PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Chết vì rượu thuốc

Chết vì rượu thuốc
Chết vì rượu thuốcĐổ xô săn lùng sâm Ngọc Linh để ngâm rượu đang trở thành mốt hiện nay.

Chẳng biết rượu ngâm thuốc có tác dụng đến đâu, thế nhưng ở VN, hầu như nhà nhà có bình rượu thuốc. Hết rắn, bìm bịp, tắc kè, ong, bò cạp… đến các loại lá, rễ cây, củ quả, nhau thai con vật rồi thang thuốc Minh Mạng, Amakong... cũng được đồn thổi và đua nhau ngâm rượu như một thứ mốt thời thượng.


>> Đón đọc ấn phẩm Lao Động & Đời sống số 24


Uống rượu hay uống thuốc độc?


Một vụ ngộ độc rượu thuốc xảy ra vào trưa 10.9 làm 1 người chết và 1 người nguy kịch. Nạn nhân là ông Nguyễn Quang Hướng - 54 tuổi, trú tại thị trấn Nam Ban, Lâm Hà, Lâm Đồng - nhập viện trong tình trạng hôn mê, co cứng tay chân, khó thở.


Trước đó, ông Hướng uống một ly rượu ngâm gói thuốc bắc là rễ cây mật nhân do một người bạn tên Sang - 51 tuổi, ở cùng huyện - tặng. Khi thấy ông Hướng có những triệu chứng lạ sau uống rượu, gia đình đã gọi điện cho ông Sang và để chứng minh rượu mật nhân của mình không có vấn đề gì, ông Sang uống liền 3 ly. Sau khi uống ít phút, ông Sang cũng lâm tình trạng nguy kịch tương tự ông Hướng.


Đến chiều 14.9, ông Sang tử vong. Bác sĩ Nguyễn Xuân Tạo -Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, BV Đa khoa Lâm Đồng - nhận định, độc tố trong rễ cây ngâm rượu mà ông Hướng và ông Sang sử dụng gần giống với “mã tiền” - một loại cây rất độc.


Trước đó, BV Đa khoa Kiên Giang đã tiếp nhận 2 trường hợp bị ngộ độc rượu thuốc nguy kịch trong tình trạng nôn ra máu. Qua điều tra bệnh sử, ông P.T.C.T (trú tại Hòn Đất) và P.V.Đ (Giồng Riềng) đã nhậu rượu thuốc với một người tên H (ở Châu Thành). Hai tiếng sau khi nhậu, gia đình phát hiện H bất tỉnh và 2 người bạn nhậu có biểu hiện nôn ói nên đã đưa đi cấp cứu tại BV địa phương.


Do bị ngộ độc quá nặng, H đã bị tử vong. Hai người còn lại may mắn được cứu sống sau khi chuyển lên BV Đa khoa Kiên Giang. BS Dương Thị Chúc Linh - khoa Hồi sức chống độc BV Đa khoa Kiên Giang - khẳng định: Hai bệnh nhân này đã bị ngộ độc do uống rượu thuốc.


Nghiêm trọng nhất là vụ ngộ độc rượu thuốc “cường dương” tại huyện Hoài Ân (Bình Định) khiến 21 người gục ngay trên bàn tiệc. Vụ việc xảy ra khi gia đình ông Huỳnh Giống ở thôn Văn An, xã Ân Tín có đám giỗ và đãi khách món “dược tửu” tự ngâm từ cây ba kích với lời chú thích là giúp cường dương bổ thận. Chủ nhà cho biết ông đã mua loại cây mọc trên núi được cho là kích ăn, kích ngủ, cường dương bổ thận để bồi bổ.


Tuy nhiên, nhiều khách tham dự chỉ uống nửa ly đã có cảm giác sau gáy giật liên tục, mắt mờ, mi sụp xuống. Nhiều khách khác uống đến ly thứ 3 đã gục xuống bàn. Hậu quả sau khi sử dụng rượu “độc” là 20 người đã phải đi cấp cứu, 1 người tử vong.


Công nghệ phù phép dược tửu giả


Không thể phủ nhận rượu thuốc là một phương thức cải thiện sức khoẻ đã có từ lâu đời. Tuy nhiên, nhiều người cứ nghĩ rượu thuốc là thuốc bổ nên sử dụng theo cảm tính. Thói quen sử dụng rượu thuốc với các loại dược liệu “đụng gì ngâm nấy” đã để lại hậu quả quá nặng nề.


Lương y Nguyễn Đức Nghĩa sống tại TPHCM, học trò ruột của GS-TS Đỗ Tất Lợi - một nhà nghiên cứu trong lĩnh vực dược học và chuyên gia về cây thuốc quý nổi tiếng của VN - trong một lần trả lời phỏng vấn đã phải thốt lên: Chưa có nước nào như dân mình, con gì, cây gì cũng ngâm rượu làm thuốc… “Dược tửu” có hai thành phần: Rược và thuốc, thế nhưng chẳng ai quan tâm đến phần thuốc như “con dao hai lưỡi” mà cứ vô tư xài xả láng phần rượu.


Đáng lẽ ngâm rượu thuốc phải hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn thì ngược lại, người ngâm rượu toàn hỏi những người không biết gì về dược lý, thậm chí làm theo lời truyền miệng.


Ngặt nỗi, tại VN rượu thì quản lý chặt, nhưng rượu thuốc lại có vẻ xuề xoà và ít bị “soi” chất lượng. Một con rắn, tai gấu, khỉ, chim quý… đưa vào nhà hàng nếu bị phát hiện, kiểm lâm sẽ phạt… gắt gao. Thế nhưng, những thứ đó nếu được ngâm trong rượu thì lại “đá” qua cho quản lý thị trường chỉ để kiểm tra… nguồn gốc rượu.


Rắn hổ mang chúa, gấu… đã được liệt vào sách cần bảo vệ nghiêm ngặt cả hàng chục năm nay, nhưng vào nhà hàng lớn nhỏ ở TPHCM lúc nào cũng thấy hàng chục bình rượu chứa đủ thứ động vật quý nghiễm nhiên an vị trong bình và được trưng bày chỗ bắt mắt cho khách nhìn thấy.


Câu hỏi đặt ra là tại sao chỉ một bình rượu thuốc có ngâm rắn, chim nhưng các quán nhậu bán cho khách quanh năm không thấy cạn. Màu rượu lúc nào cũng nâu đen rất đẹp, lại có mùi hương thơm đúng của rượu thuốc. Thực tế, các bình rượu thuốc được ngâm tẩm trong 2 loại rượu, là rượu đế hoặc cồn, cộng với hương liệu tạo màu, mùi. Khi bán hết thì châm thêm rượu, hương liệu, màu và cứ thế có rượu thuốc bán quanh năm suốt tháng.


Một cán bộ của Chi cục Thú y TPHCM cho biết, các loại rắn ráo, rắn nước, hổ đất, bông súng, học trò… tóm lại rắn gì cũng dễ biến thành hổ mang chúa. Chuyện lâu lâu uống rượu rắn vỉa hè thấy trong bình xuất hiện tăm tre, kim gút, dây thép, bã màu sơn, sợi chỉ… rơi ra thì cũng không có gì ngạc nhiên.


Ông Nguyễn Đình Cương - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TPHCM - khi cùng đoàn kiểm tra một điểm làm rượu rắn dỏm ở phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TPHCM, đã từng chứng kiến toàn bộ rắn nước, rắn ráo được dùng chỉ căng cho mang phình trông giống hệt rắn hổ mang. Bên cạnh số lượng lớn bình rượu rắn dỏm đã thành phẩm còn có hàng ngàn con rắn chết (chủ yếu là rắn nước, rắn bông súng) chuẩn bị được căng phình da để biến thành rắn hổ mang ngâm rượu bán ra thị trường.


“Ngựa chiến” thành chiến bại!


Bán chạy nhất tại các quán nhậu là các loại rượu huyết. Rượu huyết rắn, dê, ngựa, chim sẻ, ba ba… được đồn thổi như thần dược, “chạy đường dài, trườn tốt, khoẻ”, nên nhiều quán nhậu tha hồ “nổ” và bán với giá cắt cổ. Nhiều quán còn phục vụ cắt tiết rắn, ba ba… tại bàn, còn các loại huyết dê, ngựa được trữ trong tủ lạnh, khách yêu cầu thì đem ra pha rượu.


Thực hư rượu huyết có tác dụng tăng cường sinh lực và biến người đàn ông thành “ngựa chiến” hay không, phần lớn các chuyên gia về nam học, dinh dưỡng đều khẳng định là “không”. Trong máu động vật chỉ có bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu và những kháng thể chứ không có một loại thần dược nào “ẩn nấp” để làm tăng cường sinh lực hoặc điều trị được rối loạn cương dương.


ThS-BS Mai Bá Tiến Dũng -Trưởng khoa Nam học, BV Bình Dân, TPHCM - khẳng định: Không có cơ sở để khẳng định việc uống rượu pha huyết động vật giúp bổ máu và kéo dài thời gian “lâm trận”. Lạm dụng rượu sẽ làm giảm lượng tinh trùng trong tinh dịch, giết chết và gây dị tật tinh trùng.


Nguy hiểm hơn cả là trong máu động vật còn có nhiều loại vi khuẩn ký sinh. Nhiều người cho rằng, rượu như “cồn sát thương” để có thể diệt được “sâu bệnh”, tuy nhiên, nồng độ cồn trong rượu khó có thể diệt được độc tố và các loại ký sinh, vi khuẩn gây hại có từ trong máu.


TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu – Phó Giám đốc BV Nguyễn Trãi, chuyên gia ký sinh trùng - khuyến cáo, trong máu một số loài động vật như dê, hươu, nai, thỏ, khỉ, ba ba… có chứa nhiều ký sinh trùng như Trypanosoma sp, Leishmania sp, giun chỉ, virus dại. Các loại ngan, vịt, chim dễ bị dịch bệnh cúm gia cầm, nhiễm khuẩn samonella...







via Xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét