PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Chậm nhất 19.10, Cô Tô sẽ có điện lưới quốc gia

Chậm nhất 19.10, Cô Tô sẽ có điện lưới quốc gia

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh Đỗ Thông khẳng định, công trình thế kỷ – đưa điện lưới ra đảo tiền tiêu Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh – đã về đúng tiến độ, và dòng điện lưới quốc gia khả năng sẽ đến với 5.000 dân trên huyện đảo này vào ngày 15.10. Từ thời điểm này, Cô Tô sẽ không còn phụ thuộc máy nổ, mở ra những cơ hôi phát triển mới.


Nỗ lực từng ngày

Dự án đưa điện lưới ra Cô Tô được khởi công vào 1.11.2012. Trong đó, tuyến đường dây trên không, trạm biến áp từ TP.Cẩm Phả đến xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn và toàn bộ hệ thống lưới điện phân phối trên huyện đảo Cô Tô, do Tổng công ty Điện lực miền Bắc đầu tư, đều đã hoàn thành. Tuyến đường dây từ Vân Đồn ra Cô Tô, dài 58,5 km, trong đó có 25 km cáp ngầm xuyên biển, với kinh phí 1106 tỷ đồng, do tỉnh Quảng Ninh đầu tư, đã hoàn thành tới 90% công việc.


Đây là phần việc khó khăn nhất do phải xẻ rãnh dưới đáy biển để lắp cáp ngầm và phải dùng kinh khí cầu để lắp đặt dây trên không, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, địa hình phức tạp. “Nhiều tổ phải đổi 3-4 tốp thợ vì thợ bỏ việc do không chịu được áp lực công việc. Tuy nhiên, dự án sẽ hoàn thành đúng cam kết” – ông Phùng Kim Đại – Phó Giám đốc Cty điện lực Quảng Ninh, Trưởng Ban quản lý dự án – khẳng định.











Loại cáp đặc biệt này được thiết kế ở Italia, sản xuất ở Tây Ban Nha và hoàn thiện ở Na Uy.



Việc thi công 25 km cáp ngầm dưới biển do nhóm thợ người Inđônêsia, thuộc Cty Nautic Maritime Salvage, có trụ sở tại Jacarta, đảm nhiệm. Riêng phần việc này “ngốn” 531 tỷ đồng do sử dụng loại cáp đặc biệt đặt hàng trực tiếp từ châu Âu.

Theo ông Ronald Doloksaribu – Trưởng nhóm – trước khi bắt tay vào việc, nhóm có mặt trước 5 tuần để chuẩn bị, nghiên cứu địa hình. “Địa hình ở đây vô cùng phức tạp, không giống nhau, nhưng chúng tôi biết cách thích ứng. Thời tiết cũng vậy: 2 tuần đầu không làm được gì vì bị ảnh hưởng của 3 cơn bão. Tuy nhiên, với năng suất trung bình lắp đặt được 2.000 m cáp như hiện nay, chúng tôi sẽ hoàn thành công việc vào ngày 10.10” – ông Ronald cho biết. Nghĩa là: khi đó, công việc còn lại chỉ là đấu nối cáp dưới biển với trạm biến áp đầu tiên trên đảo Cô Tô.


Rầm rộ xây khách sạn, sắm đồ gia dụng


Ông Nguyễn Đức Thành – Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện đảo Cô Tô – từ đầu năm tới nay, người dân trên đảo đã đầu tư khoảng 100 tỷ đồng để mở nhà hàng, xây khách sạn, nhà nghỉ để làm du lịch, vì có điện lưới quốc gia.


Lâu nay, 5.000 dân trên đảo chủ yếu dùng điện từ các máy phát điện chạy bằng dầu của UBND huyện, với giá 9000 đồng/số, nhưng được hỗ trợ từ 50% – 60% giá với các hộ dùng dưới 300 số/tháng. Mỗi năm, khoản hỗ trợ này ước tính khoảng 11 tỷ đồng.











Nhóm thợ lặn người Inđônêsia chuẩn bị lắp đặt cáp ngầm dưới biển.



Theo Bí thư Nguyễn Đức Thành, vài tháng nay, chỉ số công-tơ tăng vọt bởi người dân mua sắm đồ gia dụng nhiều, trong đó ước tính mua thêm vài trăm máy điều hòa. Lý do chính: sắp có điện lưới quốc gia. “Có điện lưới, chắc chắn các hộ sẽ đầu tư mạnh hơn nữa. Thời gian qua, cũng đã có nhiều doanh nghiệp đến nghiên cứu đầu tư lớn vào Cô Tô bởi huyện sắp có điện lưới quốc gia” – ông Thành cho biết.

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh Đỗ Thông cho rằng, dự án đưa điện lưới ra đảo Cô Tô thành công do Chính phủ cho phép Quảng Ninh áp dụng cơ chế đặc thù trong việc lựa chọn nhà thầu và sự ủng hộ, giúp đỡ của các bộ, ngành, các đơn vị, cá nhân trong cả nước. Tính đến nay, số tiền ủng hộ cho dự án này là 206 tỷ đồng.


Theo tính toán, với mức đầu tư 1106 tỷ đồng, mỗi người dân Cô Tô được đầu tư khoảng 200 triệu đồng để tiếp cận với nguồn điện lưới quốc gia.







via Xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét