xem như một độc chất và sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. GS Nguyễn Chấn Hùng – Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam đã từng cảnh báo: Những thực phẩm chứa quá nhiều nitrat khi ăn đi vào trong dạ dày sẽ có thể trở thành chất nitrosamine. Về lâu dài, nếu cứ ăn nhiều thì nó thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và nhiều bệnh khác.


Nói về vấn đề này GS Phan Thị Kim – Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam cho biết, thực phẩm bị ô nhiễm các chất hóa học hiện nay đang rất phổ biến và gây nguy hại cho sức khỏe con người. Đặc biệt trong rau củ quả đang dư thừa hàm lượng lớn chất nitrat là rất đáng ngại. Theo các nghiên cứu, nitrat trong thực phẩm vượt ngưỡng quá nhiều khi ăn phải sẽ gây ngộ độc cấp tính như khó thở, tím tái...Còn về lâu dài chất nitrat khi vào cơ thể sẽ gắn với các amin tạo ra tiền chất gây ung thư dạ dày, ruột, gan...Chính vì vậy trong sản xuất thực phẩm cần phải hạn chế tới mức thấp nhất hàm lượng nitrat.


Mới đây, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế đã cấp phép lưu hành tại Việt Nam bộ xét nghiệm nhanh dư lượng nitrat trong rau, củ, quả tươi với tên gọi máy đo an toàn thực phẩm Soeks được sản xuất tại Liên bang Nga. Chiếc máy này có thể kiểm tra dư lượng nitrat cho hơn 60 loại rau củ quả tươi. Theo GS Phan Thị Kim, trước khi cho phép lưu hành máy đo an toàn thực phẩm Soeks tại Việt Nam Hội đồng thẩm định chuyên môn gồm đại diện của Cục An toàn thực phẩm, Viện Dinh dưỡng, Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm, Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1...đã họp và kết luận: Máy đo dư lượng nitrat Soeks Nuc -019-1xuất xứ Liên bang Nga đủ điều kiện lưu hành tại Việt Nam.


Đặc biệt, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia đã tiến hành kiểm nghiệm độ chính xác của máy Soeks. Với hai mẫu bí xanh và khoai tây, máy Soeks đã cho kết quả có hàm lượng nitrat ở bí xanh là 179mg/kg và khoai tây là 277mg/kg. Trong khi đó kết quả phân tích trên máy UV-VIS cho kết quả hàm lượng nitrat trong bí xanh là 191,8mg/kg và khoai tây là: 256mg/kg. Như vậy, kết quả phân tích hàm lượng nitrat trong 2 mẫu bí xanh và khoai tây trên thiết bị UV-VIS và máy đo Soeks có độ lệch hơn 3%.


Theo GS Phan Thị Kim, máy đo an toàn thực phẩm Soeks thật sự là phương tiện hữu ích không chỉ cho các cơ quan thanh kiểm tra thực phẩm, các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm mà cho cả các bà nội trợ. Chỉ cần một động tác rất đơn giản, máy Soeks đã cho ra kết quả nhanh về dư lượng nitrat trong rau củ quả tươi để từ đó đưa ra lựa chọn rau củ an toàn.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Mở rộng sân bay Cát Bi: Ngừng triển khai cưỡng chế thu hồi đất

Mở rộng sân bay Cát Bi: Ngừng triển khai cưỡng chế thu hồi đất

Khu đất 5 hộ dân cố tình chây ỳ không chịu bàn giao giải phóng mặt bằng dụ án sân bay Cát Bi



Trước đó, chiều 30.11, các hộ dân đã đến trụ sở UBND quận nhận tiền đền bù đồng thời tự nguyện tháo dỡ công trình, bàn giao toàn bộ diện tích đất còn lại cho Sư đoàn 371 - Quân chủng phòng không không quân, để đơn vị này bàn giao lại cho thành phố Hải Phòng thực hiện dự án đầu tư mở rộng khu bay - Cảng hàng không quốc tế Cát Bi.


Như Lao Động đã thông tin, ngày 26.11 UBND quận Hải An tổ chức họp báo công bố kế hoạch cưỡng chế giải phóng mặt bằng phục vụ công trình trọng điểm quốc gia – mở rộng khu bay Cảng hàng không quốc tế Cát Bi. Tại buổi họp báo, ông Phạm Văn Hưởng cho biết kế hoạch tới ngày 2.12 nếu 5 hộ dân không tự nguyện di dời, UBND quận sẽ tiến hành cưỡng chế.


Ông Hưởng nhấn mạnh triển khai cưỡng chế là biện pháp cuối cùng, các cơ quan, ban, ngành sẽ liên tục tiến hành vận động 5 hộ dân tự nguyện bàn giao mặt bằng. Tới chiều ngày 30.11, việc vận động các hộ dân đã thành công, lực lượng chức năng không phải tiến hành cưỡng chế như kế hoạch.


Với sự hỗ trợ của các lực lượng chức năng, tới chiều 30.11, cả 5 hộ dân đã hoàn thành việc tháo dỡ các công trình, di chuyển tài sản, vật kiến trúc, vật nuôi ra khỏi khu vực đất trong chỉ giới xây dựng khu bay - Cảng hàng không quốc tế Cát Bi.


Dự án Cảng hàng không Cát Bi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch với quy mô khu bay với đường cất, hạ cánh mới dài hơn 3.000m, rộng 45m và dải bảo hiểm rộng 50m. Dự án có tổng vốn đầu tư 3.600 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2015. Tuy vậy, dự án này gặp nhiều vướng mắc liên quan đến việc giải phóng mặt bằng vì có 5 hộ dân không chịu di dời khỏi khu vực quy hoạch.


Toàn bộ khu đất thu hồi phục vụ quy hoạch mở rộng sân bay Cát Bi là khu đất Quốc phòng do Sư đoàn 371 (Quân chủng phòng không – không quân) và một số đơn vị quân đội khác quản lý. Tuy vậy, khoảng những năm 1990, sư đoàn 371 có hợp đồng liên kết theo từng năm hoặc 2-3 năm với các hộ dân để các hộ dân này được sản xuất tại khu đất do đơn vị quản lý. Đã có 32 hộ dân tiến hành liên kết với sư đoàn 371 để sản xuất, nuôi trồng thủy sản trên diện tích khoảng 1 triệu m2 của sư đoàn 371.


Khi có dự án mở rộng khu bay của Sân bay Cát Bi, trong số 32 hộ thì có 27 hộ đã nhận tiền hỗ trợ và bàn giao mặt bằng cho UBND quận Hải An. Tuy nhiên đến nay còn 5 hộ dân vẫn cố tình không nhận tiền hỗ trợ và đưa ra những kiến nghị phi lý. Những phản ứng tiêu cực của 5 hộ dân này đã kéo lùi tiến độ triển khai dự án trọng điểm Quốc gia này. Sau quá trình dài vận động, thuyết phục, tới sát ngày UBND quận Hải An ra quyết định cưỡng chế các hộ dân này đã tự nguyện tháo dỡ các công trình, bàn giao mặt bằng.



Tin bài liên quan




  • Mở rộng sân bay Cát Bi ở Hải Phòng: Ngày 2.12 sẽ cưỡng chế giải phóng mặt bằng




  • Dự án mở rộng cảng hàng không Cát Bi: Cam kết về đích đúng hạn




  • Phối hợp cung cấp dịch vụ kỹ thuật mặt đất tại sân bay Vinh và Cát Bi




  • Dự án mở rộng cảng hàng không Cát Bi: Sẽ phát hành 2.000 tỉ đồng trái phiếu










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Vụ 22 sinh viên bị đình chỉ ngay trước giờ thi tốt nghiệp: Xin đừng “ném sinh viên ra đường”

Vụ 22 sinh viên bị đình chỉ ngay trước giờ thi tốt nghiệp: Xin đừng “ném sinh viên ra đường”

Như Lao Động đã thông tin: Sáng 27.11, khi đang làm thủ tục dự kỳ thi tốt nghiệp, 22 sinh viên lớp chuyên tu Dược K10D bất ngờ nhận được quyết định số 1652, ngày 26.11, do ông Nguyễn Văn Sơn - Hiệu trưởng Đại học Y - Dược Thái Nguyên - ký, với nội dung: “Tạm đình chỉ thi tốt nghiệp đối với 22 sinh viên vì đã giả mạo hồ sơ, vi phạm quy chế tuyển sinh”.


Cụm từ “giả mạo hồ sơ” quá nặng nề đối với 22 sinh viên này. Quá trình tìm hiểu thông tin từ các bên, chúng tôi nhận thấy các sinh viên này không giả mạo bằng cấp. Họ đều có bằng trung cấp, cao đẳng ngành dược, đều từng làm việc trong ngành dược với thời gian đủ dài theo quy định (2 năm) và đều đạt các tiêu chuẩn trong quá trình thi tuyển, học tập. Điều sai sót duy nhất của họ, theo Thông tư 06 năm 2008 của Bộ Y tế quy định, một trong những tiêu chí để được liên thông đại học ngành dược là phải công tác theo đúng chuyên ngành được đào tạo với thời gian 24 tháng trở lên; hoặc đang trực tiếp sản xuất, pha chế dược phẩm, vaccine, sinh phẩm y tế và đã làm công việc này 24 tháng trở lên.


Sinh viên Vũ Thị Hằng (lớp Dược K10D) tâm sự: “Trước khi thi liên thông, chúng em đều có bằng trung cấp, cao đẳng và đều làm việc trong ngành dược, có thẻ hành nghề do Sở Y tế các tỉnh cấp. Tuy vậy, đại đa số đều làm trong các hiệu thuốc không có con dấu, quá trình công tác với các nhà thuốc đều là cộng tác viên của các DN kinh doanh dược phẩm nên khi đi thi chúng em xin dấu của công ty mình làm cộng tác viên để đi thi. Khi làm hồ sơ, không ai biết, không ai nghĩ đây là hành vi giả mạo, mà nếu xác định đây là hành vi giả mạo thì có quá nhiều người mắc. Chỉ vì việc này mà công sức học tập của chúng em “đổ xuống sông xuống biển” thì bất công quá”.


Cách nào để sinh viên khỏi “ra đường”?


Quá trình tiếp xúc với 22 sinh viên bị đình chỉ thi tốt nghiệp, chúng tôi nhận thấy họ đã gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí trả giá để theo học lớp liên thông đại học. Theo yêu cầu, đây là lớp học tập trung, sinh viên phải học liên tục như đối với sinh viên hệ chính quy nên họ phải bỏ công việc, từ nhiều địa phương như Quảng Ninh, Hải Dương, Lào Cai, Vĩnh Phúc… để về Hải Phòng theo học. Có những sinh viên phải trả giá bằng hạnh phúc gia đình, có người chật vật mưu sinh khi phải đến Hải Phòng thuê nhà ở trọ.


Đáng thương nhất phải kể đến sinh viên Lưu Thị Thùy - bị bại liệt từ nhỏ. Sau khi học xong hệ trung cấp dược, Thùy không thể xin vào được cơ quan nào, được bố mẹ mở cho hiệu thuốc nhỏ. Lấy chồng là bộ đội hải quân công tác biền biệt tại Trường Sa, nên suốt 4 năm theo học, cô phải nhờ bố đẻ hằng ngày chở đi. Khi sắp nhận được thành quả thì nhận được quyết định đình chỉ thi, vì khi thi vào trường, do không có con dấu nên Thùy đã xin dấu xác nhận của DN cung cấp thuốc cho cửa hiệu.


“Gỡ khó” cho 22 sinh viên, một cán bộ Trường Đại học Y - Dược Hải Phòng tâm sự: Các sinh viên này đều có quá trình học tập tốt, nay chỉ vì sai sót không lớn trong hồ sơ mà mất cả 4 năm công sức và tiền bạc theo học, thì quá nặng nề. Lãnh đạo 2 trường đại học (Y - Dược Thái Nguyên và Y - Dược Hải Phòng) nên bàn bạc, kiến nghị 2 bộ có hướng tháo gỡ vướng mắc này. Với thiếu sót trong hồ sơ đầu vào chỉ là sinh viên thiếu thời gian công tác trong ngành dược theo quy định, phương án là nên vẫn để cho các em thi tốt nghiệp nhưng “treo bằng”. Sinh viên sau khi tốt nghiệp phải đi làm tại các cơ quan đủ thời gian quy định, khi có xác nhận đủ thời gian công tác của các cơ quan, DN, nhà trường sẽ cấp bằng cho sinh viên.


Ý kiến trên đã nhận được sự đồng thuận cao của các sinh viên.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Vụ 600 học sinh Hương Khê không được đến trường: “Đưa con em sớm trở lại trường là nhiệm vụ cấp bách của cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh”

Vụ 600 học sinh Hương Khê không được đến trường: “Đưa con em sớm trở lại trường là nhiệm vụ cấp bách của cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh”


- Về sự việc hàng trăm học sinh ở xã Hương Bình (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) đã không được đến trường do phụ huynh học sinh phản đối chủ trương sáp nhập trường, tôi đã có trao đổi trực tiếp với các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Hà Tĩnh và thống nhất tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và các vấn đề khác để các cháu được đến trường. Các đồng chí lãnh đạo cũng đã vào cuộc, trực tiếp xuống địa bàn gặp gỡ người dân để giải thích, tuyên truyền, đối thoại với dân. Tôi đồng ý với chủ trương việc trước mắt là phải tập trung đưa các cháu tới trường, mục tiêu lớn nhất là không để một cháu nào bỏ học.




Ông đánh giá như thế nào về sự vào cuộc của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh và ngành giáo dục trong vụ việc này?


- Lãnh đạo tỉnh và các đơn vị chức năng, các đoàn thể của tỉnh và huyện Hương Khê đã xuống địa bàn, tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ, đối thoại trực tiếp, nhằm tuyên truyền vận động người dân sớm đưa con em đến trường, để bảo vệ quyền học tập của các em. Nhiều phụ huynh học sinh đã ý thức, tự giác và cam kết đưa con em trở lại trường học. Tất cả đều khẳng định, việc đưa con em Hương Bình trở lại trường học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cả hệ thống chính trị của Hà Tĩnh.


Bộ GDĐT khẳng định, sáp nhập trường để đẩy mạnh phát triển giáo dục theo chiều sâu, nâng cao hiệu quả đầu tư và chất lượng dạy học là đúng định hướng phát triển của ngành giáo dục sau khi đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục theo chiều rộng. Thực tế cho thấy, sau khi sáp nhập, nhiều trường học đã được đầu tư mạnh mẽ, tạo điều kiện học tập tốt cho HS. Năng lực giáo viên cũng được nâng lên khi họ có thêm cơ hội sinh hoạt trong các tổ chuyên môn do việc sáp nhập trường mang lại…


Theo ông những hỗ trợ tiếp theo là gì, để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho các em học sinh sau vụ việc này?


- Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - cũng khẳng định với tôi, việc xác định đúng-sai, trách nhiệm của ai vào lúc này chưa bàn đến, mà việc quan trọng nhất là sớm đưa con em đến trường để bảo đảm quyền học tập cho các cháu. Chúng tôi sẽ kiên trì, quyết tâm vận động nhân dân và có các giải pháp phù hợp để các em HS sớm đến trường. UBND tỉnh có chủ trương để hỗ trợ, giúp đỡ các HS có điều kiện khó khăn về phương tiện đi lại, điều kiện ăn ở… để các em yên tâm đến trường, chỉ đạo ngành giáo dục lên kế hoạch, dạy bù, học bù để giúp học sinh ở Hương Bình theo kịp chương trình.


- Xin cảm ơn ông!








via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Cảnh báo lũ, lũ quét và sạt lở đất trên các sông khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Cảnh báo lũ, lũ quét và sạt lở đất trên các sông khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Vùng đồng bằng ven biển và vùng trũng các tỉnh từ nam Quảng Ngãi đến bắc Phú Yên có nguy cơ ngập úng; vùng núi các tỉnh từ nam Quảng Ngãi đến bắc Phú Yên và Gia Lai, Kon Tum có nguy cơ lũ quét và sạt lở đất. Từ ngày 1.12, do ảnh hưởng của mưa do không khí lạnh, trên các sông từ Quảng Bình đến Bình Định có khả năng xuất hiện thêm một đợt lũ, với đỉnh lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Định.


Do ảnh hưởng của bộ phận không khí lạnh, từ ngày 1.12, các tỉnh ven biển Trung Bộ có mưa, riêng các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định có mưa vừa, mưa to đến rất to và dông. Từ sáng 1.12, khu vực bắc Biển Đông (bao gồm QĐ Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 7, giật cấp 8, 9. Biển động mạnh. Vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7 - 8. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Chợ “cò” sôi động sát Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Thanh Hóa

Chợ “cò” sôi động sát Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Thanh Hóa

Trước cổng Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an tỉnh Thanh Hóa tại địa chỉ số 18 Lê Hồng Phong, TP.Thanh Hóa.



“Có ký hiệu riêng”


Trong vai một người dân đi làm thủ tục đổi hộ chiếu để ra nước ngoài, tôi có mặt ở Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an tỉnh Thanh Hóa tại địa chỉ số 18 Lê Hồng Phong, TP.Thanh Hóa. Vừa dừng chân trước lối vào, một đội ngũ “cò” đổi hộ chiếu khá đông đảo vây riết lấy tôi rồi hỏi: “Đi làm hộ chiếu à, em có ảnh chưa đưa anh làm cho” hay “Nếu có ảnh rồi thì đưa chứng minh đây, anh đi làm hồ sơ cho”…


Sau đó, chọn một quán trà đá bên đường dừng chân, tôi có dịp tìm hiểu toàn bộ những việc làm của “cò” đổi hộ chiếu. Một “cò” lân la gạ gẫm tôi: “Muốn làm nhanh để anh làm cho, chứ nộp hồ sơ rồi ngồi chờ thì biết đến bao giờ mới được lấy!”. “Cò” rao giá: “Làm bình thường 10 ngày, làm nhanh 3 ngày là có hộ chiếu”. Tôi hỏi về dịch vụ đổi hộ chiếu: “Giá cả là bao nhiêu”. “Cò” chậm rãii: “Làm nhanh giá 1 triệu đồng, làm bình thường 300, có giá chung hết rồi em ạ”.


Rồi “cò” hất cằm bảo tôi: “Đưa chứng minh anh đi làm cho”. Lấy lý do kéo dài thời gian, tôi trả lời: “Em không mang theo ảnh”. “Cò” nói: “Đưa CMND anh ra hiệu ảnh anh rửa cho 4 tấm 4x6”. Tôi buồn bã trả lời : “Toàn bộ giấy tờ bạn em đang cầm, bọn em đi làm hộ chiếu 4 người, em xuống trước, còn 3 bạn nữa đang xuống sau, em chờ bạn xuống rồi cùng làm luôn”.


Sau một vài hiệp “giao lưu chém gió”, lúc này “cò” mới tiết lộ một bí mật khiến tôi hết sức ngạc nhiên: “Làm nhanh có dấu làm nhanh”. Tôi sửng sốt hỏi: “Dấu làm nhanh là thế nào?”. “Cò” trả lời thẳng thắn: “Làm nhanh có ký hiệu riêng của làm nhanh, dấu làm nhanh do cán bộ đóng dấu vào tờ biên nhận”. Khi tôi hỏi: “Nếu em tự nộp hồ sơ sẽ lâu hơn phải không”, “cò” trả lời: “Khó chứ lâu gì, không nộp được hồ sơ”.


Đói không tha, nghèo không thương


Những người đi làm hộ chiếu nếu đồng ý nhờ “cò”, buộc phải đưa toàn bộ hồ sơ, giấy tờ cá nhân cho “cò”. Lúc này, “cò” sẽ bất ngờ tăng thêm giá cả không theo như thỏa thuận lúc ban đầu, buộc người làm hồ sơ “đâm lao thì phải theo lao”. Theo thỏa thuận, “cò” sẽ làm mọi thủ tục từ viết hồ sơ cho đến việc chụp ảnh, mỗi một tờ kê khai lý lịch được “cò” photo ra bán với giá 20.000 đồng, 4 ảnh 4x6 giá 40.000 đồng. Công viết hồ sơ được “cò” tính riêng.


Trong quá trình viết hồ sơ, “cò” sẽ tìm ra những lỗi sai của CMND như cũ, rách, hết hạn, ép lụa, ảnh mờ, ảnh bị lệch, nhòe mực…, rồi nói với khách hàng: “Chứng minh đã bị hư hỏng, có mang hồ sơ vào trong kia thì cũng bị loại ra, không thể làm thủ tục cấp hộ chiếu được, phải làm lại chứng minh mới thôi”. “Cò” rao giá 500.000 - 600.000 đồng để làm lại một CMND mới chỉ trong vòng một buổi sáng. Nhiều người dân do tâm lý muốn giải quyết cho nhanh công việc nên gật đầu đồng ý với giá làm lại chứng minh mới do “cò” đưa ra.


Khi câu chuyện giữa tôi và một “cò” làm CMND đang diễn ra sôi nổi, thì phía bàn trà đá bên cạnh, một chị tuổi trung niên đang nài nỉ, xin “cò” hạ giá tiền làm lại CMND. Tôi nghe rõ tiếng van xin: “Em xin anh, em nhà nghèo xin anh bớt xuống cho em, em không có nhiều tiền, em sang bên đó (nước ngoài - PV) cũng chỉ đi làm thuê ôsin thôi mà”.


“Không có chuyện móc nối giữa “cò” với cán bộ để làm hộ chiếu”


Đó khẳng định của Đại tá Nguyễn Thanh Tùng -Trưởng Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an tỉnh Thanh Hóa khi tôi đem câu chuyện chợ “cò” làm hộ chiếu, CMND ra trao đổi với ông. Ông Tùng bộc bạch: “Không có chuyện móc nối giữa “cò” với cán bộ để làm hộ chiếu. Cán bộ của phòng không được tiếp tay cho “cò” và phòng không tiếp nhận tờ kê khai của người đi làm hộ chiếu nhờ người bên ngoài viết. Những trường hợp không viết được tờ kê khai cán bộ của phòng sẽ viết hộ. Việc “cò” rêu rao làm nhanh hộ chiếu với giá 1 triệu đồng, làm nhanh CMND chỉ là thủ đoạn để lừa bịp người dân”.


Clip: Tình trạng "cò" vây Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an tỉnh Thanh Hóa







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Quốc lộ tắc nghẽn gần 2km do tài xế “nổi loạn”

Quốc lộ tắc nghẽn gần 2km do tài xế “nổi loạn”

Chiếc xe tải bị chặn lại sau khi vượt chạy trái tuyến và đâm gãy nhiều cọc tiêu. Ảnh: Lê Phi Long



Sự việc bắt đầu khi xe tải đang chạy hướng Nam – Bắc mang BKS 92C-020.26 đến đoạn đường trên đã không dừng lại trước rào chắn phân chia làn đường do đoạn đường trên đang trong quá trình thi công nâng cấp theo hiệu lệnh điều khiển của đơn vị thi công mà cố tình cho xe chạy sang phần đường ngược lại để vượt rào chắn.


Trong quá trình cố tình lấn tuyến, chiếc xe tải trên đã đâm gãy một số cọc tiêu trên đường. Trước hành vi sai phạm và gây nguy hiểm của tài xế, các công nhân được giao nhiệm vụ điều tiết giao thông đã tìm cách ngăn chặn chiếc xe tải trên bằng cách dùng các cọc tiêu chặn trước đầu xe. Sự việc khiến tuyến đường bị tắc nghẽn nghiêm trọng trong thời gian dài. Sau đó đã xảy ra sự mâu thuẫn giữa các công nhân với tài xế và phụ xe mang BKS 92C-020.26.


Theo trình bày của các công nhân và người dân chứng kiến, phụ xe còn đe dọa dùng mã tấu chém chết các công nhân vì dám ngăn cản, trong khi tài xế biện minh rằng nguyên nhân không chấp hành hiệu lệnh, vượt sai quy định và đâm gãy cọc tiêu là do xe bị… “mất phanh”.


Sự việc giằng co, kéo dài gần 30 phút khiến đoạn đường bị tắc nghẽn nghiêm trọng, các xe dừng nối đuôi nhau trên đoạn đường dài gần 2km nhưng không thấy lực lượng CSGT đến xử lý. Những công nhân làm nhiệm vụ điều tiết giao thông ở đoạn đường trên thì lại không quan tâm đến chuyện các phương tiện khác có lưu thông được hay không mà chỉ tìm mọi cách để ngăn chặn chiếc xe tải trên chạy khỏi hiện trường. Người dân cho rằng, lực lượng chức năng phản ứng quá chậm trong trường hợp trên khiến cho đoạn đường tắc nghẽn trong thời gian dài.


Khoảng 30 phút sau, khi lực lượng CSGT có mặt để xử lý thì các công nhân đã điều tiết giao thông trở lại do sự phản ứng mạnh mẽ của các tài xế đi trên đường.


Chiều cùng ngày, phòng CSGT – Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, sự việc sau đó được giải quyết theo sự thỏa thuận, đồng ý hòa giải giữa hai bên. Được biết, đơn vị đang thi công đoạn đường trên là Công ty Cổ phần 116 (CIENCO1).


Video Clip về vụ việc:







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Phú Yên: Giao thông ách tắc, nhiều nhà dân hư hại sau bão số 4

Phú Yên: Giao thông ách tắc, nhiều nhà dân hư hại sau bão số 4
© 1999 - 2013 Báo Lao Động - Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. All rights reserved.

Tòa soạn 51 Hàng Bồ Hà Nội

Giấy phép số: 221/GP-BVHTT • Tổng Biên tập: Trần Duy Phương.

Địa chỉ liên hệ: Số 167/15, Tây Sơn, Hà Nội, Việt Nam.• ĐT: 04-35335238 • Fax: 04-35332815

Email: toasoan@laodong.com.vn





via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Chùm ảnh: Cuối tuần đi chợ “ve chai” mua đồ cổ

Chùm ảnh: Cuối tuần đi chợ “ve chai” mua đồ cổ
© 1999 - 2013 Báo Lao Động - Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. All rights reserved.

Tòa soạn 51 Hàng Bồ Hà Nội

Giấy phép số: 221/GP-BVHTT • Tổng Biên tập: Trần Duy Phương.

Địa chỉ liên hệ: Số 167/15, Tây Sơn, Hà Nội, Việt Nam.• ĐT: 04-35335238 • Fax: 04-35332815

Email: toasoan@laodong.com.vn





via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Mở rộng sân bay Cát Bi ở Hải Phòng: Ngày 2.12 sẽ cưỡng chế giải phóng mặt bằng

Mở rộng sân bay Cát Bi ở Hải Phòng: Ngày 2.12 sẽ cưỡng chế giải phóng mặt bằng


Năm 2012, Cảng hàng không Cát Bi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch với quy mô khu bay với đường cất, hạ cánh mới dài hơn 3.000m, rộng 45m và dải bảo hiểm rộng 50m. Dự án có tổng vốn đầu tư 3.600 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2015. Tuy vậy, tới nay dự án này gặp nhiều vướng mắc liên quan đến việc giải phóng mặt bằng vì có 5 hộ dân không chịu di dời khỏi khu vực quy hoạch.




Theo báo cáo của UBND quận Hải An, toàn bộ khu đất thu hồi phục vụ quy hoạch mở rộng sân bay Cát Bi là khu đất Quốc phòng do Sư đoàn 371 (Quân chủng Phòng không - Không quân) và một số đơn vị quân đội khác quản lý.


Khoảng những năm 1990, Sư đoàn 371 có hợp đồng liên kết theo từng năm hoặc 2-3 năm với các hộ dân để các hộ dân này được sản xuất tại khu đất do đơn vị quản lý. Đã có 32 hộ dân tiến hành liên kết với Sư đoàn 371 để sản xuất, nuôi trồng thủy sản trên diện tích khoảng 1 triệu mét vuông của Sư đoàn 371.


Khi có dự án mở rộng khu bay của Sân bay Cát Bi, trong số 32 hộ thì có 27 hộ đã nhận tiền hỗ trợ và bàn giao mặt bằng cho UBND quận Hải An. Tuy nhiên, đến nay còn 5 hộ dân vẫn cố tình không nhận tiền hỗ trợ và đưa ra những kiến nghị phi lý.


Lý do họ không tự nguyện giao đất là Quyết định thu hồi đất của UBND quận Hải An là trái thẩm quyền; đất của 5 hộ là đất khai hoang nên phải bồi thường theo quy định của pháp luật chứ không phải hỗ trợ…


UBND quận Hải An và Sư đoàn 371 (Quân chủng Phòng không - Không quân) khẳng định: Toàn bộ diện tích đất trên là đất quốc phòng, theo quy định, khi thu hồi Nhà nước không phải đền bù. Tuy vậy, UBND TP.Hải Phòng vẫn vận dụng cơ chế, hỗ trợ cho các hộ dân đang sản xuất tại khu vực đất quốc phòng này.



Tin bài liên quan




  • Vướng mắc GPMB Dự án sân bay Cát Bi: Quận Hải An và đơn vị quân đội đổ lỗi cho nhau




  • Hải Phòng: Cần nhanh chóng tháo gỡ ách tắc trong giải phóng mặt bằng mở rộng sân bay Cát Bi




  • Thủ tướng phát lệnh khởi công khu bay - sân bay Cát Bi











via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Đôi vợ chồng thợ may tần tảo nuôi 9 người con trở thành cử nhân, thạc sĩ

Đôi vợ chồng thợ may tần tảo nuôi 9 người con trở thành cử nhân, thạc sĩ

Ông bà Mai trò chuyện cùng PV.


Để đưa các con đến bến bờ tri thức, người cha ban ngày làm lụng tối đến lén vợ cắp sách đạp xe đi học về truyền lại cho đàn con. Không phụ tình thương, sự mong mỏi, vất vả của cha mẹ, cả 9 người con của ông bà đều học đến đại học, thạc sĩ.

Dệt nghĩa vợ chồng


Ở cái tuổi đã ngoài 70 nhưng ông Mai ngày ngày vẫn say sưa làm công việc photocopy giấy tờ như một thú vui tuổi già. Hình ảnh ông cụ cần cù nhặt nhạnh, sắp xếp từng trang sách, tài liệu trong căn nhà nhỏ như một dấu lặng giữa dòng đời xô bồ tấp nập. Có lẽ với ông, quãng đời gian khó đã qua đi nhưng kí ức mãi còn đó, cái ngày đôi vợ chồng trẻ với 9 đứa con nheo nhóc sống trong cảnh ăn sớm lo hôm.


Ngược thời gian, ông Mai bắt đầu câu chuyện từ những năm 50. Ông vốn là con trai cả trong một gia đình nông dân nghèo có 3 anh em. Sinh ra ở Tuy Phước, mảnh đất vốn nghèo, đất đai cằn cỗi, ba mẹ ông phải lam lũ quanh năm nuôi các con. Dù gia cảnh bần hàn, ông vẫn được học đến lớp 7, trong khi bạn bè cùng làng chỉ biết đọc viết. Nghỉ học, ông làm thuê làm mướn đủ nghề để mưu sinh. Vài năm sau, ông đi học may với hy vọng thoát khỏi cảnh bán mặt cho đất bán lưng cho trời.


Năm 1958, ông vào Quy Nhơn làm nghề may trong một xí nghiệp. Như có duyên phận, tại đây ông gặp một cô gái cùng quê làm cùng nghề cũng tên Mai, là vợ ông bây giờ. Bà Mai từ bé vốn đã gặp nhiều bất hạnh. Năm tuổi, bà mồ côi mẹ, 3 năm sau ngày mẹ mất, người cha cũng bỏ bà đi bước nữa, bà sống trong sự cưu mang của ông bà nội. Hai người dần quý mến, yêu thương nhau lúc nào không hay và đến năm 1963 ông bà chính thức nên vợ nên chồng sau một đám cưới đơn sơ.


Cuộc sống lúc đầu của đôi vợ chồng trẻ dù vất vả nhưng luôn nồng ấm. Niềm vui gõ cửa khi một năm sau đó, cô con gái đầu lòng Võ Thị Kiều Phượng chào đời. Sau đó, 8 người con Lệ Hồng, Đức Dũng, Xuân Cảnh, Xuân Sang, Chí Hiếu, Xuân Đào, Kim Bằng và Quý Phương lần lượt ra đời. Nhà nhiều con, thêm nhiều niềm vui thì khó nhọc, thiếu thốn lại nhân lên gấp bội. Hai vợ chồng ông Mai phải sớm hôm may vá, tằn tiện lắm mới lo được ngày 2 bữa cơm cho 11 miệng ăn.


Lén vợ đi học để dạy các con


Khi các con còn bé, người cha không khỏi xót lòng trước cảnh con trẻ sống trong túng thiếu, thiệt thòi. Ông buồn lòng vì cuộc đời mình vốn đã cực nay lại chẳng thể lo cho các con no đủ bằng người. Nhận ra chỉ có con đường học tập mới giúp các con thoát khỏi cảnh khổ cực, ông tâm niệm dù khó đến mấy cũng vẫn cố gắng nuôi con ăn học đến nơi đến chốn.


Khi các con bắt đầu đi học, ông nhận ra, với kiến thức lớp 7 sau bao nhiêu năm hao hụt sẽ đến lúc chẳng thể dạy được đàn con đang lớn lên từng ngày. Nghĩ chỉ đi học thì mới có kiến thức dạy cho con, mới làm gương cho các con noi theo, thế là ông quyết định đi học bổ túc vào ban đêm ngay tại phường. Tối tối, ông đến lớp cùng với mọi người, già có, trẻ có. Khổ nỗi, vợ phản đối việc làm này với lý do “người ta là cán bộ nên cần đi học để làm việc, mình là dân lao động nghèo, ông đi học người ta cười cho”.


Ban ngày, người cha làm thợ may, cắt từng mảnh vải, đi từng đường kim mũi chỉ. Đêm đến, ông trở thành người thầy, tay cầm thước, tay cầm phấn ân cần giảng bài. Lớp học bên dưới là đàn con nheo nhóc, đứa lên 10, đứa lên 8, đứa chập chững,… đứa khóc oe oe. Những kiến thức mà đêm đêm ông học được, đều đem truyền lại cho các “học trò” bé nhỏ ấy và đó chính là hành trang họ mang theo đến tận bây giờ.


“Tôi đi học để có thêm kiến thức, vừa làm gương, vừa dạy con học. Nhiều đêm tôi cất giấu sách vở vào người lén đi học nhưng đến lúc dắt xe đạp ra là bà ấy giữ lại. Tôi đành phải dùng đủ thứ “kế sách” để trốn vợ hoặc khất lần “cho anh đi học tối nay nữa thôi”. Thế nhưng, tôi vẫn đi học đến 4 năm ròng, đến lúc học xong lớp 11, tôi mới chịu thực hiện lời hứa với vợ”, ông Mai bùi ngùi.


Con đông, chồng đi học thêm buổi tối, nên phần việc của chồng dồn lên vai người vợ. Nghề may vá lúc này chẳng đủ để chăm lo cho đàn con, bà quyết định chuyển sang buôn bán tạp hóa. Thế là, trong khi chồng ở nhà chăm con, người vợ lặn lội cùng những chuyến hàng từ Quy Nhơn ngược xuôi đi các tỉnh. Bà đi từ lúc 3h sáng đến tối mịt mới về đến nhà, không ngại mưa nắng bão bùng. Nhiều khi mang thai nhưng bà vẫn lặn lội ngược xuôi. Sau này, bà thường nói với con: “Có đứa khi mới vài tháng tuổi đã phải theo mẹ đi buôn”.


Vất vả nhưng bà vẫn vui vì có đồng ra đồng vào, các con đủ ăn đủ mặc. Rồi một bất hạnh ập đến, khi sinh người con trai út, bà bị bệnh tật hành hạ, có lúc tưởng như không trụ được. “Ngày ấy tôi bị đau răng, lúc đi khám mới biết cơn đau ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Bác sĩ bảo bệnh này tỉ lệ cứu chữa chỉ 1/10. Lúc đó, hai vợ chồng chỉ biết nhìn nhau khóc, mấy đứa con thấy vậy cũng khóc theo”, bà Mai tâm sự. May mắn là sau đó bà chữa khỏi bệnh. Lành bệnh, bà lại gượng dậy lo cho các con được học hành đến nơi đến chốn, để cả đời không phải khổ như bố mẹ.











Bằng khen dành cho gia đình hiếu học xuất sắc.

9 người con đều là cử nhân, thạc sĩ


Trong số các anh chị em, cô con gái đầu Kiều Phượng là người thiệt thòi nhất. Khi đang học lớp 10, thấy gia cảnh khó khăn, Phượng đã muốn bỏ học, theo mẹ đi làm nuôi các em. Biết chuyện, ông bà khuyên nhủ và động viên con cố gắng. Chính nghị lực và tình thương đã giúp Phượng tiếp tục đi trên con đường mơ ước. Biết rằng, học thật giỏi thì mới có thể đỡ đần được ba mẹ, cô học trò nghèo đã miệt mài học tập và năm 1982, chị thi đỗ vào trường Đại học Y - Dược TP.Hồ Chí Minh. Tiếp bước chị, 2 năm sau cô em gái Lệ Hồ cũng thi đỗ đại học.


Tấm gương của hai chị đã thôi thúc các em trong gia đình cố gắng học tập. Niềm tự hào của gia đình cứ thế lớn dần lên khi năm 1986, anh Đức Dũng đậu Đại học Y-Dược TP.Hồ Chí Minh. Năm 1988, anh Xuân Cảnh đỗ ĐH Y-Dược Huế. 1 năm sau, anh Xuân Sang tiếp bước anh thi đỗ ĐH Y-Dược Huế. Đến năm 1992, anh Chí Hiếu thi đỗ ĐH Y-Dược TP.Hồ Chí Minh, 1 năm sau, cô em gái Xuân Đào nối bước anh chị. Hai người con trai út là Kim Bằng và Quý Phương lần lượt thi đỗ ĐH Bách khoa TP.Hồ Chí Minh và ĐH Khoa học tự nhiên TP.Hồ Chí Minh. Trong số đó, anh Đức Dũng và anh Xuân Sang đều học đến thạc sĩ.


Cả 9 người con đều học đại học trong khi kinh tế gia đình vô cùng khó khăn túng thiếu. Chính bản thân ông bà cũng không hiểu vì sao mình có thể vượt qua được những ngày tháng đó. Cho đến bây giờ, mỗi lần nhắc lại, ông bà vẫn nhớ như in cảnh cơ cực thiếu thốn ngày ấy. Bà Mai tâm sự: “Khi mấy đứa con đầu vào đại học, hằng ngày hai vợ chồng đối mặt với nỗi lo cơm áo gạo tiền. Lúc túng quẫn quá, tôi bàn với chồng bán căn nhà đang ở để có tiền lo cho con ăn học. Nhưng rồi mọi chuyện cũng qua, khi những đứa lớn ra trường đi làm, phụ ba mẹ lo cho các em, vợ chồng tôi dần bớt khổ cực”.


Với 9 người con đều trở thành cử nhân, thạc sĩ, gia đình ông bà nhiều năm liền được bầu chọn là “Gia đình hiếu học” cấp thành phố, cấp tỉnh. Tháng 10.2007, gia đình được mời đi dự Đại hội gặp mặt các gia đình, dòng họ khuyến học tiêu biểu toàn quốc lần thứ II, được tổ chức tại Hà Nội. Ông Mai tâm sự: “Tôi rất tự hào về thành tích mà các con mình đã đạt được. Nhưng niềm vui lớn nhất đối với hai vợ chồng là nhìn thấy các con học hành nên người”.


Hiện tại, 9 người con của ông bà Mai đều đã lập gia đình và có cuộc sống thành đạt. Mỗi khi có dịp sum họp, căn nhà ông bà lại tràn ngập niềm vui khi 3 thế hệ cùng quây quần. Trong những câu chuyện ngày xưa ấy, hình ảnh ba đêm đến cắp sách lén mẹ đi học, hình ảnh mẹ vượt qua bệnh tật chăm lo cho con làm những giọt nước mắt rơi xen lẫn trong nụ cười.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Quảng Nam: Tiểu thương kéo đến phản ứng chính quyền vì chợ mới ế

Quảng Nam: Tiểu thương kéo đến phản ứng chính quyền vì chợ mới ế

Hàng trăm hộ buôn bán đến dự cuộc đối thoại với lãnh đạo thành phố


Các tiểu thương (hầu hết là phụ nữ) phản ánh, sau khoảng 2 tháng từ chợ tạm An Sơn chuyển về buôn bán tại chợ mới Tam Kỳ, đã lâm vào tình trạng ế ẩm, khách hàng rất ít đến chợ. Số tiền bán hàng không đủ để trả nợ và nuôi sống gia đình.

Theo các tiểu thương, nguyên nhân chợ mới Tam Kỳ bị ế là do BQL chợ

thay vì phải chuyển tất cả khoảng 1.000 hộ kinh doanh tất cả các mặt hàng từ chợ tạm An Sơn về chợ mới Tam Kỳ để tiện buôn bán, thì lại chỉ chuyển 50% số hộ.


Trong đó, 50% số tiểu thương chuyển về chợ mới Tam Kỳ chủ yếu buôn bán giày dép, áo quần… Số còn lại tại chợ tạm An Sơn là các sạp buôn bán ngoài trời như hàng ăn uống, rau, củ, quả…


“Vì chợ mới Tam Kỳ không bán đầy đủ các mặt hàng, nên khách hàng ít đến, chúng tôi biết bán cho ai? Chúng tôi đã 3 lần kiến nghị hoặc kéo trực tiếp đến UBND TP.Tam Kỳ để phản ánh nhưng sự việc chưa được giải quyết”-các tiểu thương phản ánh.


Ngay trong sáng 27.11, ông Trần Nam Hưng, Phó chủ tịch UBND TP.Tam Kỳ cùng lãnh đạo BQL chợ Tam Kỳ đã gặp và đối thoại với các tiểu thương.


Tại cuộc họp, các tiểu thương đã nêu kiến nghị UBND TP.Tam Kỳ cần nhanh chóng chuyển hết các hộ đang buôn bán tại chợ An Sơn về chợ mới Tam Kỳ để tạo điều kiện kinh doanh cho những hộ đang buôn bán tại chợ mới. Nếu không giải quyết được thì BQL chợ Tam Kỳ phải trả lại tiền thuê mặt bằng mà họ đã trả trước…


Phó chủ tịch UBND TP.Tam Kỳ Trần Nam Hưng cho biết, việc chậm chuyển số hộ kinh doanh chợ An Sơn về chợ mới có nhiều nguyên nhân, trong đó, có nguyên nhân do chợ mới chưa đảm bảo về công tác PCCC.


Trước những đề nghị chính đáng của các tiểu thương, ông Nguyễn Văn Duyên, Phó BQL chợ Tam Kỳ cam kết đến ngày 5.12, sẽ chuyển xong toàn bộ các hộ về chợ Tam Kỳ.


Ông Trần Nam Hưng, phó chủ tịch UBND TP.Tam Kỳ yêu cầu BQL chợ Tam Kỳ cần thực hiện đúng cam kết trên, nếu hết ngày 5.12, BQL chợ Tam Kỳ không giải quyết xong việc này, UBND TP.Tam Kỳ sẽ tiến hành kỉ luật. Ông Hưng cũng giao nhiệm vụ Văn phòng UBND TP.Tam Kỳ có cam kết bằng văn bản với các hộ tiểu thương.


Được biết, chợ mới Tam Kỳ được đầu tư với tổng mức hơn 79 tỉ đồng, tổng diện tích sàn hơn 10.000 m2, công trình gồm 3 tầng và 2 khu dịch vụ ngoài trời tại tầng 3.











Hàng trăm hộ buôn bán đến dự cuộc đối thoại với lãnh đạo thành phố










Đại điện các tiểu thương phát biểu ý kiến trong cuộc đối thoại với lãnh đạo UBND TP.Tam Kỳ










cuộc đối thoại giữa các tiểu thương với lãnh đạo TP.Tam Kỳ






via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Chùm ảnh: Câu chuyện đi tìm nụ cười của cậu bé “đằng sau nụ cười“

Chùm ảnh: Câu chuyện đi tìm nụ cười của cậu bé “đằng sau nụ cười“
© 1999 - 2013 Báo Lao Động - Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. All rights reserved.

Tòa soạn 51 Hàng Bồ Hà Nội

Giấy phép số: 221/GP-BVHTT • Tổng Biên tập: Trần Duy Phương.

Địa chỉ liên hệ: Số 167/15, Tây Sơn, Hà Nội, Việt Nam.• ĐT: 04-35335238 • Fax: 04-35332815

Email: toasoan@laodong.com.vn





via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

SOS: Tàu thủy quá tải trên tuyến đường thủy nội địa

SOS: Tàu thủy quá tải trên tuyến đường thủy nội địa


Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát đường thủy Hải Phòng, hiện Hải Phòng có 26 tuyến đường thủy nội địa, với tổng chiều dài 506,38km; có hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa đa dạng, gồm hơn 50 cảng biển và 230 cảng bến thủy nội địa. Đó là con số “chính thống” từ phía lực lượng công an, còn theo báo cáo của Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 1 thì ngoài các bến trên, tại Hải Phòng còn có 57 bến hoạt động không phép. Tương tự, tại Quảng Ninh có 20 bến và Hải Dương có 37 bến. Các bến hoạt động không phép này nhập, xuất đủ các loại hàng hóa, trong đó có vật liệu xây dựng, cát, đá… Đây chính là nơi xuất phát và điểm đến của những phương tiện chở quá tải kinh hoàng nhất.




Tính từ đầu năm 2014 đến nay, Phòng Cảnh sát đường thủy Hải Phòng đã xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa 1.890 trường hợp, với số tiền trên 4 tỉ đồng. Trong đó, riêng xử lý vi phạm về chở hàng quá vạch dấu mớn nước an toàn 418 lỗi, với số tiền trên 1 tỉ đồng... Viện dẫn ra rất nhiều lý do, các lực lượng chức năng chỉ dừng lại ở việc xử phạt vi phạm hành chính rồi tiếp tục cho lưu thông, mà không thực hiện được biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hạ tải đến vạch dấu mớn nước an toàn. Có lẽ chính việc thiếu kiên quyết như vậy nên nhiều phương tiện thủy quá tải ngay sau khi xử phạt vẫn ngang nhiên đi lại trên các tuyến sông.


Ông Văn Trọng Dũng - Phó Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 1 - cho biết: “Đa số bến bãi được cấp phép chấp hành nghiêm túc, nhưng đối với hàng trăm bến tự phát - đây chính là những nơi xuất phát hoặc nhận hàng của những con tàu vi phạm tải trọng nghiêm trọng nhất - thì chúng tôi không thể kiểm tra”.


Trước những vi phạm nghiêm trọng về việc các phương tiện thủy chở quá tải, TP.Hải Phòng thành lập đoàn liên ngành. Từ ngày 24 - 28.11, đoàn liên ngành ra quân kiểm tra, xử lý việc chấp hành quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa. Trong đó có việc kiểm tra các điều kiện an toàn, xử lý nghiêm các trường hợp chở quá tải, chở quá vạch dấu mớn nước an toàn…


Ngay trong ngày đầu ra quân (24.11), PV Báo Lao Động đã đi thuyền dọc tuyến sông cửa Cấm, tuyệt nhiên không bắt gặp cảnh những con tàu lặc lè, quá tải trên sông như ngày thường... Tuy vậy, ngày 25 - 26.11, một số tuyến sông trên địa bàn Hải Phòng, Hải Dương, tình trạng quá tải lại tiếp diễn như cũ...








via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Clip: Kỳ quặc nam thanh niên “cuỗm” rắn lục đuôi đỏ rồi lên taxi đi mất

Clip: Kỳ quặc nam thanh niên “cuỗm” rắn lục đuôi đỏ rồi lên taxi đi mất

Trách nhiệm công dân của Mỹ Linh


Trách nhiệm công dân của Mỹ Linh


Lê Thanh Phong

Cô gái Võ Thị Mỹ Linh - sinh năm 1989, từ Nepal viết một lá thư “Gửi bác Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo”. Lá thư của Mỹ Linh gây sự chú ý của cộng đồng, không phải vì nó gây “sốc” theo kiểu bà Tưng, mà có sự lôi cuốn vì cái đẹp chứa đựng bên trong.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Quảng Nam: Thuốc bắc vào cuộc đuổi rắn lục đuôi đỏ

Quảng Nam: Thuốc bắc vào cuộc đuổi rắn lục đuôi đỏ

Người dân liên tục ra vào chợ Hà Lam tìm mua nén phòng rắn lục đuôi đỏ.


Những ngày gần đây, tại các chợ trên địa bàn huyện Thăng Bình, Đại Lộc, Điện Bàn… liên tục xuất hiện từng lượt khách hàng ra vào chợ tìm mua nén để " đuổi " rắn lục đuôi đỏ.

Trưởng Ban quản lý chợ Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam,- anh Hồ Văn Trị cho biết:" Tại chợ Hà Lam hiện có khoảng 20 lô hàng có bán nén, trung bình mỗi ngày có khoảng 50 khách hàng đến chợ để tìm mua nén về phòng rắn lục đuôi đỏ".

Bên cạnh nén, người dân huyện Thăng Bình còn tìm đến với các tiệm thuốc bắc tìm mua thuốc Minh Hồng Hoàn để phòng rắn lục đuôi đỏ. Mỗi gói thuốc Minh Hồng Hoàn được bán ra với giá 20.000 đồng. anh Huỳnh Văn Quốc, chủ tiệm thuốc bắc Hưng Nguyên thuộc địa bàn thị trấn Hà Lam, Huyện Thăng Bình cho biết:" Hằng ngày có khoản chục người đến tiệm thuốc của tôi mua thuốc Minh Hồng Hoàn về nhà phòng chống rắn lục đuôi đỏ".

Theo anh Quốc thì đây là loại thuốc bắc khiến cho các loài bò sát, đặc biệt là rắn phải tránh xa nếu nghe được mùi của thuốc, đây là loại thuốc bắc rất độc.


Clip Lao Động ghi nhận quầy bán thuốc bắc trị rắn lục đuôi đỏ tại thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình.











clip.










Cánh đồng trồng nén của người dân xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.






via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Cận cảnh hàng trăm con rắn lục đuôi đỏ ngụy trang trên cây

Cận cảnh hàng trăm con rắn lục đuôi đỏ ngụy trang trên cây

Trách nhiệm công dân của Mỹ Linh


Trách nhiệm công dân của Mỹ Linh


Lê Thanh Phong

Cô gái Võ Thị Mỹ Linh - sinh năm 1989, từ Nepal viết một lá thư “Gửi bác Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo”. Lá thư của Mỹ Linh gây sự chú ý của cộng đồng, không phải vì nó gây “sốc” theo kiểu bà Tưng, mà có sự lôi cuốn vì cái đẹp chứa đựng bên trong.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Hơn 9,5 triệu trẻ đã được tiêm vaccine sởi –rubella

Hơn 9,5 triệu trẻ đã được tiêm vaccine sởi –rubella
Hầu hết các phản ứng sau tiêm ghi nhận được là những trường hợp phản ứng nhẹ, thông thường như sốt nhẹ, đau tại chỗ tiêm, các phản ứng này không phải xử trí gì và tự khỏi sau 2 - 3 ngày. Các điểm tiêm đều thực hiện nghiêm túc công tác khám sàng lọc trước tiêm chủng, số hoãn tiêm, chống chỉ định chiếm 2% số đối tượng.

Dự án TCMR quốc gia cũng đã phối hợp với Viện Quốc gia Kiểm định vắc xin và Sinh phẩm y tế lấy mẫu vaccine ngẫu nhiên tại các điểm tiêm chủng của 8 tỉnh, thành phố. Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các mẫu vaccine đều đạt chất lượng an toàn, được vận chuyển và bảo quản theo đúng quy định từ tuyến Trung ương đến các địa phương và đến điểm tiêm chủng.


Đợt 2 của chiến dịch tiếp tục tổ chức trong tháng 11-12. Đợt 3 chiến dịch sẽ được tổ chức trong tháng 1-2.2015. Đối tượng của đợt 2 và đợt 3 đa phần là các em học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Đây là nhóm trẻ dễ bị ảnh hưởng tâm lý và có thể xảy ra tình trạng phản ứng tập thể do lo sợ. Do vậy, ngành y tế yêu cầu phải theo dõi các trẻ sau tiêm chủng, cần được bố trí riêng tránh tập trung quá đông, gây căng thẳng cho trẻ. Cán bộ y tế cũng đã được tập huấn để xử trí đúng và kịp thời khi có phản ứng tâm lý.


Trong đợt này các trẻ bị tạm hoãn chưa được tiêm chủng sẽ được tiêm vaccine trong các đợt tiêm vét tại địa phương cho đến khi kết thúc chiến dịch. Bổ sung thêm danh sách các trẻ vãng lai, xác định các trẻ chưa đến tiêm...để hoàn thành mục tiêu 100% trẻ được tiêm vaccine sởi –rubella.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Hàng chục nhà công vụ chưa được thu hồi

Hàng chục nhà công vụ chưa được thu hồi

Khu nhà công vụ ở phố Hoàng Cầu. Ảnh: Giang Huy



Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), cơ quan này đã tiến hành tiếp nhận, quản lý 180 căn hộ công vụ của Chính phủ để bố trí cho các cán bộ thuộc diện và đủ điều kiện thuê ở nhà công vụ. Trong đó, 80 căn hộ tại Hoàng Cầu (ngõ 61 Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, Hà Nội) do Văn phòng Chính phủ bàn giao từ ngày 1/1/2014.


Tiếp nhận quản lý số căn hộ tại Hoàng Cầu, Bộ Xây dựng thống kê có 20 quan chức đang công tác sử dụng 21 căn hộ (trong đó một cán bộ sử dụng 2 căn hộ theo quyết định trước đây của Văn phòng Chính phủ); 30 cán bộ đã nghỉ hưu vẫn sử dụng 30 căn hộ. 29 cán bộ khác đã nghỉ hưu hoặc đã mất song cho người nhà ở hoặc không ở tại 29 căn hộ.


Để chuẩn bị cải tạo khu nhà công vụ Hoàng Cầu, Bộ Xây dựng tiến hành tiến hành điều chuyển số cán bộ đủ điều kiện ở nhà công vụ sang khu công vụ mới của Chính phủ tại nhà chung cư CT7, khu đô thị Mỹ Đình và chung cư CT1 - CT2 khu đô thị Yên Hòa.


Sau khi nhận thông báo thu hồi, 11 cán bộ nghỉ hưu đã tiến hành làm thủ tục trả nhà. Những cán bộ nghỉ hưu khác hoặc đã mất, không ở hoặc cho người khác ở nhờ đã được cơ quan chức năng yêu cầu trả nhà trong năm 2014 và đầu năm 2015.


Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, phần lớn cán bộ đang ở nhà công vụ của Chính phủ tại Hoàng Cầu đồng thuận về việc trả lại nhà khi hết tiêu chuẩn theo quy định. Tuy nhiên, một số cán bộ có khó khăn về nhà ở đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ phù hợp với thực tế, đồng thời tạo điều kiện có thêm thời gian sắp xếp chỗ ở mới.


Đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản đã giới thiệu các cán bộ này mua nhà xã hội tại các dự án như Tây nam Linh Đàm (quận Hoàng Mai), Bắc Cổ Nhuế - Chèm (quận Bắc Từ Liêm).







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Kỳ 2: Cuộc truy tìm phần mộ Đề Thám và những câu hỏi chưa có lời giải đáp

Kỳ 2: Cuộc truy tìm phần mộ Đề Thám và những câu hỏi chưa có lời giải đáp

Chân dung Hoàng Hoa Thám cùng con cháu (Ảnh tư liệu tại nhà triển lãm khởi nghĩa nông dân Yên Thế).


Hành trình tìm mộ của hậu duệ

Tin rằng cái chết của cụ Hoàng Hoa Thám không như sử sách đã chép 100 năm trước là cụ bị giặc giết hại vào sáng mùng 5 Tết năm 1913 (tức ngày 10.2.1913) tại Hố Lẩy, Tân Hiệp, Yên Thế, Bắc Giang, mà đó là một vị sư có khuôn mặt giống với cụ Đề Thám đã đứng ra thế mạng để bảo vệ cụ khỏi bàn tay những kẻ phản bội và giặc Pháp, nên sau này, hậu duệ của cụ đã tiến hành cuộc truy tìm phần mộ với mong muốn giải đáp những thắc mắc và mang cụ về để thờ phụng xứng đáng với tầm vóc của một vị danh nhân.


Cuộc truy tìm mộ cụ Đề Thám được hai người cháu nội tên là Hoàng Thị Hải (SN 1930) và Hoàng Thị Điệp (1932) - con gái ông Hoàng Hoa Phồn. Ông Hoàng Hoa Phồn là con trai út duy nhất của cụ Đề Thám với bà ba Đặng Thị Nho. Trong những ngày nguy cấp của cuộc khởi nghĩa, cụ Đề Thám đã đem ông Phồn gửi một người nghĩa quân nuôi giấu, nhờ đó mà đã thoát chết. Bà Hoàng Thị Điệp kể lại với con cháu rằng, cụ Đề Thám chết vì bệnh tật chứ không phải chết vì bị giặc giết hại. Những lời kể này được con cháu ghi lại làm tài liệu và hiện vẫn còn lưu giữ. Cụ Điệp nhớ lại trước kia đã được mẹ nói lý do chết của cụ Hoàng Hoa Thám là: “Mẹ tôi kể lại rằng, cụ không phải bị quân Pháp chặt đầu mà chết vì bệnh kiết lị. Cụ vốn đã kiệt sức và ốm nặng trong quá trình kháng chiến nên sức khoẻ rất yếu và mắc bệnh mà chết. Sau này, tôi có hỏi lại nhiều lần và đều được mẹ tôi trả lời như vậy”.


Hai bà cùng con cháu đã đi hết các nơi nghi là phần mộ của cụ để tìm kiếm. Và nhờ các cơ quan chức năng như Viện Sử học, Sở Văn hóa -Thông tin tỉnh Bắc Giang… và Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người vào cuộc để tìm. Gia đình đã tiến hành nhiều cuộc tìm kiếm ở các nơi nghi vấn như Yên Thế, Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) và thung lũng Đồng Sinh của tỉnh Lạng Sơn. Cuộc tìm kiếm diễn ra mười mấy năm trời, bắt đầu từ những năm 1990 của thế kỷ trước. Năm 2005, cụ Hoàng Thị Hải mất, cụ Hoàng Thị Điệp lại tiếp tục hành trình cùng các con, cháu.


Cuộc tìm kiếm phần mộ ở thung lũng Đồng Sinh


Vì công việc tìm kiếm mộ rất khó khăn nên gia đình hậu duệ cụ Đề Thám đã nhờ các cơ quan chức năng, có sự tham gia của Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người, giúp đỡ. Một trong những nơi đoàn tìm kiếm đầu tiên là thung lũng Đồng Sinh, Đông Ma thuộc Tân Lập, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.


Có nhiều lý do để tin rằng, cụ Hoàng Hoa Thám đã an nghỉ tại đây vì nơi này từng là chốn lui về của nghĩa quân Yên Thế. Hai thung lũng này được bao bọc bởi dãy núi Cai Kinh. Đây là nơi hiểm yếu, để vào được chỉ có một con đường duy nhất là băng qua Hang Tối - một hang đá rộng thông từ bên này qua bên kia của dãy núi Cai Kinh. Theo đoàn khảo sát, nơi này có nhiều nghi vấn hợp lý hơn cả vì đây chính là đại bản doanh của Cai Kinh, người đầu tiên gây dựng phong trào khởi nghĩa Yên Thế và cũng là chỉ huy, người thầy của cụ Hoàng Hoa Thám. Sau này, tên của Cai Kinh được đặt cho dãy núi. Vì vậy, sau giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, rất có thể cụ Đề Thám đã rút quân về đây ẩn náu, tránh sự truy sát của thực dân Pháp. Lý do chọn nơi đây để ẩn náu bởi đó là chỗ duy nhất thực dân Pháp không dám đánh tới vì toàn bộ xung quanh là rừng núi, nếu có bị tấn công cũng dễ bề phòng thủ hoặc lui sang mạn Võ Nhai, Thái Nguyên, hoặc quay về Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.


Sau 8 tháng khảo sát, cuối tháng 12.2009, đoàn bắt đầu tìm kiếm ở đây. Dưới sự giúp đỡ của Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người, các cuộc khai quật được tiến hành ở giữa các thung lũng và các gò cao. Thời gian đào bới tìm kiếm là 2 tuần, cùng với máy xúc và sự giúp đỡ của một đơn vị bộ đội công binh gần đó. Cuộc tìm kiếm tập trung nhiều nhất là ở một chiếc gò cao giữa thung lũng, vị trí được các nhà ngoại cảm chỉ dẫn là nơi cụ Hoàng Hoa Thám yên nghỉ.


Sau nhiều ngày tiến hành khai quật, trong các hố khai quật được mở, có tìm được một số dấu tích chứa di cốt người nhưng không có cơ sở để khẳng định đó là hài cốt của cụ Hoàng Hoa Thám. Theo chỉ dẫn của các nhà ngoại cảm, cụ Hoàng Hoa Thám khi mất được chôn cất bằng gỗ tốt nên không có lý do gì mà không còn lại dấu tích của xương cốt. Vì vậy, cuộc tìm kiếm ở thung lũng Đồng Sinh, Đông Ma, Tân Lập huyện Hữu Lũng đã tạm gác lại.


Cuộc tìm kiếm phần mộ tại Yên Thế


Nhiều tài liệu lịch sử còn ghi lại, Hố Lẩy chính là nơi Đề Thám bị sát hại. Vì vậy, địa điểm tìm kiếm tiếp theo được tiến hành tại Hố Lẩy, Yên Thế. Nơi được cho là có mộ cụ Hoàng Hoa Thám tại địa danh Hố Lẩy nằm cuối vườn vải nhà chị Nguyễn Thị Thủy (thôn Đồng Gia, xã Tân Hiệp, huyện Yên Thế) chỉ là một khu đất bằng phẳng. Theo lời kể của chị Thủy, trước đây, ngôi mộ được đắp cao, phía trước có tấm bia xây bằng gạch. Nhưng mấy chục năm qua, những dấu tích đó đã không còn nữa. Nơi đây cũng từng được Phòng Văn hóa -Thông tin huyện tiến hành khảo sát ngay từ những năm 1990-1991, tuy nhiên kết quả thu được không rõ ràng.


Việc tìm kiếm cũng được tiến hành tại làng Trủng nơi con trai út của cụ Hoàng Hoa Thám là Hoàng Hoa Phồn sống ở đó, vì có thuyết kể rằng, cụ Đề Thám mất và được chôn tại làng Trủng (xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên), cụ đã sống tại gia đình cụ Thống Luận cho tới khi nhắm mắt xuôi tay. Chính Thống Luận đã nuôi Đề Thám khi cụ bị bệnh, đã chôn Đề Thám khi Đề Thám chết. Về sau, Thống Luận còn gả con gái của mình cho con trai út của Đề Thám là Hoàng Hoa Phồn. Ở làng Trủng cũng có một ngôi đền thờ Hoàng Hoa Thám, ngôi đền tọa lạc trên một khu đất cao, cách đó vài trăm mét có tấm biển ghi “Nơi đây lãnh tụ phong trào khởi nghĩa Yên Thế đã sống thời niên thiếu”. Cũng có thuyết cho rằng, mộ cụ được chôn dưới nền đình làng Trủng, lại cũng có người cho rằng, xưa kia Thống Luận đã chôn cụ ngay dưới gốc cây đa để che mắt kẻ thù.


Tuy nhiên, tất cả những cuộc tìm kiếm đó đều không mang lại kết quả và được ghi chép chi tiết và bảo tồn tại Nhà triển lãm cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế tại thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế. Mãi cho tới thời gian sau này, khi cuộc tìm kiếm phần mộ diễn ra ở Mai Trung, huyện Hiệp Hòa thì mới có những chứng cứ rõ ràng hơn.


Kỳ tiếp: Bí ẩn ngôi mộ của người ăn mày và những nghi vấn nơi chôn cất cụ Hoàng Hoa Thám








via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Cháy nổ trạm biến áp khiến nhiều người hoảng loạn

Cháy nổ trạm biến áp khiến nhiều người hoảng loạn

Trách nhiệm công dân của Mỹ Linh


Trách nhiệm công dân của Mỹ Linh


Lê Thanh Phong

Cô gái Võ Thị Mỹ Linh - sinh năm 1989, từ Nepal viết một lá thư “Gửi bác Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo”. Lá thư của Mỹ Linh gây sự chú ý của cộng đồng, không phải vì nó gây “sốc” theo kiểu bà Tưng, mà có sự lôi cuốn vì cái đẹp chứa đựng bên trong.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Thi về “Ý tưởng khởi nghiệp” có giải thưởng lên đến 300 triệu đồng

Thi về “Ý tưởng khởi nghiệp” có giải thưởng lên đến 300 triệu đồng

Phát động cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp của VPBank.


Đối tượng dự thi là công dân đang sinh sống và học tập tại VN trong độ tuổi từ 18-25, là sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Mỗi đội thi tối đa có 5 thành viên và có thể tham gia nhiều đề án. Cuộc thi với 3 giai đoạn từ 25.11 đến 25.1.2015. Giải thưởng lớn lên tới 300 triệu đồng.

Điểm đáng lưu ý của cuộc thi là các thí sinh có cơ hội được huấn luyện trực tiếp và sự chia sẻ từ các doanh nhân thành đạt, từ những tấm gương khởi nghiệp thành đạt và những người giàu kinh nghiệm đồng thời cũng là chuyên gia trong các lĩnh vực tài chính, thương hiệu, PR, truyền thong, nhân sự…


Khi đề án khởi nghiệp khả thi được triển khai và đi vào hoạt động, thành lập Cty, cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ và ưu đãi đặc biệt từ VPBank thong qua các gói sản phẩm được xây dựng riêng cho từng loại hình doanh nghiệp. Thí sinh có thể đăng kí và tìm hiểu về cuộc thi tại http://ift.tt/1rr5Jdy hoặc http://ift.tt/1ARAVLy.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Khống chế giờ đăng ký khách thăm vịnh Hạ Long: Cảng giành khách với chủ tàu?

Khống chế giờ đăng ký khách thăm vịnh Hạ Long: Cảng giành khách với chủ tàu?

Cách thức này - theo lý giải của các cơ quan chức năng - nhằm hạn chế “cò” hoạt động, nhưng thực chất khách và chủ tàu đều thua thiệt, chỉ có Cty BX-BT QN hưởng lợi.


Ngay khi áp dụng hình thức này, từ ngày 1.1.2014, hàng loạt các chủ tàu hoạt động trên vịnh Hạ Long đã có ý kiến phản đối. Tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh với các DN mới đây, Chi hội tàu du lịch Hạ Long lại làm “nóng” hội trường khi tiếp tục nêu ra vấn đề trên.


Trước đây, việc thuê và cho thuê tàu là do khách và chủ tàu quyết định. Nhưng, từ 1.1.2014, chủ tàu chỉ có quyền quyết định vấn đề trên với số khách đã đăng ký trước 16h30 hôm trước; còn từ thời điểm đó cho đến cuối ngày hôm sau là do Cty BX-BT QN sắp xếp và được hưởng 5% từ tiền cho khách thuê tàu.


“Có khi cả ngày hôm sau chúng tôi ngồi chơi, dù khách quen hoặc do các mối quen cung cấp đến khá đông, nhưng vì hôm trước chưa đăng ký, nên Cty BX-BT QN điều phối cho các chủ tàu khác” - một chủ tàu bức xúc. Nói chủ trương này nhằm hạn chế các chủ tàu trốn thuế thì cũng không đúng, bởi mỗi chuyến dù nhiều hay ít, mỗi tàu vẫn phải đóng thuế từ 80.000 - 90.000 đồng/giờ.


Cty BX-BT QN “giúp” khách thuê tàu theo hai hình thức:1,6 triệu đồng/chuyến hoặc 100.000 - 150.000 đồng/người/lượt. Nếu ít khách, có thể áp dụng mức 1,6 triệu đồng/chuyến; trong trường hợp 15 khách trở lên thì áp dụng phương án 2. Trong khi đó, hợp đồng trực tiếp với chủ tàu, khách chỉ phải trả từ 1.000.000-1.400.000 đồng/chuyến.


“Hầu hết khách của chúng tôi đều do các mối quen cung cấp. Khách được các mối đưa đón ra tận bến cảng, và ra cảng thường là đi thăm vịnh luôn. Nhưng, thuê tàu của chính chúng tôi qua Cty BX-BT QN, khách thường phải đợi khá lâu vì họ còn phải gom khách, mà càng đông thì hoa hồng càng cao” - ông chủ của một đội tàu du lịch cho biết.


Bất cập, chủ tàu mất mối khách quen


Thực tế, không phải khách nào cũng ấn định thời gian đi thăm vịnh cụ thể; thậm chí đăng ký nhưng sau đó lại đổi lịch. Vì thế, áp dụng chính sách này, cả chủ tàu và khách thiệt đủ đường.


“Có nhiều khách quen do tắc đường, đổi lịch bay nên tới Hạ Long sau 16h30. Khi đó mới quyết định hôm sau đi thăm vịnh thì nghiễm nhiên số khách này thuộc về Cty BX-BT QN” - một chủ tàu khác xin được giấu tên bức xúc - “Một nhóm khách đã đăng ký từ hôm trước, nhưng hôm nay mời thêm được một số bạn bè đi cùng thì số mới này hoặc phải đi ngày hôm sau, hoặc phải thuê tàu khác do Cty BX-BT QN chỉ định”.


Theo các chủ tàu, để có nguồn khách ổn định không phải dễ, bởi họ phải có quan hệ tốt với các cty du lịch, các nhà hàng khách sạn.


“Nếu cứ đợi Cty BX-BT QN phân bổ khách cho tàu của mình thì có khi vài ngày mới được chuyến. Nhưng, với chủ trương “đăng ký hạn chót 16h30”, nhiều khi họ vô tình mất khách vào tay Cty BX-BT QN” - một chủ tàu tên M chia sẻ - “Cách làm đó khiến các chủ tàu năng động trong việc tìm nguồn khách nản lòng, ảnh hưởng đến cả nguồn cung cấp khách hàng của chúng tôi.”


Có một điều lạ, tại sao việc áp dụng “đăng ký hạn chót 16h30” chỉ thực hiện ở cảng tàu du lịch Bãi Cháy - nơi có số lượng tàu du lịch áp đảo - trong khi ở các cảng Vinashin, Tuần Châu thì lại không?


Và, không biết dựa vào đâu, Cty BX-BT QN lâu nay yêu cầu các chủ tàu phải cung cấp các hợp đồng đã ký với các khách hàng, trong khi, Cty BX-BT QN cũng chỉ là doanh nghiệp đơn thuần, còn HĐ là “chuyện bí mật, nguồn khách riêng của mỗi chủ tàu”?







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Tạo mọi điều kiện để người khuyết tật hoà nhập với cộng đồng

Tạo mọi điều kiện để người khuyết tật hoà nhập với cộng đồng


Về công ước cho người khuyết tật, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho biết hiện số người khuyết tật ở Việt Nam trên 7 triệu người, số lượng rất lớn và đòi hỏi ngân sách không nhỏ. Ở các nước phát triển, đời sống người khuyết tật được chú trọng, họ được ưu tiên và đâu đâu cũng nhìn thấy sự ưu tiên đó. "Nhà 2 tầng thôi cũng có chỗ lên cho người khuyết tật; xe buýt cũng có chỗ riêng cho người khuyết tật; thậm chí chỗ đỗ xe đã kín song chỗ dành cho người khuyết tật vẫn để trống" - đại biểu Cương dẫn chứng.




Ở VN, thời gian qua Chính phủ đã quan tâm nhiều tới người khuyết tật song hiện nay chưa được như mong muốn, sự quan tâm vẫn còn ít ỏi. "Làm sao để ý thức của tất cả được quan tâm tới người khuyết tật cũng khó, đơn giản như việc sang đường, người bình thường cũng sợ huống hồ là người khuyết tật. Thói quen không nhường nhịn đã ăn sâu vào tất cả mọi người" - đại biểu Cương chia sẻ.


ĐB Thích Thanh Quyết (Quảng Ninh) nói rằng, cần làm cho toàn xã hội nhận thức rõ khát vọng của người khuyết tật là hoà nhập với môi trường sống và người xung quanh; toàn xã hội tạo điều kiện để người khuyết tật thực hiện các quyền của mình. Đồng thời, cần tạo ra một môi trường thuận lợi để người khuyết tật tham gia học tập, phát triển, lựa chọn công việc phù hợp bởi thực tế chứng minh, người khuyết tật có thể lao động sáng tạo, tự nuôi sống mình và đóng góp cho xã hội, đất nước.


Trong buổi chiều ngày 24.11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi) và nghị quyết thi hành Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi); biểu quyết thông qua Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi) và nghị quyết thi hành Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi) với số phiếu đồng thuận cao.








via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Gia Lai: Sản phụ tử vong khi sinh mổ

Gia Lai: Sản phụ tử vong khi sinh mổ

Sản phụ Huyền nhập viện lúc 15h15, ngày 21.11, khi đang có thai ở tuần thứ 40, được chỉ định mổ lúc 20h15 cùng ngày. Quá trình phẫu thuật, bé trai nặng 3,3kg ra đời an toàn. Trong quá trình khâu cơ tử cung do bác sĩ Phạm Thị Lệ Hằng thực hiện, tim của sản phụ đột ngột ngừng đập. Tiếp đó, bác sĩ Trần Thị Thảo - Phó Trưởng khoa Sản - tiến hành cắt tử cung bán phần thấp, rồi chuyển vào Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc thì đến 22h15, sản phụ Huyền tử vong.ĐÌNH VĂN







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử