PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

“Đại dịch” trốn đóng bảo hiểm xã hội

“Đại dịch” trốn đóng bảo hiểm xã hội
“Đại dịch” trốn đóng bảo hiểm xã hộiNhiều người lao động sau khi nghỉ việc không giải quyết được quyền lợi vì doanh nghiệp trốn đóng BHXH (ảnh có tính minh hoạ). Ảnh: Lê Tuyết.

Theo cơ quan BHXH Việt Nam, đến nay, số tiền các doanh nhiệp trốn đóng BHXH đã lên tới trên 7.800 tỉ đồng. Tình trạng trốn đóng BHXH đã phát triển thành “đại dịch” và các biện pháp xử lý hành chính như phạt tiền, trích tiền từ tài khoản doanh nghiệp sang tài khoản cơ quan BHXH, thậm chí là rút giấy phép tạm thời, vĩnh viễn đã được đưa ra, nhưng vẫn chưa ngăn chặn được sự lây lan.


Đã đến lúc cần có “thuốc” đặc trị cho “đại dịch” này.

Bài 1: Trốn đóng bảo hiểm xã hội tràn lan


Nhắc đến tình trạng doanh nghiệp (DN) trốn đóng BHXH, nhiều cán bộ ngành này thở dài ngao ngán, có chung nhận xét: Việc trốn đóng đã tràn lan và sẽ tiếp tục tăng thêm nếu không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.


Nơi nào cũng thấy trốn đóng


Ông Lê Liêm - Giám đốc BHXH Q.7 - TPHCM, đơn vị có số DN trốn đóng BHXH đứng đầu của TP - rầu rĩ thông báo: “Thống kê của BHXH Q.7, toàn quận có gần 668 DN trốn đóng hơn 91 tỉ đồng. Chỉ riêng các công ty taxi thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh, đã trốn đóng trên 60 tỉ đồng. Số DN trốn đóng từ 1 tỉ đồng trở lên, chiếm khoảng 13,5%”.


Tại Q.Gò Vấp - TPHCM, ông Nguyễn Hùng Oanh - Giám đốc BHXH quận - cho biết nếu chỉ tính riêng loại đã trốn đóng trên 6 tháng thì có 120 DN với số tiền 15,2 tỉ đồng. Còn loại trốn đóng trên 3 tháng với vài chục triệu, vài trăm triệu thì nhiều lắm. DN trốn đóng nhiều nhất là Cty TNHH vận tải Bình Minh, trốn đóng 11,3 tỉ đồng.


Một nguồn tin từ BHXH cho biết, đến nay không có quận, huyện nào của TP mà không có DN trốn đóng BHXH. Tổng số tiền mà các DN ở TP đã trốn đóng là trên 1.940 tỉ đồng, tăng 12,4% so với năm 2012 và đến cuối tháng 7.2013 chiếm 7,7% so với chỉ tiêu phải thu của toàn TP. Một số quận, huyện có tỉ lệ trốn đóng BHXH cao như: Q.7 chiếm 13,4%; huyện Bình Chánh 11,6%; Q.12 11,5%, Q.Tân Bình 11,2%...


Tại Đồng Nai, bà Nguyễn Thị Ngọc Cẩm - Trưởng phòng thu BHXH tỉnh - thông tin toàn tỉnh có trên 5.500 DN, với số lao động là gần 573.000 người có tham gia BHXH.


Tính đến nay, đã có 676 DN trốn đóng từ 3 tháng trở lên với số tiền gần 113 tỉ đồng. “Quán quân” là Cty TNHH Hanul Line VN, trốn đóng hơn 3 năm qua số tiền 10,5 tỉ đồng. Còn theo báo cáo của Phòng thu BHXH tỉnh Bình Dương, đến hết quý II/2013, toàn tỉnh đã có 441 DN trốn đóng trên 6 tháng, số tiền 242,5 tỉ đồng, chiếm khoảng 3% tổng số phải thu.


Theo thống kê của BHXH VN, đến nay số tiền trốn đóng BHXH trong cả nước đã trên 7.800 tỉ đồng, nếu tính cả số trốn đóng BHYT (được thu cùng với BHXH) là 2.600 tỉ đồng nữa, thì con số này là trên 10.400 tỉ đồng và hầu như tỉnh, thành nào cũng xảy ra tình trạng này.


Cần công khai DN trây ỳ


Lý giải về tình trạng để các DN trốn đóng BHXH lây lan như hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, từ năm 2008 đến nay, tình hình kinh tế có nhiều biến động, DN gặp khó khăn nên ỳ ra. Thực tế, các DN này hằng tháng NLĐ vẫn bị trích trừ tiền lương, nhưng DN không đóng cho cơ quan BHXH, NLĐ cũng không biết. Chỉ đến khi bị ốm đau, tai nạn hay nghỉ việc không được thanh toán chế độ, hỏi ra mới biết do DN trốn đóng.


Thế nhưng, do phụ thuộc việc làm hay nhiều điều kiện khách quan, NLĐ không dám khiếu nại, kiện cáo gì, hoặc có thì cũng rất ít mà hiệu quả cũng không cao.












Hàng chục ngàn lao động của Cty cổ phần Tập đoàn Mai Linh bị trốn đóng BHXH.



Để khắc phục tình trạng thiếu thông tin về DN trốn đóng BHXH, biện pháp khả quan nhất là cần công khai việc tham gia BHXH. Từ nhiều năm trước, chúng tôi - những người làm báo trong lĩnh vực công nhân, công đoàn - đã góp ý, mỗi NLĐ khi tham gia BHXH đều được cấp một mã số riêng.

Cơ quan BHXH chỉ cần công khai trên mạng của hệ thống. Như thế, NLĐ ở bất cứ đâu có thể dễ dàng truy cập, biết mình được tham gia BHXH với thời gian bao lâu, mức lương thế nào. Nếu không được tham gia đầy đủ, chính họ sẽ là người gây sức ép với DN. Tiếc rằng, giải pháp này đến nay vẫn chưa được thực hiện.


Một nguyên nhân khác là do rất nhiều DN dù đã “chết lâm sàng” (đã dừng hoạt động nhưng chưa giải thể), hoặc đã chuyển vùng, nhưng do cơ quan BHXH không nắm được, nên vẫn kết chuyển số phải thu, góp phần tăng tổng số tiền trốn đóng BHXH. Và một lượng không nhỏ số tiền trốn đóng BHXH là “tiền ảo” vì lý do trên.


Ông Lê Liêm nhìn nhận, có khoảng gần 100 DN trong danh sách trốn đóng BHXH đã “mất tích”, không xác minh được hiện ở đâu. Còn cơ quan BHXH, do là một đơn vị sự nghiệp, chỉ có quyền kiểm tra, do vậy rất hạn chế trong việc xác minh DN còn hoạt động hay không.


Thế nhưng, nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc các DN trốn đóng BHXH tràn lan như hiện nay là các giải pháp về hành chính để ngăn chặn, phòng chống, răn đe, xử lý đã tỏ ra không hiệu quả.








via Xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét