PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Mua bán và sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật ở Lâm Đồng

Mua bán và sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật ở Lâm Đồng

Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Lâm Đồng cho biết: Lâm Đồng là một trong những địa phương được đánh giá cao về sản xuất nông nghiệp chất lượng cao. Ấy nhưng, thực tế của việc buôn bán, kinh doanh thuốc BVTV của các cơ sở kinh doanh và cả việc sử dụng thuốc BVTV của người trực tiếp sản xuất trên địa bàn Lâm Đồng đang rất đáng lo ngại.


Bài 1: Quá hạn và kém chất lượng

Từ đầu năm đến nay, Chi cục BVTV Lâm Đồng đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành 3 đợt thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của điều lệ quản lý thuốc BVTV đối với 73 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn toàn tỉnh. Qua đó, chi cục đã phát hiện 6 trường hợp vi phạm.


10% số cơ sở vi phạm


Các trường hợp vi phạm gồm 4 cơ sở buôn bán thuốc BVTV quá hạn là các cửa hàng Đinh Văn Nhanh (ở Di Linh), Tú Hoa (Bảo Lâm), Quốc Anh (Bảo Lâm) và Toàn (Đơn Dương); và 2 cơ sở buôn bán thuốc BVTV không có chứng chỉ hành nghề là Lê Thị Thanh Tuyền (Bảo Lâm) và Lục Mân (Bảo Lộc). Ngoài việc tịch thu 44,4kg thuốc BVTV quá hạn để tiêu hủy, Chi cục BVTV còn ra quyết định xử phạt 6 cơ sở vi phạm này.


Cũng từ đầu năm đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã tiến hành kiểm tra 135 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV và đã phát hiện 13 trường hợp vi phạm với các hành vi buôn bán thuốc hết hạn sử dụng (6 cơ sở), buôn bán thuốc BVTV không có chứng chỉ hành nghề (1 cơ sở), buôn bán thuốc BVTV nhưng không niêm yết giá và không có hóa đơn (6 cơ sở). Qua đó, đã phạt cảnh cáo 10 trường hợp, phạt tiền 3 trường hợp, tịch thu gần 75kg thuốc BVTV quá hạn.


Chất lượng thuốc BVTV không đảm bảo


Về chất lượng thuốc BVTV, qua lấy mẫu 26 loại thuốc BVTV của 26 Cty để phân tích, kết quả cho thấy, có 2 loại thuốc không đạt chất lượng như công bố: Thuốc Everest 500WP (hoạt chất Acetamiprid) được sản xuất ngày 10.6.2012 do Cty TNHH thương mại ACP phân phối và thuốc Parosa 325WP (hoạt chất Copper Oxylchloride + Zinc sulfate) được sản xuất ngày 12.11.2012 do Cty TNHH Nông Dược III phân phối. Về nhãn mác, qua kiểm tra 500 loại nhãn mác của 92 Cty, chi cục phát hiện 15 sản phẩm của 12 Cty có sai phạm ghi dư đối tượng phòng trừ so với đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng và hạn chế sử dụng tại Việt Nam.


Điều đáng nói, trong số 15 sản phẩm của 12 Cty có sai phạm này có không ít sản phẩm của các cơ sở khá nổi tiếng và có uy tín về thuốc BVTV ở Việt Nam như Cty TNHH Nông Phát, Cty TNHH thuốc BVTV Nam Nông, Cty TNHH một thành viên Long An, Cty TNHH Agro Việt...


Về phân loại cơ sở kinh doanh thuốc BVTV, kết quả kiểm tra và đánh giá 61 cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cho thấy, chỉ có 6 cơ sở được xếp loại A, số còn lại (55 cơ sở) đều bị xếp vào loại B với các lỗi như thiếu kệ hàng đảm bảo khoảng cách tối thiểu so với mặt đất 20cm, thiếu các tiêu lệnh, nội quy phòng cháy, thiếu bảng niêm yết giá...; đặc biệt, có đến 80% số cơ sở thiếu các hợp đồng cam kết đảm bảo chất lượng sản phẩm kinh doanh, 50% số cơ sở không có sổ ghi chép theo dõi việc xuất nhập hàng hóa...


Số liệu thống kê của Chi cục BVTV Lâm Đồng cho thấy: Hằng năm, trên diện tích gần 320.000ha đất canh tác nông nghiệp, nông dân trong tỉnh sử dụng khoảng 16.000 tấn thuốc BVTV. Hầu hết trong số này sẽ lưu cữu, tích tụ trong đất và gây một di hại rất lớn cho tự nhiên và cả trên nguồn nước sử dụng của người dân trong khu vực.


(Còn nữa)







via Xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét