Cuộc diễn tập ứng phó với động đất tại Quảng Nam mang số hiệu “ĐĐ-13” được tổng duyệt lần cuối vào ngày 27.8 trước khi chính thức diễn ra vào ngày 28.8.
Cuộc diễn tập do Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 5, các cơ quan chức năng của các bộ, ngành Trung ương, được đánh giá là cuộc diễn tập thực nghiệm có quy mô lớn, lần đầu tiên được tổ chức ở tỉnh Quảng Nam cũng như trên toàn quốc.
ĐĐ-13 huy động hơn 1.800 người gồm: người dân, các cấp, các ngành, các lực lượng tham gia cùng hàng chục phương tiện, trang thiết bị cứu hộ cứu nạn khác.
Các đơn vị quân đội như: Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Tư lệnh thông tin liên lạc, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Quân chủng Phòng không - Không quân cũng điều động một lực lượng lớn về người, trang thiết bị và trực thăng tham gia diễn tập.
Theo kịch bản, ĐĐ - 13 diễn ra trong vòng 165 phút. Vào lúc 6 giờ 30 phút ngày 28.8.2013, xảy ra trận động đất với cường độ mạnh 6,2 độ Richter, tâm chấn của động đất tại vị trí có tọa độ 15019’57’’vĩ bắc; 108008’52’’ kinh đông, tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My).
Động đất đã làm sập đổ nhà cửa, công trình xây dựng, trường học, công sở, cầu cống; sạt lở đất đá gây ách tắc giao thông khiến khoảng 50 người chết, 120 người bị thương, trong đó có khoảng 30 người chưa tìm thấy. Nhà cửa bị sập đổ 20 cái, cơ sở hạ tầng hư hỏng nghiêm trọng, giao thông bị đình trệ, nhiều khu vực bị chia cắt do sạt lở đất đá, nhiều ô tô bị nạn…
Nhận thông báo từ huyện Bắc Trà My, Tỉnh ủy, UBND tỉnh huy động khẩn cấp các sở, ban ngành, các lực lượng vũ trang nhanh chóng cơ động đến hiện trường triển khai lực lượng TKCN…
Đồng thời, đề nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu cử quân ứng cứu. 2 chiếc máy bay Mi 17 từ Sư đoàn Không quân 372 tham gia ứng cứu, 1 chiếc hạ cánh chở lực lượng quân y của Bệnh viện Quân y 17, và 1 chiếc hạ cánh chở lực lượng thuộc Lữ đoàn Công binh 270 làm nhiệm vụ TKCN.
Cuộc diễn tập “gồm có 3 giai đoạn: giai đoạn 1 báo cáo kế hoạch ứng phó động đất, TKCN của tỉnh Quảng Nam; báo cáo tóm tắt ý định diễn tập ứng phó động đất và TKCN trên địa bàn; giai đoạn 2: thực hành triển khai các biện pháp ứng phó với động đất và TKCN (gồm 3 vấn đề huấn luyện); giai đoạn 3: kết thúc diễn tập.
Cuộc diễn tập nhằm 3 mục đích chính: Đánh giá khả năng, năng lực lãnh đạo, chỉ huy của cấp ủy, chính quyền, Ban chỉ huy PCLB và TKCN các cấp; điều hành phối hợp, hiệp đồng với các lực lượng…
Xây dựng bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch ứng phó động đất, TKCN của các sở, ngành, địa phương tỉnh Quảng Nam và các đơn vị liên quan sát thực tế. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư chủ động phòng tránh, sẵn sàng ứng phó có hiệu quả khi có động đất xảy ra.
Một số hình ảnh tổng duyệt cuộc diễn tập:
via Xã hội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét