PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Điều kiện cần để kết hôn trong pháp luật cận - hiện đại

Điều kiện cần để kết hôn trong pháp luật cận - hiện đại
Điều kiện cần để kết hôn trong pháp luật cận - hiện đại

Nghiên cứu của Đàm Đại Chính (Trung Quốc) cho thấy, pháp luật nước ngoài yêu cầu nam nữ muốn kết hôn cần phải có đủ 3 điều kiện.


Trước hết là phải được 2 bên đương sự đồng ý. Điều 146 Bộ luật Dân sự Pháp quy định, nếu chưa qua đồng ý thì không được thành lập hôn nhân. Còn nếu là sự đồng ý không chân thực thì là hôn nhân giả, hiệu lực như thế nào, pháp luật các nước còn khác nhau.

Theo phán quyết của tòa án Mỹ, nội dung hôn nhân nếu biểu đạt bằng lời nói đùa, thì hôn nhân vô hiệu. Luật dân sự Đức về biểu thị hôn nhân không yêu cầu phải chân thực, mọi hôn nhân đều có hiệu lực. Luật dân sự Áo cũng giải thích như vậy, và viện dẫn ngạn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ: “Hôn nhân không nói đùa, tất cả đều chân thật”.


Về vấn đề hôn nhân giả có hiệu lực hay không, Luật dân sự Đức cho rằng, hai bên thông đồng tiến hành hôn nhân giả thì vẫn có hiệu lực, nhưng hôn nhân lấy họ giả, tức là đã đạt mục đích lấy họ của chồng mà hai người không cùng chung sống thì hôn nhân vô hiệu. Luật dân sự Nhật giải thích rằng, hôn nhân giả vì không hợp ý nhau thì bị coi là vô hiệu.


Tiếp đó, phải có người đại diện pháp lý đồng ý. Đó là điều kiện đối với người nam chưa đủ tuổi lớn. Luật dân sự Pháp quy định tuổi của người mà hôn nhân phải được sự đồng ý, năm 1927, là vị thành niên; Luật dân sự Đức quy định trai gái chưa đủ 21 tuổi; ngoài ra một số nước vị thành niên kết hôn phải qua người đại diện pháp định (cha mẹ, người giám hộ) đồng ý. Luật dân sự Nhật Bản quy định: “Trai gái vị thành niên kết hôn phải được cha mẹ đồng ý; trường hợp cha mẹ một bên không đồng ý, nhưng bên còn lại đồng ý là được”.


Cuối cùng, phải đủ tuổi do pháp luật quy định. Do điều kiện tự nhiên các nước khác nhau, phong tục tập quán khác nhau, nên độ tuổi kết hôn do luật quy định cao thấp khác nhau. Tuổi hôn nhân quy định, cao nhất là Chile: nam 25, nữ 19 tuổi mới được kết hôn. Thấp nhất có Tây Ban Nha, Hy Lạp, Argentina: nam 14, nữ 12.


Các nước khác ví dụ nam 21, nữ 18 tuổi có Ba Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và một số bang của Mỹ; nam 20 nữ 18 có Na Uy, Thụy Sĩ, Việt Nam; nam 18 nữ 16 có Romania, Nhật, Hungary, Pakistan; nam 18 nữ 15 có Pháp, Hà Lan, Bỉ, Ấn Độ, Iran; nam 16 nữ 14 có Italia, Phillippines; nam 14 nữ 14 có Australia. Điều 980 Bộ luật Dân sự Trung Quốc cũ quy định: “Nam chưa đủ 18 tuổi, nữ chưa đủ 16 tuổi không được kết hôn” nhưng chưa được chấp hành nghiêm túc, người tảo hôn rất nhiều, đặc biệt là nông dân. Luật hôn nhân Trung Quốc năm 1980 nói chi tiết: “Kết hôn phải do hai bên nam nữ hoàn toàn tự nguyện, không được bên nào cưỡng bức bên nào hoặc người thứ ba nào được can thiệp”; “Tuổi kết hôn nam không sớm hơn 22 tuổi, nữ không sớm hơn 20 tuổi. Kết hôn muộn, sinh con muộn, nên khuyến khích”.


Trong số báo tới chúng tôi sẽ đề cập tới những điều cấm kỵ trong kết hôn.







via Xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét