PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Hải Dương: Trực ban công an đeo kính đen tiếp công dân

Hải Dương: Trực ban công an đeo kính đen tiếp công dân
Hải Dương: Trực ban công an đeo kính đen tiếp công dân

Khi nhóm phóng viên đến trụ sở CA TP Hải Dương làm việc theo lịch hẹn, liên hệ với trực ban, một thượng úy công an ngồi bàn trực ban, đeo kính đen thui nhưng lại không đeo biển tên và phù hiệu trực ban hất hàm hỏi phóng viên: "Anh chị đến đây có việc gì"?


Chiều 24.9, nhóm phóng viên một số cơ quan báo chí đến trụ sở Công an Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương để tìm hiểu về nội dung đơn thư phản ánh của người dân theo lịch hẹn trước của thượng tá Cù Ngọc Nam – phó trưởng CA TP Hải Dương.


Khi nhóm phóng viên trình bày đến liên hệ làm việc theo lịch hẹn của thượng tá Cù Ngọc Nam, vị trực ban này yêu cầu phóng viên phải liên lạc lại với ông Nam thì mới cho vào.


Theo nguyên tắc, khi có khách đến liên hệ làm việc với cơ quan công an thì trực ban chính là người phải liên lạc với lãnh đạo của họ để làm việc. Tuy vậy, vị trực ban này vẫn gay gắt yêu cầu phóng viên phải gọi điện cho thượng tá Nam thì mới cho vào cơ quan.


Không muốn làm phức tạp thêm tình hình, phóng viên buộc phải gọi điện cho thượng tá Nam sau đó đưa điện thoại cho vị trực ban này nghe chỉ đạo thì mới được phép vào. Khi phóng viên chất vấn tại sao trực ban lại đeo kính đen, tại sao không đeo biển tên, phù hiệu thì vị này vội vàng vơ tấm băng trực ban lồng vào tay rồi gay gắt chống chế “tôi đau mắt thì làm sao nào”.


Theo quan sát, chúng tôi khẳng định anh ta chẳng hề đau mắt. Dù anh ta có đau mắt thật thì quy định của ngành công an không cho phép người bị ốm trực ban. Chẳng lẽ CA TP Hải Dương hết người nên người ốm cũng phải trực ban?


Trong quá trình tranh cãi giữa phóng viên với trực ban, một người mặc thường phục liên tục chen ngang vào nói: “Tôi cũng là phóng viên đây”.


Vụ việc những tưởng chỉ dừng ở đây nhưng khi phóng viên vào làm việc thì thượng tá Nam lập tức nhận được một cuộc điện thoại. Sau cuộc điện thoại này, ông Nam bỗng thay đổi thái độ, không cần nghe phóng viên trình bày đã nói: “Các anh chị làm gì mà to tiếng ở cổng bảo vệ, đồng nghiệp của các anh chị ở Báo Hải Dương vừa gọi điện cho tôi phản ánh đây”


Sau đó, ông Nam yêu cầu nhóm phóng viên xuất trình giấy tờ, ghi vào một quyển sổ. Cuộc làm việc mà chúng tôi đã đặt lịch làm việc ngay lập tức bị ông Nam hủy bỏ.


Trước thông tin ông Nam cung cấp về người gọi điện đến can thiệp vào quá trình làm việc của phóng viên là người của Báo Hải Dương, chúng tôi đã liên hệ với ông Nguyễn Hải Bình – Tổng biên tập Báo Hải Dương.


Lập tức ông Bình đã tìm hiểu và thông báo lại cho chúng tôi: “Thời điểm đó Báo Hải Dương không cử phóng viên nào đến làm việc với Công an TP.Hải Dương. Không có phóng viên nào liên hệ làm việc với Công an Hải Dương để can thiệp vào công việc. Chúng tôi luôn thực hiện tiêu chí giúp đỡ, hỗ trợ đồng nghiệp báo bạn chứ không bao giờ cho phép phóng viên của mình can thiệp, cản trở đồng nghiệp tác nghiệp. Yêu cầu Công an tỉnh Hải Dương cung cấp danh tính người gọi điện, can thiệp tránh gây hiểu nhầm đối với Báo Hải Dương”.







via Xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét