PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Ca nương "nhí" và mối duyên với ca trù

Ca nương "nhí" và mối duyên với ca trù
Ca nương Hai mẹ con Huệ Phương cùng biểu diễn ca trù tại câu lạc bộ ca trù Thăng Long. Ảnh: Hải Nguyễn.

Một người mẹ thực sự đam mê và nóng lòng muốn theo đuổi sự nghiệp ca trù, đã xin theo học bao nghệ nhân nhưng chưa được đồng ý. Nhưng cô con gái chỉ mới 5 tuổi ê a hát ca trù đã trở thành cầu nối, giúp mẹ và cả chính cô bé được theo học những nghệ nhân gạo cuội của ca trù Việt Nam. Đó là cô bé Nguyễn Huệ Phương, con gái của ca nương Phạm Thị Huệ.


Tài năng "nhí"


Cô bé Huệ Phương không lớn lên bằng những bài hát ru thông thường như các bạn khác mà lại là những bài ca trù. Khi lớn hơn một chút, bắt đầu biết cảm thụ âm nhạc thì những bài ca trù mẹ Huệ nghe hàng ngày để tập luyện đã ngấm vào cô bé Huệ Phương, khi đó chỉ mới 5 tuổi.


Chị Phạm Thị Huệ dù đã trở thành ca nương nhưng vẫn tha thiết muốn theo học những bậc thầy của ca trù dân tộc. Giữa lúc loay hoay không biết làm sao vì không nghệ nhân nào nhận dạy - họ lo ngại chị đã lớn tuổi nên khó toàn tâm toàn ý cho ca trù. Khi ấy, sự có mặt của Huệ Phương lại là "cứu cánh" cho chị Huệ.


Hai mẹ con tới gặp nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc – một trong những nghệ nhân gạo cội của ca trù Việt Nam – cụ đã đồng ý ngay bởi khi cô bé 5 tuổi Huệ Phương cất lên tiếng hát thì người nghệ nhân già đã cảm nhận được những tố chất của một mầm non ca trù tiềm ẩn trong cô bé nhỏ tuổi này.


Chị Huệ chia sẻ: “Chị cảm thấy may mắn vì con gái lại là cầu nối để đến với con đường ca trù chuyên nghiệp. Lẽo đẽo theo các nghệ nhân chưa xin học được nhưng khi Huệ Phương gặp nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc cụ lại nhận bé làm học trò ngay”.


Lên 7 tuổi, Huệ Phương đã quyết định học ca trù một cách nghiêm túc. Từ đó, cứ cuối tuần là hai mẹ con lại đưa nhau xuống nhà cụ Chúc để cụ dạy gõ phách, đánh đàn và hát ca trù. Mỗi lần như vậy, chị Huệ lại ngồi ké chiếu của con để học “mót” ca trù cụ Chúc.


Đến nay, ca nương nhí Huệ Phương đã học thuộc và biểu diễn thành thạo 10 làn điệu ca trù. Cô bé chia sẻ, cái khó nhất của ca trù là cách lấy hơi nhả chữ, hát làm sao cho tròn vành rõ chữ, có độ rung nẩy.


Cô bé đem ca trù ra thế giới











Huệ Phương luôn giữ nụ cười tươi trên môi khi biểu diễn và tiếp xúc với mọi người. Ảnh: Hải Nguyễn.



Kỹ thuật ca trù của Huệ Phương ngày càng đạt đến độ hoàn chỉnh nên dù mới 14 tuổi nhưng cô bé đã gặt hái những thành tích như: Huy chương Bạc Liên hoan ca trù toàn quốc, giải Ba cuộc thi Đàn hát dân ca năm 2008, giải Nhì Đàn hát dân ca năm 2009, giải Nhì Liên hoan CLB Ca trù toàn quốc 2009, cùng rất nhiều giải thưởng tập thể…

Cô bé cũng theo mẹ mang tiếng hát của mình đến với bạn bè quốc tế tại Festival di sản văn hóa phi vật thể khu vực châu Á Thái Bình Dương tại Hàn Quốc năm 2011. Mới đây nhất, tháng 6.2013, Huệ Phương đã cùng nghệ nhân Phạm Thị Huệ sang Mỹ lưu diễn để giới thiệu nghệ thuật ca trù Việt Nam đến các bạn nhỏ của đất nước này.


Huệ Phương chia sẻ đầy hào hứng: “Khi em hát ca trù, mọi người đều hò reo cổ vũ nhiệt liệt. Em thấy mình được yêu quý, ngưỡng mộ nên thích lắm và dành nhiều thời gian học hát ca trù hơn”.


Huệ Phương cũng cho biết ước mơ rất ngộ nghĩnh trở thành một bác sĩ thú y, nhưng nay ước mơ đó đã dần thay đổi: “Vào ngành y phải học nhiều, không còn thời gian để học và biểu diễn ca trù nên em sẽ tập trung vào nghệ thuật. Em sẽ luyện tập nhiều hơn, hát nhiều hơn để đi lưu diễn nhiều nơi”.


Là mẹ cũng là cô giáo của ca nương nhí Huệ Phương, chị Huệ chia sẻ rằng, chị sẽ để bé tự lựa chọn con đường tương lai cho mình, nhưng theo chị sáng suốt nhất là theo đuổi nghiệp ca trù, bởi đó vừa là duyên phận, vừa là sứ mệnh mà hai mẹ con phải hoàn thành.







via Xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét