PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

3 người chết, 35 người bị thương và mất tích do bão số 10

3 người chết, 35 người bị thương và mất tích do bão số 10
3 người chết, 35 người bị thương và mất tích do bão số 10Ảnh: Linh Đan.

Bão số 10 càn quét miền Trung đã khiến cuộc sống người dân sáng nay hoàn toàn bị đảo lộn.


Theo báo cáo mới nhất của BCĐ PCLBTƯ, tính đến 6 giờ sáng nay ngày 1.10, bão đã làm 3 người chết (Quảng Bình), 35 người bị thương và mất tích. Riêng tại rốn bão Đồng Hới – Quảng Bình, đã có gần 90.000 nhà bị tốc mái, hàng chục nhà bị sập hoàn toàn. Nhiều trường học đã bị tốc mái và hư hỏng nặng.


Đặc biệt, theo sở NNPTNT Quảng Bình, hơn 70% diện tích cây cao su đã bị gãy đổ (thống kê trước mắt khỏang 10.000 ha). Hầu hết ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến TT.Huế, thiệt hại về tài sản đang tăng dần theo số liệu thống kê. Kênh mương sạt lở, một số tuyến giao thông bị tắc cục bộ.


Tại Quảng Trị, có 35 cột cao thế, 74 cột hạ thế bị nghiêng, đổ. Đường dây cao thế, hạ thế bị đứt hơn 100 vị trí. Về diện tích nông nghiệp bị thiệt hại, hiện sở NNPT các tỉnh vẫn đang tích cực thống kê số liệu sau sự tàn phá khủng khiếp của bão số 10.


Sáng nay, thời tiết tại Quảng Bình đã trở lại bình thường. Trời nắng nhẹ, không hề còn mưa. Tuy nhiên, tàn tích sau bão, theo nhiều người dân là không thể nào tưởng tượng nổi. Cuộc sống của người dân TP.Đồng Hới đang bị đảo lộn nghiêm trọng.


Chị Trương Thanh Nga (ngụ ở phường Đồng Phú, Đồng Hới) vẫn chưa hết bàng hoàng: “Hầu như nhà nào cũng bị tốc mái, cây cối đổ rạp khiến xe ô tô khó khăn để di chuyển. Các bảng hiệu tan nát khắp mọi tuyến phố. Ngay cả các hàng ăn sáng, tìm mãi nhưng chúng tôi không thể kiếm được bất kỳ hàng ăn nào”.


Các cán bộ viên chức tại đây đã được huy động đến công sở sớm để dọn dẹp tàn tích sau bão. Tại trụ sở Sở NNPTNT tỉnh, nhiều cửa kính bị vỡ, cây gãy đổ ngổn ngang khắp sân. Nước tràn vào sàn nhà khiến nhiều giấy tờ lưu trữ bị tổn hại.


Theo Tập đoàn Điện lực VN (EVN), đến 23h đêm ngày 30.9, EVN đã đóng điện thành công đường dây 500kV Bắc Nam, khôi phục lại liên kết toàn bộ Hệ thống điện quốc gia. Đồng thời Tập đoàn đã khôi phục xong toàn bộ các đoạn đường dây 220kV bị sự cố trong vùng bị ảnh hưởng của bão số 10.


Cơ quan này đang tiếp tục chỉ đạo Tổng Công ty Điện lực miền Trung tập trung nhân lực và phương tiện tiếp cận hiện trường, khẩn trương kiểm tra lưới điện để khắc phục ngay các sự cố lưới điện 110 kV và trung hạ áp, đảm bảo cung cấp điện an toàn trở lại trong thời gian sớm nhất.







via Xã hội

Bão số 10: Hình ảnh "không thể tưởng tượng" sập cột thu phát sóng

Bão số 10: Hình ảnh "không thể tưởng tượng" sập cột thu phát sóng
Bão số 10: Hình ảnh

Tại hiện trường là những hình ảnh “không thể tưởng tượng được” về hậu quả khủng khiếp của bão số 10.


Chiếc cột cao gần 150 đổ sập xuống đất, trùm lên tòa nhà hai tầng của Trạm phát sóng phát thanh Đồng Hới, làm bẹp dúm một xe ô tô tại Bến xe Đồng Hới cách đó chừng 100m.


Sáng nay 1.10, PV Lao Động đã có mặt tại hiện trường vụ sập cột thu phát sóng Đài phát sóng phát thanh Đồng Hới (Quảng Bình) – thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam cao gần 150m.


Theo thông tin từ cơ quan chức năng, vào khuya hôm qua (ngày 30.9), lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể thứ hai trong vụ tai nạn kinh hoàng nói trên. Hậu quả ban đầu vụ sập cột thu phát sóng Đài phát sóng phát thanh Đồng Hới được xác định là 2 người chết tại chỗ là anh Lê Thanh Nghị và Nguyễn Chí Thành, một người trọng thương.


Ông Đinh Hữu Viện, nhà ở sát Trạm phát sóng bằng hoàng kể lại “sự việc xảy ra vào khoảng 16g30, sau một tiếng “rầm” kinh hoàng, hiện trường là một đống đổ nát…”.


* Dưới đây là những hình ảnh mà PV Lao Động vừa nghi nhận được từ hiện trường sáng nay (1.10):

















































via Xã hội

Bão số 10: Hình ảnh "không thể tưởng tượng" vụ sập cột thu phát sóng

Bão số 10: Hình ảnh "không thể tưởng tượng" vụ sập cột thu phát sóng
Bão số 10: Hình ảnh

Tại hiện trường là những hình ảnh “không thể tưởng tượng được” về hậu quả khủng khiếp của bão số 10.


Chiếc cột cao gần 150 đổ sập xuống đất, trùm lên tòa nhà hai tầng của Trạm phát sóng phát thanh Đồng Hới, làm bẹp dúm một xe ô tô tại Bến xe Đồng Hới cách đó chừng 100m.


Sáng nay 1.10, PV Lao Động đã có mặt tại hiện trường vụ sập cột thu phát sóng Đài phát sóng phát thanh Đồng Hới (Quảng Bình) – thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam cao gần 150m.


Theo thông tin từ cơ quan chức năng, vào khuya hôm qua (ngày 30.9), lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể thứ hai trong vụ tai nạn kinh hoàng nói trên. Hậu quả ban đầu vụ sập cột thu phát sóng Đài phát sóng phát thanh Đồng Hới được xác định là 2 người chết tại chỗ là anh Lê Thanh Nghị và Nguyễn Chí Thành, một người trọng thương.


Ông Đinh Hữu Viện, nhà ở sát Trạm phát sóng bằng hoàng kể lại “sự việc xảy ra vào khoảng 16g30, sau một tiếng “rầm” kinh hoàng, hiện trường là một đống đổ nát…”.


* Dưới đây là những hình ảnh mà PV Lao Động vừa nghi nhận được từ hiện trường sáng nay (1.10):

















































via Xã hội

Kiến nghị của cử tri ngành GDĐT TPHCM: Phải để giáo viên sống được bằng nghề

Kiến nghị của cử tri ngành GDĐT TPHCM: Phải để giáo viên sống được bằng nghề

Trong buổi làm việc giữa ông Huỳnh Thành Lập, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM và các đại biểu Quốc hội với cử tri ngành GDĐT TPHCM ngày 28.9, nhiều ý kiến, tâm tư, kiến nghị của giáo viên, cán bộ quản lý đã bày tỏ những vấn đề bức xúc.


Trước thực tế mức lương của giáo viên mới ra trường khoảng 3,1 triệu đồng/tháng, Giám đốc Sở GDĐT Lê Hồng Sơn bày tỏ kiến nghị: Thông tư 17 ban hành năm 2012 của Bộ GDĐT quy định về dạy thêm - học thêm cần được điều chỉnh không quá chặt chẽ đối với giáo viên để họ sống được với nghề. Nếu có được tác động thêm của đại biểu Quốc hội cho Thông tư 17 thì rất tốt. Cần có những cơ chế thoáng hơn trong việc tổ chức dạy thêm - học thêm. Chỉ cần quản lý làm sao để giáo viên không tổ chức dạy một cách tiêu cực, bắt ép học sinh. Trong khi đời sống giáo viên chúng ta không đảm bảo được thì phải để giáo viên sống được bằng nghề của mình.


Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng phòng GDĐT Quận 5 góp ý: “Thông tư 17 có tiêu chí là cấm dạy thêm - học thêm học sinh hai buổi khi học sinh đã tham gia học hai buổi/ngày. Theo tôi, không nên dùng từ “cấm dạy thêm” mà nên thay bằng cách tổ chức quản lý như thế nào về dạy thêm. Chúng tôi sẵn sàng phê bình, góp ý những giáo viên làm sai nhưng nhu cầu học thêm là có thật”.


Xung quanh vấn đề thu chi đầu năm học, nhiều ý kiến đã đề cập thẳng đến bản chất của vấn đề: Các trường bị yêu cầu phải phải nâng cao chất lượng giáo dục, phải xây dựng trường tiên tiến, hiện đại. Trong khi đó, ngân sách cấp về chỉ đủ để trả lương, thậm chí không đủ tiền phụ cấp. Vậy lấy tiền đâu để trường có các hoạt động? Vì thế, hiệu trưởng phải nghĩ đến việc phối hợp với phụ huynh. Nếu có đủ ngân sách, chắc chắn các vấn đề về lạm thu sẽ không xảy ra.


Trước thực tế thiếu bảo mẫu, cấp dưỡng, giáo viên mầm non, tổng phụ trách đội nên không thể thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng mô hình dạy học 2 buổi/ngày, nhiều hiệu trưởng kiến nghị cần phải xem xét lại quy định về định biên đã lạc hậu để tăng thêm biên chế cho ngành, cho trường. Bà Võ Ngọc Thu nêu ý kiến: “Hiện nay chưa có định biên của chế độ bảo mẫu, cấp dưỡng, tổng phụ trách đội, trong khi chính Bộ GDĐT đề nghị với tất cả tỉnh, thành là phải phấn đấu làm sao cho học sinh học hai buổi/ngày. Để làm được điều này phải đưa đến chuyện tổ chức bán trú trong nhà trường. Nhưng khi tổ chức bán trú thì phải có đội ngũ bảo mẫu, cấp dưỡng. Đội ngũ này các trường phải hoàn toàn tự lực, phải bồi dưỡng bằng tiền thu của phụ huynh. Với những mức bồi dưỡng này không thể đảm bảo cho đời sống hiện nay của họ”.


Đề cập đến đề án đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục sau năm 2015 như Bộ GDĐT đang đặt ra, các cử tri bày tỏ băn khoăn về lộ trình, phương thức thực hiện và kiến nghị phải có chính sách bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Nếu thay đổi chương trình theo hướng học 3 môn bắt buộc và 3 môn tự chọn thì việc dư thừa giáo viên sẽ được giải quyết như thế nào?


Ông Lê Hồng Sơn kiến nghị đại biểu Quốc hội thúc đẩy làm sao để Luật Nhà giáo đang dự thảo được ban hành sớm hơn. Luật Nhà giáo sớm được ban hành để rõ rằng nhà giáo không chỉ là người trực tiếp đứng lớp mà còn rất nhiều thành viên khác đang thực hiện góp phần cho tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường.







via Xã hội

Rau sạch có an toàn?

Rau sạch có an toàn?

Gần đây, các bà nội trợ ở Hà Nội đã bước đầu có thói quen vào siêu thị mua rau sạch. Rau siêu thị về “lý luận” phải sạch hơn. Chuyện này còn dài lắm. Nhưng chuyện “nóng” hiện nay là rau siêu thị lại rẻ hơn mua ngoài chợ, ngoài đường. Thế mới lạ!


Nhưng chuyện lạ hơn là Hà Nội có 12.400ha đất trồng rau. Riêng rau an toàn mỗi tháng sản xuất 24.000 tấn (4.500ha chuyên trồng rau sạch). Nhưng hệ thống phân phối rau sạch chỉ tiêu thụ được có 30 tấn. Còn lại bán chợ như rau “bẩn”? Chưa có câu trả lời. Nói bà con ta không thích ăn rau an toàn lại không thể phát ngôn bừa được.


Ấy là chưa nói cả sạch và chưa an toàn, rau Hà Nội mới đáp ứng được 60% nhu cầu của 6,3 triệu dân thủ đô. Còn lại là rau Đà Lạt và tất nhiên có rau quả TQ, có khi TQ còn áp đảo một số mặt hàng. Rau TQ, kể cả rau Đà Lạt có an toàn không? Nói TQ nhiều độc hại thì độc hại mức nào, bao nhiêu? Cũng chưa bao giờ có câu trả lời đầy đủ. Các nhà “hay nói” thì đã nói ngay: Rau an toàn hay vấn đề an toàn rau hoàn toàn dựa vào ý thức tự giác. Nghe như “vấn đề tư tưởng” chứ không phải vấn đề sản xuất và đời sống. Có tờ báo rút tít “Dân không tin có rau sạch”. Thế thì còn gì mà nói nữa nhỉ?


Rửa sạch, ngâm nước muối, nước ôzôn có sạch không? Một câu hỏi lớn chưa lời đáp - cho đến hôm nay vẫn sợ rau. Mới chỉ nói rau thôi đấy nhá!







via Xã hội

Hậu Giang: Dân “vây” quỹ tín dụng nhân dân

Hậu Giang: Dân “vây” quỹ tín dụng nhân dân

Bức xúc vì không thể rút tiền đã gửi, ngày 30.9, nhiều người dân đã kéo đến “vây” trụ sở Quỹ tín dụng nhân dân Hậu Giang (TP.Vị Thanh).


Một lãnh đạo Quỹ tín dụng cho biết: “Đơn vị đã cho vay ra khoảng 60 tỉ đồng, nhưng số vốn này chưa thu hồi được, đang nhờ CA hỗ trợ để thu hồi. Số tiền thiếu bà con đã quá hạn khoảng 20 tỉ, trong tuần này, chúng tôi sẽ khắc phục giải quyết tiền gốc và lãi cho tất cả khách hàng đã đến hạn rút tiền”. Sau khi phía quỹ tín dụng giải thích, người dân mới giải tán.

Được biết, Thường trực UBND tỉnh đã có đề nghị Ngân hàng Nhà nước VN hỗ trợ nguồn vốn vay đặc biệt để xử lý nợ xấu của quỹ tín dụng này. Khi có được nguồn vốn, đơn vị sẽ xử lý sớm để trả tiền cho người dân.








via Xã hội

Hà Tĩnh: Bão số 10 đổ bộ gây nhiều thiệt hại nặng nề

Hà Tĩnh: Bão số 10 đổ bộ gây nhiều thiệt hại nặng nề
Hà Tĩnh: Bão số 10 đổ bộ gây nhiều thiệt hại nặng nề Nhà dân bị thiệt hại nặng nề khi bão đổ bộ vào đất liền.

Ngày 30.9, bão số 10 (tên quốc tế là Wutip - Con Bướm) đã đổ bộ vào đất liền gây mưa vừa đến mưa to, sức gió tăng giật cấp 8 đến cấp 9 tăng lên cấp 10 đã làm tốc mái hàng trăm nhà dân, gây thiệt hại nặng nề.


Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Kỳ Anh, hiện tại chưa có thiệt hại về người nhưng một số xã như Kỳ Thư, Kỳ Nam, Kỳ Thịnh, Kỳ Trinh…bị ngập úng cục bộ và làm tốc mái 278 ngôi nhà, các công trình trường học, trụ sở trạm y tế, bưu điện và khiến hàng trăm cây bị đổ gãy.


Trước diễn biến phức tạp của bão, các chính quyền địa phương phối với lực lượng Công an, bộ đội biên phòng giúp dân chằng chéo nhà cửa các công trình đề phòng lốc xoáy. Ngoài ra, phân công các lực lượng giám sát, lập chốt tại các ngầm, tràn xung yếu để đảm bảo an toàn tính mạng cũng như tài sản của nhân dân. Riêng tại xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có 2 thuyền gỗ bị sóng đánh trôi.











Lực lượng biên phòng giải cứu nhóm công nhân bị mắc kẹt.



Cũng trong chiều 30.9, Thượng tá Võ rọng Hải, Chỉ huy trưởng BCH Biên phòng Hà Tĩnh cho biết. Lực lượng BĐBP tỉnh vừa cứu 40 công nhân bị mắc kẹt trong mưa bão. Theo đó, khoảng 16 giờ chiều cùng ngày một nhóm công nhân đang thi công cầu tại công trường cầu Sông Quyền do chủ trước tình hình mưa bão nên không đi sơ tán mà ở trong continer tại công trường đến khi thấy bão to, mưa lớn mực nước dâng cao, buộc nhóm công nhân này phải dùng điện thoại cầu cứu lực lượng biên phòng.


Sau khi nhận được tin cứu nạn cứu hộ Đồn biên phòng 176 Hà Tĩnh đã nỗ lực tiếp cận tìm kiếm. Do mực nước dâng nhanh nên gặp nhiều khó khăn đến 19 giờ cùng ngày lực lượng biên phòng đã tiếp cận hiện trường và đưa nhóm công nhân vào bờ an toàn.


Cùng với huyện Kỳ Anh, tại huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) cũng đôn đốc theo giõi, bám sát diễn biến của bão. Đồng thời thăm hỏi, động viên hơn 5 triệu đồng và 200 thùng mỳ tôm tới bà con nhân dân trú bão.


Học sinh toàn tỉnh nghỉ học để tránh bão


Chiều nay Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cũng chỉ đạo các Phòng GD tổ chức sơ tán học sinh ở những vùng biển như Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Nghi Xuân về nơi trú bão an toàn. Đồng thời thông báo và cho học sinh ở các bậc học ở các trường học trên địa bàn Hà Tĩnh đã nghỉ học tránh bão số 10.







via Xã hội

Bão số 10: Đổ cột thu phát sóng đài tiếng nói, 2 người tử nạn

Bão số 10: Đổ cột thu phát sóng đài tiếng nói, 2 người tử nạn
Bão số 10: Đổ cột thu phát sóng đài tiếng nói, 2 người tử nạnBão quật ngã cột thu phát sóng...

Khoảng 17 giờ chiều nay 30/9, cột phát sóng trung của Đài Tiếng nói Việt Nam tại phường Đồng Phú, TP Đồng Hới, Quảng Bình cao hơn 100m vừa được xây dựng đã gãy, đổ sập khiến 2 người chết tại chỗ, 1 người bị thương nặng.


Ghi nhận vào cuối giờ chiều nay, bão số 10 đã khiến hàng ngàn ngôi nhà ở Quảng Bình bị tốc mái, hư hỏng; cây cối gãy đổ ngổn ngang, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn.


Bão cũng khiến cột thu phát sóng Viettel ở xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh bị gãy đổ, nằm vắt ngang trên QL1A, gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.


Đặc biệt, vào khoảng 17 giờ chiều nay, cột phát sóng trung của Đài Tiếng nói Việt Nam tại phường Đồng Phú, TP Đồng Hới, cao hơn 100m, vừa được xây dựng đã bị gãy đổ. Vụ tai nạn này đã làm 2 người chết tại chỗ, 1 người bị thương nặng đang được cấp cứu tại bệnh viện.


Theo Dân trí







via Xã hội

Vây bắt tên cướp sống 10 ngày trong rừng chỉ với chiếc bật lửa

Vây bắt tên cướp sống 10 ngày trong rừng chỉ với chiếc bật lửa

Trong lịch sử về tội phạm của Việt Nam có lẽ hiếm có tên cướp nào sau mỗi lần gây án lại lên núi lẩn trốn. Có lần chỉ với duy nhất một chiếc bật lửa trong tay mà hắn có thể sống được 10 ngày trên núi, bất chấp điều kiện thời tiết và địa hình hiểm trở. Hắn thông thạo địa hình, cùng với khả năng bẫy thú và hái hoa quả nên đã sống trong thời gian dài trước sự vây bắt của các lực lượng chức năng.


Đón đọc ấn phẩm Lao Động & Đời sống số 25


Đó là tên cướp Triệu Sinh Tưởng, sinh năm 1992, trú tại thôn Yên Sơn, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội, vừa gây ra vụ cướp táo tợn trên địa bàn.

Đứa con bất trị


Qua tìm hiểu của phóng viên, ông Triệu Văn Phục và bà Lý Thị Mùi (cùng sinh năm 1962) sinh được 4 người con (2 trai, 2 gái). Người anh đầu và hai người chị gái đều đã lập gia đình. Là con út, nên Triệu Sinh Tưởng được bố mẹ và anh chị trong gia đình nuông chiều ngay từ bé. Sớm bỏ học rồi ngao du cùng đám bạn xấu, tụ tập rượu chè, cờ bạc.


Đến nỗi người bố vì không dạy bảo được con nên sinh ra chán nản rồi thành nát rượu. Sau một thời gian, bao tài sản tích cóp của hai ông bà đã bị thằng con út lần lượt mang đi cầm cố lấy tiền ăn chơi. Khi trong nhà đã cạn, thì Tưởng bắt đầu sang nhà hàng xóm, hễ sơ sẩy thứ gì là chôm chỉa thứ đó.


Trước sự tác oai, tác quái của Tưởng, người dân đã trình báo với cơ quan chức năng địa phương và Tưởng đã bị tóm gọn khi đang thực hiện hành vi trộm cắp của mình. Với tội danh trên, Tưởng đã bị kết án và đưa đi cải tạo cách đây khoảng 1 năm và mới mãn hạn tù về nhà được hơn 2 tháng.


Nhưng, với bản tính lười làm ham chơi, Tưởng lại “ngựa quen đường cũ”, vừa về hôm trước thì hôm sau hắn lại tìm đến những đối tượng bất hảo ở địa phương.


Cách đây không lâu vì muốn lấy xe máy đẹp của anh trai đi chơi nhưng anh trai nhất định không đưa chìa khóa, bởi đã nhiều lần người anh phải đi chuộc xe do em mang đi cầm cố, bực tức, Tưởng đã rút dao chém cả anh trai khiến người anh phải đi khâu hơn 10 mũi ở trạm y tế xã. Vì là em trai, lại mới ra tù nên người anh đã không tố cáo việc làm của em trai mình với cơ quan chức năng.


Vụ cướp táo tợn


Một chiến sĩ Công an huyện Ba Vì tham gia phá án kể lại: “Vào sáng ngày 15.9.2013, Công an huyện Ba Vì nhận được đơn trình báo của chị Đinh Thị Phượng, 30 tuổi, là chủ tiệm may trú tại thôn Gò Sống, xã Tản Lĩnh về việc chị bị cướp.


Lúc nửa đêm chị Phượng bị một đối tượng đột nhập vào nhà, sau đó dùng dao khống chế, cướp đi một nhẫn vàng, một điện thoại di động và một số tiền mặt. Ngay sau đó, các điều tra viên đã có mặt để khám nghiệm hiện trường và lấy lời khai của nạn nhân.


Theo lời khai của chị Phượng với cơ quan chức năng: Lúc đó khoảng 2 giờ sáng, khi chị và con nhỏ đang ngủ say thì một nam thanh niên lẻn vào nhà lục soát tủ, lấy trộm tài sản. Tiếng động làm chị tỉnh giấc liền cất tiếng hỏi: Ai đấy? Vừa dứt lời thì chị đã bị đối tượng đột nhập lao đến kề dao vào cổ và uy hiếp là sẽ giết cả hai mẹ con nếu kêu la hoặc không giao nộp tài sản cho hắn.


Dù trong đêm tối nhưng chị vẫn nhận được giọng nói của tên cướp táo tợn là người địa phương và độ tuổi trên dưới 20. Để đảm bảo an toàn tính mạng của 2 mẹ con trong lúc đêm khuya và lo sợ tên cướp manh động, có thể gây nguy hiểm cho đứa con mới 5 tháng tuổi đang ngủ, chị Phượng đã dậy lấy tiền và tháo chiếc nhẫn vàng trên tay đưa cho đối tượng.


Theo lời kể của nạn nhân thì “đối tượng mặc quần soóc, áo phông màu đen có in chữ trắng và còn xưng chị, em”. Một chi tiết quan trọng là trong quá trình lấy tiền và tháo nhẫn vàng đưa cho đối tượng, chị Phượng phát hiện đối tượng có vết sẹo dài hơn 5cm tại đầu gối.


Lẩn trốn trong rừng


Sau khi đã xác định được nghi phạm gây án, các mũi trinh sát cũng được huy động tỏa đi các tiệm vàng trên địa bàn để xác minh, truy thu tang vật. Không lâu sau đó, lực lượng phá án đã phát hiện chiếc nhẫn vàng của chị Phượng vừa được bán tại hiệu vàng nằm gần trụ sở Đồn công an Tản Viên.


Chủ cửa hàng vàng cho biết ngày 17.9, có hai người đàn ông, một người đội mũ tai bèo che kín nửa mặt đã mang bán chiếc nhẫn này. Nhưng điều đáng tiếc, trong lúc mua bán, camera ghi hình của cửa hiệu vàng lại ngừng hoạt động.


Không chịu bó tay, ngay trong buổi chiều ngày 17.9, các trinh sát đã tìm ra đầu mối xác định danh tính đối tượng, vì đã phát hiện, thu hồi được chiếc điện thoại của nạn nhân tại một cửa hàng sửa chữa điện tử. Từ camera an ninh của cửa hàng đã ghi lại hình ảnh hai người đàn ông mà theo miêu tả đã đến bán vàng ở cửa hàng vàng gần đó. Cảnh sát hình sự đã nhanh chóng làm rõ danh tính người đàn ông đội mũ tai bèo che kín mặt là Triệu Sinh Hội, sinh năm 1972, trú tại thôn Yên Sơn, xã Ba Vì và cũng chính là người đã bán chiếc nhẫn vàng.


Qua đấu tranh, khai thác, Hội khai không gây ra vụ cướp, những vật trên là do cháu ruột - chính là Triệu Sinh Tưởng - nói do thắng bạc mà có nên nhờ chú chở đi bán. Khi biết người chú được cơ quan công an triệu tập, Tưởng đã bỏ trốn lên rừng.


Lực lượng Công an huyện Ba Vì đã bố trí lực lượng phục kích tại khu rừng trên núi Tản, cost 400 rừng quốc gia Ba Vì. Đây là nơi trước đây đối tượng Triệu Sinh Tưởng từng lẩn trốn khi bị truy bắt về hành vi trộm cắp tài sản khoảng 1 năm trước.


Vào thời điểm đó, chỉ với duy nhất một chiếc bật lửa, Tưởng đã sống 10 ngày trên rừng nhờ khả năng bẫy thú, hái hoa quả, bất chấp điều kiện thời tiết, địa hình hiểm trở và sự vây bắt gắt gao của cơ quan chức năng. Rút kinh nghiệm, lần này các chiến sĩ cảnh sát đã bí mật đi bộ vượt rừng, bất ngờ tập kết vào một lán nhỏ dùng để trông coi gia súc của đồng bào trên núi Tản, đồng thời khép chặt vòng vây, khống chế và bắt thành công được thủ phạm vào tối ngày 17.9.


Hiện Công an huyện Ba Vì đang tạm giữ hình sự đối tượng Triệu Sinh Tưởng để tiếp tục điều tra, hoàn tất hồ sơ xử lý.







via Xã hội

Quảng Trị: Hàng ngàn hécta caosu đổ rạp vì bão

Quảng Trị: Hàng ngàn hécta caosu đổ rạp vì bão
Quảng Trị: Hàng ngàn hécta caosu đổ rạp vì bãoGió lớn kèm theo mưa nặng hạt làm hàng ngàn hécta caosu bị gãy đổ. Ảnh: Hưng Thơ

Hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, hàng ngàn hécta caosu bị đổ rạp ở tỉnh Quảng Trị do ảnh hưởng của cơn bão số 10.


Chiều nay (30.9), PV Lao Động có mặt tại địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất của tỉnh Quảng Trị là huyện Vĩnh Linh.

13h đến 15h cùng ngày, mưa lớn kèm theo gió giật mạnh đã xảy ra tại địa bàn huyện này. Mặc dù đã chuẩn bị đối phó từ trước, nhưng nơi này vẫn bị tàn phá nặng nề.


Dọc tuyến đường về thị trấn Cửa Tùng có nhiều cây xanh bị gãy, nằm chắn ngang đường nên giao thông bị cắt đứt. Dọc tuyến QL1A đoạn qua huyện Vĩnh Linh, nhiều nhà dân bị tóc mái. Cột điện hai bên đường bị xiêu vẹo, thậm chí có cột còn bị gãy.











Cây lớn bị bật gốc trên đường Hùng Vương, TP.Đông Hà. Ảnh: Hưng Thơ










Cột điện cũng bị gãy. Ảnh: Hưng Thơ










Nhiều bảng hiệu quảng cáo nằm chỏng chơ. Ảnh: Hưng Thơ










Hàng trăm nhà dân ở huyện Vĩnh Linh bị tốc mái. Ảnh: Hưng Thơ










Nhiều tuyến đường khó đi lại do cây xanh đổ rạp xuống lòng đường. Ảnh: Hưng Thơ



Đặc biệt một phần lớn cây caosu ở đây bị thiệt hại nặng nề do bão. “Trên 30% diện tích cây caosu đã cho thu hoạch trên địa bàn huyện bị hư hại. Nhiều cây bị gãy ngang, không thể khắc phục được mà phải chặt bỏ” - ông Lê Văn Hiền (Chủ tịch huyện Vĩnh Linh) cho biết.

Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng, chống bão lụt tỉnh Quảng Trị, đến 19h tối 30.9, do ảnh hưởng của bão số 10, trên địa bàn tỉnh đã có 12 người bị thương; toàn bộ nhà cửa ở đảo Cồn Cỏ bị tốc mái, hư hại nặng; 6.400ha caosu bị gãy đổ và nhiều diện tích hoa màu có nguy cơ mất trắng.









via Xã hội

Nữ giảng viên người Nhật bị xe buýt cán chết khi đón… xe buýt

Nữ giảng viên người Nhật bị xe buýt cán chết khi đón… xe buýt
Nữ giảng viên người Nhật bị xe buýt cán chết khi đón… xe buýtHiện trường vụ tai nạn thương tâm làm bà Joji chết tại chỗ (ảnh: Phùng Bắc)

Vụ tai nạn thương tâm xảy ra lúc 15h30 chiều nay chiều nay (30.9) tại trạm xe buýt Bến Thành (phía mặt đường Phạm Ngũ Lão nối dài, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TPHCM) làm một nữ giảng viên người Nhật tử vong tại chỗ.


Nạn nhân được xác định là bà Kakinuma Joji (50 tuổi, quốc tịch Nhật Bản, là giảng viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM).


Theo các nhân chứng, bà Joji bị khuyết tật nên khi băng qua đường để đón xe buýt khá khó khăn. Bà Joji đi xe buýt từ trường về trạm xe buýt Bến Thành, khi xuống trạm, bà Joji đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ để băng qua đường Phạm Ngũ Lão nối dài đến bãi xe buýt để bắt xe tiếp tục về nhà mình ở đường Lâm Văn Bền, quận 7, TPHCM.


Lúc đi bộ qua đường, bà Joji bị trượt ngã xuống đường, đúng lúc này chiếc xe buýt mang mã số 53 chạy tuyến Lê Hồng Phong - Đại học Quốc gia, Thủ Đức, TPHCM vừa trả khách xong tại trạm điều hành và chạy ra ngoài. Do lái xe không quan sát, đã để xe cán qua người bà Joji làm nạn nhân chết tại chỗ.


Bà Joji từ nhà ở quận 7 đến trường giảng dạy ở quận 1, đều dùng xe buýt là phương tiện đi lại. Hàng ngày thường có sinh viên đi kèm, do bà bị khuyết tật, đi lại khó khăn, nhưng chiều hôm nay, bà đã băng qua đường để đón xe buýt một mình và tai nạn đã xảy ra.







via Xã hội

Bão số 10: Cột sóng cao hơn 10m, sạt lở nghiêm trọng bờ biển Cửa Đại

Bão số 10: Cột sóng cao hơn 10m, sạt lở nghiêm trọng bờ biển Cửa Đại
Bão số 10: Cột sóng cao hơn 10m, sạt lở nghiêm trọng bờ biển Cửa ĐạiSóng lớn xâm thực vào sâu hơn 15m bờ biển tại khu du lịch Fusion Alya.

Hôm nay (30.9), do ảnh hưởng bão số 10 gây mưa to và sóng lớn, bờ biển tại phường Cửa Đại, TP. Hội An (Quảng Nam) đã bị sạt lở nghiêm trọng. Tại khu du lịch Fusion Alya đang thi công, hàng trăm mét tường kè bờ biển bị sụt lún, ngã đổ do sóng lớn quật vào, cột sóng dựng cao hơn 10m.


Đơn vị thi công đã phải dùng bao tải cát chèn khẩn cấp các đoạn tường kè đã bị sạt lở nặng.


Tại khu vực nằm giữa 2 dự án du lịch đang thi công là Fusion Alya và Vinpearl Resort Hội An, hơn 130m bờ biển đã bị xâm thực vào sâu trong đất liền hơn 15m.


Dọc hơn 3km bờ biển tại phường Cửa Đại có 6 khu du lịch, trong đó 4 khu du lịch đã đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, các tuyến kè bảo vệ các khu du lịch này đang bị sóng lớn đe doạ. Đặc biệt, đoạn bờ biển dài hơn 100m nằm giữa 2 khu du lịch Cát Vàng và Sunrise - khu vực dự kiến sẽ xây dựng bãi tắm - từ sau cơn bão số 8 đến nay cũng đã bị biển xâm thực 15-20m.











Sóng biển cao làm sạt lở tường kè khu du lịch Fusion Alya. Ảnh: T.T.Thư



Nguy cơ biển xâm thực cũng đang đe dọa sự an toàn của đoạn kè biển dài 713m mới xây dựng tại đây với kinh phí hơn 50 tỉ đồng, bởi ở 2 đầu tuyến hiện vẫn tiếp tục diễn ra tình trạng xâm thực nghiêm trọng.






via Xã hội

Bão số 10: Cột sóng cao hơn 10m, sạt lở nghiêm trọng biển Cửa Đại

Bão số 10: Cột sóng cao hơn 10m, sạt lở nghiêm trọng biển Cửa Đại
Bão số 10: Cột sóng cao hơn 10m, sạt lở nghiêm trọng biển Cửa ĐạiSóng lớn xâm thực vào sâu hơn 15m bờ biển tại khu du lịch Fusion Alya.

Hôm nay (30.9), do ảnh hưởng bão số 10 gây mưa to và sóng lớn, bờ biển tại phường Cửa Đại, TP. Hội An (Quảng Nam) đã bị sạt lở nghiêm trọng. Tại khu du lịch Fusion Alya đang thi công, hàng trăm mét tường kè bờ biển bị sụt lún, ngã đổ do sóng lớn quật vào, cột sóng dựng cao hơn 10m.


Đơn vị thi công đã phải dùng bao tải cát chèn khẩn cấp các đoạn tường kè đã bị sạt lở nặng.


Tại khu vực nằm giữa 2 dự án du lịch đang thi công là Fusion Alya và Vinpearl Resort Hội An, hơn 130m bờ biển đã bị xâm thực vào sâu trong đất liền hơn 15m.


Dọc hơn 3km bờ biển tại phường Cửa Đại có 6 khu du lịch, trong đó 4 khu du lịch đã đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, các tuyến kè bảo vệ các khu du lịch này đang bị sóng lớn đe doạ. Đặc biệt, đoạn bờ biển dài hơn 100m nằm giữa 2 khu du lịch Cát Vàng và Sunrise - khu vực dự kiến sẽ xây dựng bãi tắm - từ sau cơn bão số 8 đến nay cũng đã bị biển xâm thực 15-20m.











Sóng biển cao làm sạt lở tường kè khu du lịch Fusion Alya. Ảnh: T.T.Thư



Nguy cơ biển xâm thực cũng đang đe dọa sự an toàn của đoạn kè biển dài 713m mới xây dựng tại đây với kinh phí hơn 50 tỉ đồng, bởi ở 2 đầu tuyến hiện vẫn tiếp tục diễn ra tình trạng xâm thực nghiêm trọng.






via Xã hội

Chùm ảnh: Thanh đồng "thoát xác" trong nghi lễ chầu văn

Chùm ảnh: Thanh đồng "thoát xác" trong nghi lễ chầu văn

Thành AnBáo Lao Động


Qua 4 ngày tổ chức Liên hoan Nghi lễ Chầu văn diễn ra trong niềm hân hoan chào đón của mọi người, đặc biệt gây tò mò với những ai chưa biết hoặc ít biết về Chầu văn.





Là điểm nhấn chào mừng 59 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10), liên hoan nghi lễ chầu văn Hà Nội lần thứ nhất đang diễn ra tại nhiều địa điểm ở Hà Nội với các tiết mục đặc sắc mang đậm yếu tố nghệ thuật tâm linh.


Tò mò với liên hoan nghi lễ Chầu văn lần thứ nhất


Với 80 tiết mục mang đậm nét văn hóa tâm linh, phần trình diễn của các nghệ nhân thu hút đông đảo người xem tại 4 cụm địa bàn quận huyện của TP Hà Nội để ban tổ chức lựa chọn 10 nhóm Chầu văn tiêu biểu nhằm tham gia trình diễn đợt 2.

Theo Ban tổ chức, mục đích của Liên hoan là để kiểm kê và bước đầu tư liệu hoá di sản văn hoá phi vật thể chầu văn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tiếp sau đó sẽ tổ chức toạ đàm về Nghi lễ Chầu văn, lắng nghe, tiếp nhận những đáng góp, tâm tư, nguyện vọng của các đại biểu và các Thanh đồng tham gia Liên hoan.


Liên hoan Nghi lễ Chầu văn sẽ góp sức vào cuộc vận động UNESCO công nhận Nghi lễ Chầu văn của người Việt là di sản văn hoá phi vật thể đại diên của nhân loại, góp phần định hướng nhận thức của mỗi người về không gian và hình thức thực hành Nghi lễ Chầu văn.












Qua 4 ngày tổ chức, Liên hoan Nghi lễ Chầu văn diễn ra trong niềm hân hoan chào đón của mọi người, đặc biệt gây tò mò với những ai chưa biết hoặc ít biết về Chầu văn. Trong ảnh: Thanh đồng Lê Trí Tuệ biểu diễn tại Đền Yên Phú (Thanh Trì-Hà Nội).










Thanh đồng là người biểu diễn trong một buổi lên đồng có nhiều "giá". Mỗi lần thay giá, người ta lại phủ lên thanh đồng một tấm khăn lụa đỏ, sau đó bỏ ra và thay bộ trang phục xống áo, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng... sao cho tương xứng với giá.










Trong buổi biểu diễn chiều ngày 29.9, Thanh đồng lúc hóa thân thành một vị tướng hoặc một quan lớn uy nghiêm oai vệ, có khi lại hóa thân thành một cô gái đang tung tăng nhảy múa.










Trong lúc thanh đồng đang hoá thân thì 4 phụ đồng ngồi quỳ chân ở dưới và khán giả cũng nghiêng ngả và múa.










Những nắm tiền lẻ vẫn được tung ra, theo những người tham gia thì đây chỉ là hình thức ban phát cho những người xung quanh được coi là tiền lộc của Thanh đồng.










Hát chầu văn hay còn gọi là hát văn hay hát bóng, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.










Chầu văn là một thể hát do cung văn hát trong nghi thức hầu bóng lên đồng. Cung văn ngồi một bên mé trong khi người hầu bóng, gọi là đệ tử thánh, ngồi trước bàn thờ. Hai bên cung văn là nhạc công tấu nhạc cùng ban phụ họa hát theo.










Hai bên đệ tử thánh thì có người phụ việc sửa soạn khăn áo để khi thánh nhập thì trang phục ăn khớp với giá đồng. Người phụ việc cũng lo các lễ vật dâng cúng cùng lộc thánh để phát cho các người đến cung nghinh.










Bằng cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với các lời văn trau chuốt nghiêm trang, chầu văn được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu thánh. Hát chầu văn có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.










Hát chầu văn có nhiều hình thức biểu diễn bao gồm là hát thờ, hát thi, hát hầu (hát phục vụ hầu đồng, lên đồng) và hát văn nơi cửa đền.










Trong khuôn khổ Liên hoan Ban tổ chức sẽ chọn ra 10 nhóm Chầu văn tiêu biểu của Hà Nội tham gia trình diễn đợt 2 của Liên hoan diễn ra từ ngày 4 - 5/10/2013 tại rạp Công Nhân, 42 Tràng Tiền, Hà Nội.










Ngoài ra còn có chương trình tọa đàm “Bảo tồn và phát huy những giá trị quý báu của Nghi lễ Chầu văn trong đời sống đương đại” sẽ diễn ra vào ngày 5/10/2013. Tòa đàm có sự tham gia trao đổi, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, quản lý văn hóa và đặc biệt là các đội Chầu văn - Thanh đồng hoặc Cung văn (đại diện cho các nhóm).






via Xã hội