PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Phải sửa chính sách để người dân hết muốn nghèo

Phải sửa chính sách để người dân hết muốn nghèo

Bên cạnh những ưu việt, hàng loạt những tồn tại, bất cập của Chương trình giảm nghèo quốc gia đã làm “nóng” phiên giải trình tại Uỷ ban Các vấn đề xã hội của QH chiều 24.9. Nhiều đại biểu đề nghị cần phải sửa chính sách để người dân hết muốn nghèo.


Chính sách nhiều và chồng chéo

Có sự choáng ngợp nhất định khi quá nhiều tồn tại, bất cập, yếu kém được phơi bày khi lần đầu tiên, tổng nguồn lực cho chương trình giảm nghèo quốc gia được đưa ra trong phiên giải trình tại Ủy ban về các vấn đề xã hội của QH chiều 24.9.


Trong hàng trăm trang báo cáo của đủ các bộ ngành, xuất hiện mỏng manh một tài liệu dưới tiêu đề: Một số ý kiến phản biện báo cáo của bộ trưởng. Tác giả: Một chuyên gia độc lập về phản biện. Trong đó, có rất nhiều câu chữ có tính chất đánh giá: Báo cáo thì “liệt kê”; nguồn lực thì “khan hiếm”; trong khi chương trình, chính sách thì “nhiều và chồng chéo”. Thực nhận chỉ “10%” vốn dự kiến.


Thứ trưởng Bộ KHĐT Đặng Duy Đông không giấu nổi bức xúc phản ánh hàng loạt những vấn đề thuộc về hiện trạng. Đó là việc đầu tư cho vùng nghèo không quan tâm đến nhu cầu của địa phương là gì. “Chúng ta vẫn đầu tư theo kiểu rót từ trên xuống mà không xem xét kỹ nhu cầu. Có câu chuyện quốc tế đầu tư vào thì cứ thế chi, tiền “rơi” lại cho dân là rất nhỏ”.


Kể tên hàng loạt các dự án, từ quản lý bảo vệ rừng, nguồn nước, đến xóa nghèo, nhưng theo ông Đông, hầu hết chỉ dừng lại ở “Mô hình phòng thí nghiệm”. Lấy ví dụ cụ thể chương trình xóa đói gắn với bảo vệ rừng ở Bắc Kạn, nhưng sau 10 năm quay lại, không còn thấy đâu nữa, hỏi các đồng chí đâu, các đồng chí bảo hết rồi. Chuyển sang chương trình mới rồi” - ông Đông dẫn chứng.











Nhiều người nghèo khó tiếp cận được nguồn vốn giảm nghèo. Ảnh: Hải Nguyễn



Chia sẻ vùng nghèo cho vùng giàu

Ông Đỗ Mạnh Hùng đặt câu hỏi “Vì sao chưa đạt tổng mức đầu tư, nhưng việc thực thi vẫn đạt thắng lợi?”. “Chi phí quản lý hành chính bị trùng, chồng, có thể chính là lãng phí” - ông tự trả lời. Một ví dụ mà ông Đỗ Mạnh Hùng xếp cạnh nhau những con số: Nguồn vốn giảm nghèo mỗi năm: 90.000 tỉ. Kết quả xóa nghèo mỗi năm: 500.000 hộ. Mỗi hộ nghèo, trên lý thuyết sẽ được hưởng ít nhất 180 triệu đồng. Và “báo cáo từ các địa phương”, mỗi hộ nghèo chỉ tiếp cận được 10 - 15 triệu đồng.


Đó là chưa kể tới tình trạng tỉ lệ hộ nghèo được vay so với tổng hộ nghèo vẫn còn khoảng cách. Chưa kể “Sự bị động, áp đặt từ trên khiến tuổi thọ dự án ngắn, kết thúc ngay sau mô hình mẫu”... Phó Chủ nhiệm kể lại câu chuyện khi tiếp xúc cử tri, “lãnh đạo nhiều địa phương vui mừng báo cáo năm nay có thêm 3 xã nghèo. Còn hộ nghèo thì phản ứng khi bị đưa ra diện hộ nghèo” để đặt một dấu hỏi lớn về “Phân bổ nguồn lực và cơ chế điều hành”.


Trong khi đó, công khai minh bạch trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo đang là một vấn đề lớn. “Nhiều địa phương 1 hộ nghèo chụp 5 bức ảnh, ở 5 góc độ khác nhau để làm 5 bộ hồ sơ khác nhau giải ngân giảm nghèo” - ông Hùng nói.


Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của QH Nguyễn Văn Tiên nhắc lại câu chuyện 10 - 15 năm trước, đã có cuộc tranh luận đầu tư cho hộ nghèo hay cho người sử dụng lao động tạo việc làm cho người nghèo. Giờ đây trước quá nhiều bất cập, ông đặt câu hỏi “chúng ta có phải đặt lại vấn đề không”. Một ví dụ được nêu trong lĩnh vực y tế là đang có vấn đề nguyên lý ngược “Chia sẻ vùng nghèo cho vùng giàu”, thể hiện qua con số kết dư BHYT ở những tỉnh nghèo có khi lên tới 700 tỉ.


Phó trưởng đoàn ĐBQH Vĩnh Long Nguyễn Thanh Bình dẫn ý kiến cử tri phản ánh: Nguồn tín dụng cho người nghèo rất cao, nhưng vốn ít, mức vay thấp, lãi suất cao. Ông ví dụ, hộ nghèo muốn mua 1 con bò, nhưng chỉ vay được 5 triệu đồng thì “làm sao mà nuôi”. Vay đi xuất khẩu lao động, có nước yêu cầu phải cược 100 triệu nhưng ta chỉ cho vay 20 triệu “thì làm sao mà đi”. “Nợ xấu ở nông dân không có, nhưng vì sao chúng ta ngán ngại cho vay” - ông Bình nói.


ĐBQH Quảng Nam Lê Văn Lai nhìn nhận thẳng thắn nguyên nhân từ chính sách: “Người Việt Nam có lòng tự trọng cao, nghèo gắn với hèn. Người ta đã chấp nhận nghèo hèn rõ ràng có nguyên nhân từ chính sách”. Nêu hàng loạt những bất cập trong chương trình hỗ trợ mua lúa, nhà xã hội, cây hồ tiêu, ông Lai khẳng định “Sự không bình thường đến từ chính sách”, và vì thế “Phải sửa đổi thế nào để chấm dứt tình trạng người dân muốn nghèo”.


Trao quyền cho người hưởng lợi


Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng: “Chúng ta là hộ nghèo, chúng ta cũng muốn được ưu đãi đó. Chính sách đó được chưa, chính sách có 2 mặt. Tương lai sẽ chỉ đầu tư cho hạ tầng và đầu tư cho giáo dục. Các đồng chí đi vùng cao sẽ thấy hạ tầng ngoài nhà nước thì đồng bào không thể làm được. Trước mắt chính sách vẫn thiết thực, vẫn cần thiết cho hộ nghèo” - bà nói.


Một trong những hướng mới nâng cao hiệu quả giảm nghèo được Thứ trưởng Đặng Duy Đông đề cập là các công trình dưới 3 tỉ giao cộng đồng quản lý chứ không làm theo trình tự đầu tư XDCB hiện nay.


Nêu ví dụ ở Hà Nam, Thứ trưởng Đông cho biết “Cứ giao cho hội cựu chiến binh, phụ lão, thanh niên là bà con quản lý rất chặt, tiết kiệm và hiệu quả. Không thất thoát đi đồng nào hết”. Ví dụ một dự án trường học được xây dựng bằng nguồn vốn ODA, được giao cho trường và hội phụ huynh làm 16 trường. Người ta làm còn thừa để làm được thêm 2 trường nữa. Đừng nghĩ chính quyền tham gia làm mới hiệu quả” - Thứ trưởng Đông nói. Hướng tới, theo ông, là trao quyền lực cho người hưởng lợi khi trong thực tế “Cái này rất đúng và cần tiếp tục phát huy”.







via Xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét