PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Đường ngang nguy hiểm trong ga Nghĩa Trang

Đường ngang nguy hiểm trong ga Nghĩa Trang
Đường ngang nguy hiểm trong ga Nghĩa TrangĐường ngang qua ga Nghĩa Trang. Ảnh: Lê Quang

Theo phản ánh của một số lái tàu: Hiện nay, trong ga Nghĩa Trang - Thanh Hóa (km 161+000) tuyến ĐS Bắc – Nam có 1 đường ngang (ĐN) sát chòi ghi phía nam. Tại ĐN này, mật độ người, phương tiện giao thông đường bộ (ôtô, công nông, xe máy...) qua lại cao, nhất là vào buổi sáng.


Vậy nhưng nơi đây không có đèn chiếu sáng... gây nguy hiểm khi các đoàn tàu ra vào ga...


Để xác minh thông tin trên; vừa qua, chúng tôi đã đến ga Nghĩa Trang (Xí nghiệp Vận tải ĐS Thanh Hoá) thấy bên trong ga Nghĩa Trang, tại vị trí km 161+ 372 (phía trong 2 cột tín hiệu vào ga) có 1 ĐN qua ĐS trong ga.


Ông Đỗ Ngọc Thắng, Trưởng ga Nghĩa Trang, cho biết: Đã từ lâu, trong ga tồn tại 1 ĐN qua ĐS, ngay vị trí sát với tâm ghi. Đây là ĐN nối từ QL1 vào làng Trinh Hà (Hoằng Trung, Hoằng Hoá, Thanh Hoá) và cũng là con đường nối QL1A vào khu chợ thị tứ Nghĩa Trang nên mật độ người tham gia giao thông, ôtô, công nông, xe máy... cao. Hằng ngày, có khoảng từ 1.000 - 1.200 người/ngày đêm tập trung từ 3 -7h30 sáng. Còn lượng ôtô, xe máy, xe công nông... khoảng 5 - 7 xe/ngày đêm.


Tại vị trí giao cắt với ĐS, mặt ĐN lồi lõm và thấp hơn đường bộ. Gác ghi ga Nghĩa Trang cho biết: Do mặt ĐN như trên vừa nêu nên các phương tiện giao thông đường bộ (ôtô, xe máy, công nông...) khi qua ĐN này tương đối khó khăn, thường bị chết máy hoặc bị sa (tụt) bánh vào lòng ĐS.


Mặt khác, tại nơi giao cắt giữa đường bộ với ĐS lại không có hệ thống chiếu sáng nên vào ban đêm, khi thời tiết xấu (sương mù, mưa bão...); lái tàu và người điều khiển phương tiện ôtô, xe máy... rất khó quan sát, nhìn thấy ôtô, tàu hoả. Khi tàu hoả đã tới gần ĐN thì lái tàu mới quan sát (thấy) ôtô, xe máy và ngược lại. Rất nhiều lần, gác ghi đã phải “hỗ trợ” đẩy ôtô, xe công nông ra khỏi ĐS, tránh tai nạn xảy ra.


Cũng theo ông Thắng hiện nay, trung bình mỗi ngày nhà ga đón tiễn khoảng từ 30 - 40 chuyến tàu/ngày/đêm. Đây là ga mà đa số các đoàn tàu thông qua không đỗ với tốc độ thông qua ga cao (trung bình trên 60km/giờ). Tính từ năm 2011 cho đến nay đã xảy ra 4 vụ tàu Thống Nhất va quệt vào người tham gia giao thông đường bộ.


Trước tình hình trên, nhà ga đã chỉ đạo gác ghi phía nam tăng cường quan sát, cảnh giới, kịp thời thông báo cho chủ phương tiện giao thông đường bộ khi có tàu hoả sắp qua. Tuy nhiên, biện pháp này cũng chỉ là “giải pháp tình thế” vì nhiệm vụ chính của gác ghi là quan sát, tập trung đón tiễn tàu, tham gia công tác dồn dịch, quay ghi...


Để đảm bảo an toàn chạy tàu của ngành ĐS, đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi qua ĐN, đề nghị cho hạ (giảm) độ cao đoạn đường từ cổng làng Trinh Hà lên ĐN, phát quang cây cối, giải phóng tầm nhìn cho lái tàu, người điều khiển ôtô, xe máy... trước ĐN.


Nâng cấp phần đường bộ, tạo sự êm thuận cho các phương tiện giao thông đường bộ khi qua ĐN. Tăng cường hệ thống chiếu sáng tại ĐN. Theo ông Đỗ Ngọc Thắng, Trưởng ga Nghĩa Trang, đề nghị làm con đường (khoảng 10 mét) từ chòi ghi tới ĐN để nhân viên gác ghi ga Nghĩa Trang có thể nhanh chóng từ chòi ghi ra ĐN để phòng vệ khi có ôtô, công nông... chết máy trên ĐN.














via Xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét