PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Đường Hồ Chí Minh: Xuống cấp trên cung đường nguy hiểm nhất

Đường Hồ Chí Minh: Xuống cấp trên cung đường nguy hiểm nhất
Đường Hồ Chí Minh: Xuống cấp trên cung đường nguy hiểm nhấtHàng trăm điểm sửa chữa mặt đường bêtông “góp phần” gây trắc trở giao thông – đoạn qua đèo Lò Xo. Ảnh: Thanh Hải

Khi khởi công xây dựng đường HCM, ngoài kỳ vọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho các địa phương miền núi dọc dãy Trường Sơn Nhà nước còn đặt mục tiêu làm “cứu cánh” cho QL1A đang quá tải, đặc biệt hay bị tắc nghẽn trong mùa mưa lũ.


Thế nhưng sau khi đưa vào khai thác, do bất ổn địa chất, cung đường này liên tục bị sạt lở, hư hỏng, tắc đường từ ngay những cơn mưa lớn đầu mùa.


Vỡ nát trên những đoạn đường… vĩnh cửu


Hàng trăm cây số đường Hồ Chí Minh từ địa hạt Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho đến huyện Đắk Glei (tỉnh Kon Tum) đang trong cảnh hư hỏng. Các đoạn đường xây dựng bằng nền bêtông ximăng đang bị xuống cấp, nứt vỡ, lồi lõm khắp nơi. Đặc biệt, các đơn vị thi công, sửa chữa đang đục, cưa từng tấm bêtông lớn, chiếm 1/2 lòng đường để sửa chữa, đúc mới.


Chỉ chừng hơn 100km, song có đến gần 700 điểm đào bới xen kẽ cả 2 phía đường khiến việc lưu thông hết sức khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn.


Theo Khu Quản lý đường bộ V- đơn vị quản lý đường HCM đoạn giáp TT-Huế đến hết Đắc Nông thì đây chính là cung đường hiểm yếu nhất trên suốt đoạn Đông Trường Sơn của đường HCM từ Đà Nẵng vào TPHCM. Cũng chính vì đường dốc quanh co, qua nhiều khe suối dựng đứng, nền đất yếu, tiềm ẩn nguy cơ sụt trượt... nên ngay từ đầu khảo sát, tư vấn thiết kế, các đơn vị đã đưa ra phương án đổ bêtông ximăng dày 24cm, với mác 350 trên nền đá dăm dày, theo thiết kế vĩnh cửu.


Ông Võ Đình Dũng - Tổng GĐ Khu Quản lý đường bộ V - cho biết, đơn vị quản lý 277km đường HCM, trong đó chỉ có 68km đường bêtông ximăng, tập trung chủ yếu đoạn Phước Sơn đi Đắk Glei. Từ những năm đầu 2010- 2013, đường HCM đã xuất hiện các hư hỏng như rạn nứt lớn, ổ gà, sình lún lẻ tẻ. Đặc biệt đối với các đoạn đường bêtông ximăng - được cho là có độ bền vững cao hơn mặt đường nhựa - cũng nứt ngang, gãy góc.


Sau các trận lũ lụt 2008 - 2009, đường HCM bị thiệt hại nghiêm trọng hơn. Cũng theo ông Dũng, đã có phương án triển khai sửa chữa từ sau trận bão lịch sử số 9 năm 2009, triển khai tập trung năm 2011 với tổng kinh phí trên 263 tỉ đồng. Riêng các đoạn đường bêtông ximăng hư hỏng, đã cho thay thế 677 tấm. Hiện đã hoàn thành 650 tấm.


Lại do lỗi quá tải


Điều khiến dư luận quan tâm là những đoạn tuyến được bêtông hoá theo thiết kế vĩnh cửu nhưng vì sao lại chóng xuống cấp? Trả lời vấn đề này, cũng ông Võ Đình Dũng - Tổng GĐ Khu Quản lý đường bộ V - cho biết: “Dù gọi là thiết kế vĩnh cửu, song thực tế độ dày kết cấu thiết kế chưa phù hợp với tải trọng khai thác. Nhất là lớp móng dưới bằng cấp phối đá dăm chỉ dày 15cm.


Trong khi đó, nền đường những đoạn này đều qua vùng địa chất phức tạp, thường xuyên có nước ngầm, sụt trượt ta luy dương. Ngoài ra, nền đường đầu cầu của một số cây cầu đắp cao, trong quá trình khai thác tiếp tục lún. Đặc biệt xe quá tải tăng đột biến trong thời gian gần đây”.


Thống kê của Khu Quản lý đường bộ V, đường HCM khi hoàn thành, đưa vào sử dụng (2004-2006) mới chỉ có 300-900 lưu lượng xe/ngày đêm. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay, lưu lượng xe tham gia trên tuyến này tăng đột biến, đến thời điểm này, có từ 1.000- 2.000 xe/ngày đêm.


Đặc biệt là lưu lượng xe quá khổ, quá tải chuyên chở gỗ tròn từ cửa khẩu Bờ Y, Kon Tum về cảng Đà Nẵng, các xe siêu trường, siêu trọng chở vật tư, thiết bị cho hàng trăm công trình thuỷ điện khu vực miền Trung- Tây Nguyên... Đây là những lý do chính, tác động trực tiếp, làm giảm tuổi thọ đường và gây ra hư hỏng khắp nơi. Tuy vậy, kinh phí sửa chữa đường bộ còn hạn hẹp, công tác sửa chữa định kỳ chưa được thực hiện, vì vậy cung đường này luôn tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông.








Thống kê từ các đơn vị quản lý, trong 8 tháng đầu năm 2013, trên đoạn đường HCM từ Quảng Nam đến Kon Tum đã xảy ra 57 vụ tai nạn giao thông, làm chết 16 người, bị thương 79 người.















via Xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét