PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

GS.NGND Hoàng Như Mai từ trần

GS.NGND Hoàng Như Mai từ trần
GS.NGND Hoàng Như Mai từ trần

Sau một thời gian điều trị bệnh tại Bệnh viện 175 TP.HCM, Giáo sư, Nhà giáo nhân dân (GS.NGND) Hoàng Như Mai đã qua đời lúc 15 giờ 45 ngày 27.9.2013 tại TPHCM, hưởng thọ 95 tuổi.


GS-NGND Hoàng Như Mai sinh ngày 3.8 năm Kỷ Mùi 1919 (tức 26/9/1919) tại phủ Lạng Thương, nay thuộc tỉnh Bắc Giang. Quê quán tại thôn Nội Am, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Thầy xuất thân trong một gia đình trí thức quý tộc quan lại cao cấp. Từng là học sinh trường Bưởi, sau đó là Đại học Y khoa, Đại học Luật rồi liên tiếp đảm nhiệm các chức vụ cao trong ngành giáo dục, thầy từng làm hiệu trưởng các trường tư thục Phan Thanh (Thái Bình), Sư phạm Việt Bắc, Sư phạm Trung cấp Trung ương và là cán bộ giảng dạy tại các trường đại học Tổng hợp Hà Nội và TP HCM. Thầy còn là thành viên sáng lập đại học Văn Hiến, làm hiệu trưởng trường THPT Trương Vĩnh Ký năm 1997. Từ năm 1988, giáo sư Mai làm Chủ tịch Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TP HCM cho tới khi qua đời.


Năm 1982, thầy được phong học hàm giáo sư, năm 1988 thầy được phong danh hiệu nhà giáo ưu tú, năm 1990 thầy được phong danh hiệu nhà giáo nhân dân (NGND) và được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.


Không chỉ là nhà giáo, GS Hoàng Như Mai còn là một chuyên gia văn học Việt Nam cận hiện đại. Bộ giáo trình Văn học VN hiện đại (1945-1960) có một giá trị rất riêng, là công trình đầu tiên mang tính đột phá, nghiên cứu về một chặng đường văn học còn nóng hổi tươi nguyên đối với thời kỳ đó. Các tập chuyên luận, tiểu luận về thơ (Thơ một thời, Bản sắc dân tộc trong thơ Hồ Chí Minh), về sân khấu (Nhận định về cải lương, Trần Hữu Trang - soạn giả cải lương) đến nay vẫn có ích.


Bên cạnh các công trình nghiên cứu, GS còn sáng tác nhiều tác phẩm kịch như Tiếng trống Hà Hồi (1948), Dòng sông biên giới (1957), Vẽ chân dung cụ Đồ Chiểu (1982) và tập thơ Trao cho nhau cuộc đời (1993).







via Xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét