PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH: Không bỏ, nhưng thi cử gọn nhẹ, hiệu quả

Tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH: Không bỏ, nhưng thi cử gọn nhẹ, hiệu quả

Tuy đã có nhiều cải tiến, nhưng nhìn chung các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học vẫn còn cồng kềnh, nặng nề, tốn kém và có nhiều bất cập, gây bức xúc cho xã hội. Bộ GDĐT cho rằng, việc đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học phải đặt ra mục tiêu gọn nhẹ, hiệu quả, phản ánh trung thực kết quả học tập của học sinh.


Điều đó chỉ có thể đạt được trên cơ sở đổi mới đồng bộ chương trình giáo dục, nhất là đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá cả quá trình học.

Thi tốt nghiệp THPT: Có thể chỉ còn 2 môn


Cho đến nay, phần lớn các nước trên thế giới đều tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đối với hầu hết các nước Châu Âu, kỳ thi tốt nghiệp THPT được sử dụng cho 2 mục đích: Đánh giá kết quả học tập THPT và làm cơ sở tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ. Tuy vậy, trên thế giới vẫn còn nhiều nước không sử dụng kết quả thi THPT để xét vào đại học, cao đẳng mà phải tổ chức kỳ thi riêng. Một số nước khác thì kết hợp xét cả thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH,CĐ theo yêu cầu riêng của mỗi trường.


Trên cơ sở thực tế điều kiện và hoàn cảnh nước ta, Bộ GDĐT đề xuất hướng đổi mới kỳ thi - công nhận tốt nghiệp THPT như sau: Cùng với việc đổi mới chương trình THPT theo hướng phân hóa, định hướng nghề nghiệp và chuẩn bị tốt cho học sinh học tiếp sau GDPT bằng cách có ít môn học bắt buộc, nhiều môn học tự chọn thì đồng thời phải triển khai phong phú các hình thức kiểm tra, thi và đánh giá trong quá trình dạy học. Việc công nhận tốt nghiệp THPT phải dựa trên kết quả đánh giá trong cả quá trình giáo dục về phẩm chất, năng lực của học sinh và kết quả đánh giá ở cuối cấp học.


Trong đó, đánh giá kết quả học tập theo hướng học xong môn (hoặc lĩnh vực) nào thì đánh giá kết quả chuẩn đầu ra môn (lĩnh vực) đó. Kỳ thi cuối cùng (thi tốt nghiệp THPT) thì đề thi sẽ yêu cầu vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực, môn học để giải quyết một vấn đề chung theo hai lĩnh vực lớn: Khoa học xã hội - nhân văn và khoa học tự nhiên. Vì vậy, thi tốt nghiệp THPT có thể chỉ còn 2 môn khoa học này.


Các trường ĐH, CĐ được tự chủ tuyển sinh


Với kỳ thi tuyển sinh đại học hiện nay, đề thi chỉ chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức đã học mà ít chú ý đến năng lực vận dụng, nên dẫn đến tình trạng dạy và học theo lối “đọc chép”, lạm dụng để mở lò luyện thi vô tội vạ và cuối cùng là học tập theo kiểu đối phó. Đặc biệt, việc không coi trọng việc kết hợp kết quả đánh giá quá trình học tập với kết quả thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH,CĐ; tốt nghiệp THPT và trúng tuyển vào ĐH,CĐ chỉ phụ thuộc vào kết quả thi nên chưa đảm bảo tính khách quan, công bằng với học sinh.


Bộ GDĐT đề xuất: Về tuyển sinh đại học, cao đẳng, các trường tổ chức tuyển sinh theo hướng dựa vào kết quả công nhận tốt nghiệp THPT và có thể kiểm tra, thi thêm một vài môn hoặc chuyên đề theo yêu cầu đào tạo của mỗi nhà trường.


Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định, bộ sẽ dần giao lại quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục (trong đó có giáo dục đại học) và chỉ giám sát, quản lý về mặt nhà nước. Các trường sẽ được tự chủ về mặt tuyển sinh, học thuật, và chỉ cần làm đúng theo hành lang pháp luật chứ không phải theo sự áp đặt, chỉ đạo của cấp trên.


Với việc đổi mới như vậy, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ chung cho tất cả các trường như hiện nay có thể sẽ được thay thế bằng từng kỳ thi, xét tuyển riêng của mỗi trường theo từng mức độ tự chủ được phân cấp.







via Xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét