PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Kiến nghị của cử tri ngành GDĐT TPHCM: Phải để giáo viên sống được bằng nghề

Kiến nghị của cử tri ngành GDĐT TPHCM: Phải để giáo viên sống được bằng nghề

Trong buổi làm việc giữa ông Huỳnh Thành Lập, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM và các đại biểu Quốc hội với cử tri ngành GDĐT TPHCM ngày 28.9, nhiều ý kiến, tâm tư, kiến nghị của giáo viên, cán bộ quản lý đã bày tỏ những vấn đề bức xúc.


Trước thực tế mức lương của giáo viên mới ra trường khoảng 3,1 triệu đồng/tháng, Giám đốc Sở GDĐT Lê Hồng Sơn bày tỏ kiến nghị: Thông tư 17 ban hành năm 2012 của Bộ GDĐT quy định về dạy thêm - học thêm cần được điều chỉnh không quá chặt chẽ đối với giáo viên để họ sống được với nghề. Nếu có được tác động thêm của đại biểu Quốc hội cho Thông tư 17 thì rất tốt. Cần có những cơ chế thoáng hơn trong việc tổ chức dạy thêm - học thêm. Chỉ cần quản lý làm sao để giáo viên không tổ chức dạy một cách tiêu cực, bắt ép học sinh. Trong khi đời sống giáo viên chúng ta không đảm bảo được thì phải để giáo viên sống được bằng nghề của mình.


Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng phòng GDĐT Quận 5 góp ý: “Thông tư 17 có tiêu chí là cấm dạy thêm - học thêm học sinh hai buổi khi học sinh đã tham gia học hai buổi/ngày. Theo tôi, không nên dùng từ “cấm dạy thêm” mà nên thay bằng cách tổ chức quản lý như thế nào về dạy thêm. Chúng tôi sẵn sàng phê bình, góp ý những giáo viên làm sai nhưng nhu cầu học thêm là có thật”.


Xung quanh vấn đề thu chi đầu năm học, nhiều ý kiến đã đề cập thẳng đến bản chất của vấn đề: Các trường bị yêu cầu phải phải nâng cao chất lượng giáo dục, phải xây dựng trường tiên tiến, hiện đại. Trong khi đó, ngân sách cấp về chỉ đủ để trả lương, thậm chí không đủ tiền phụ cấp. Vậy lấy tiền đâu để trường có các hoạt động? Vì thế, hiệu trưởng phải nghĩ đến việc phối hợp với phụ huynh. Nếu có đủ ngân sách, chắc chắn các vấn đề về lạm thu sẽ không xảy ra.


Trước thực tế thiếu bảo mẫu, cấp dưỡng, giáo viên mầm non, tổng phụ trách đội nên không thể thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng mô hình dạy học 2 buổi/ngày, nhiều hiệu trưởng kiến nghị cần phải xem xét lại quy định về định biên đã lạc hậu để tăng thêm biên chế cho ngành, cho trường. Bà Võ Ngọc Thu nêu ý kiến: “Hiện nay chưa có định biên của chế độ bảo mẫu, cấp dưỡng, tổng phụ trách đội, trong khi chính Bộ GDĐT đề nghị với tất cả tỉnh, thành là phải phấn đấu làm sao cho học sinh học hai buổi/ngày. Để làm được điều này phải đưa đến chuyện tổ chức bán trú trong nhà trường. Nhưng khi tổ chức bán trú thì phải có đội ngũ bảo mẫu, cấp dưỡng. Đội ngũ này các trường phải hoàn toàn tự lực, phải bồi dưỡng bằng tiền thu của phụ huynh. Với những mức bồi dưỡng này không thể đảm bảo cho đời sống hiện nay của họ”.


Đề cập đến đề án đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục sau năm 2015 như Bộ GDĐT đang đặt ra, các cử tri bày tỏ băn khoăn về lộ trình, phương thức thực hiện và kiến nghị phải có chính sách bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Nếu thay đổi chương trình theo hướng học 3 môn bắt buộc và 3 môn tự chọn thì việc dư thừa giáo viên sẽ được giải quyết như thế nào?


Ông Lê Hồng Sơn kiến nghị đại biểu Quốc hội thúc đẩy làm sao để Luật Nhà giáo đang dự thảo được ban hành sớm hơn. Luật Nhà giáo sớm được ban hành để rõ rằng nhà giáo không chỉ là người trực tiếp đứng lớp mà còn rất nhiều thành viên khác đang thực hiện góp phần cho tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường.







via Xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét