PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Trắng trợn ăn chặn “nước mắt” của nông dân Quảng Trị

Trắng trợn ăn chặn “nước mắt” của nông dân Quảng Trị
Trắng trợn ăn chặn “nước mắt” của nông dân Quảng Trị“Lợn nuôi mau lớn, nhưng lần nào bán cũng lỗ. Giờ mới biết là bị lừa đảo” – ông Phận nói.

Người nuôi lợn ở miền Trung có câu nói “lưng bán cho đất, mặt bán cho… phân”. Ba, bốn tháng băm bèo, thái rau vất vả nuôi mấy con lợn trong nhà như bỏ ống. Đến lúc bán tính đồng vốn liếng đã suýt soát, ấy vậy mà họ còn bị kẻ gian lừa đảo, chiếm đoạt từng đồng mồ hôi nước mắt.


Đón đọc ấn phẩm Lao Động & Đời sống số 24


Xót xa, bất bình trước cảnh ăn cướp giữa ban ngày, họ xắn tay áo “phục kích” bắt bằng được tên lừa đảo rồi đưa ra ánh sáng. Đáng ra, họ phải được tuyên dương vì đã góp phần làm thay công việc của cơ quan chức năng là bảo vệ quyền lợi cho nông dân. Nhưng sự thật đang diễn ra tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị làm những người “dám” đứng ra tố cáo tiêu cực phải khốn đốn, ăn không ngon, ngủ chẳng yên...

“Phải gọi là tên ăn cướp”


Chị Trần Thị Kim Xoan ở xóm mới Thượng Hòa - xã Vĩnh Long - huyện Vĩnh Linh - tỉnh Quảng Trị nghẹn ngào với hai hàng nước mắt khi bước ra khỏi trụ sở Công an (CA) tỉnh. Chị Xoan là một trong những nông dân bị kẻ gian lừa đảo chiếm đoạt tiền bán lợn mà đến nay chưa được làm rõ.


Chị kể rằng: “Ngày 10.6 âm lịch vừa rồi, tôi có bán 25 con lợn cho anh Quý được gần 57 triệu đồng. Tính toán tiền con giống, tiền thức ăn xong thì bị lỗ 6 triệu đồng. Cứ nghĩ giá thấp thì lỗ, bây giờ mọi chuyện vỡ lở, mới biết mình bị kẻ gian lừa đảo. Bị lừa rồi, tôi đến CA huyện để trình báo và xin giúp đỡ thì họ trả lời rằng “lần sau nhớ cảnh giác trong mua bán”. Bức xúc quá, tôi mới phải vào CA tỉnh để gửi đơn nhờ làm rõ”.


Chuyện bắt nguồn từ ngày 13.8.2013, khi gia đình chị Trần Thị Đông ở tổ 1 - xã Vĩnh Tú - huyện Vĩnh Linh bắt quả tang đối tượng Lê Đình Quý (SN 1977, trú tại Quảng Phước, Quảng Điền, TT-Huế) - là người chuyên đi mua lợn trên địa bàn - gian lận 1,4 triệu đồng tiền bán lợn.


CA xã Vĩnh Tú đã đến lập biên bản, tại đây đối tượng Quý tự thừa nhận “đã nhiều lần ra địa bàn mua lợn theo kiểu gian lận này, nhưng không nhớ rõ”(!?). Sau đó Quý tự nguyện trả lại số tiền gần 60 triệu đồng đã gian lận của bà con bán lợn tại xã Vĩnh Tú. CA xã đã phạt Quý... 2 triệu đồng về hành vi gian lận trong mua bán tài sản của nhân dân rồi Quý được thả về.


Ông Võ Trực Phận ở khóm 1 - thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh là người đã được Quý trả lại tiền gian lận. Ông Phận bán lợn cho Quý đã 3 năm nay, mỗi năm 160 đến 180 con (khoảng 10 tấn). Quý thừa nhận có gian lận khi cân lợn trong 3 tháng trở lại đây và trả cho ông Phận số tiền gần 5 triệu đồng.


Tuy nhiên theo ông Phận, số tiền mà Quý gian lận với gia đình ông lớn hơn rất nhiều. “Tôi được đền, nhưng số tiền đó chẳng thấm vào đâu. Còn rất nhiều người nuôi lợn ở đây bị lừa đảo nhưng kẻ gian không chịu thừa nhận” – ông Phận ấm ức nói.


Đến ngày 29.8.2013, tại khu trang trại của chị Nguyễn Thị Kiệu - thôn Thượng Lâm - xã Cam Thành - huyện Cam Lộ - tỉnh Quảng Trị, Quý (lấy tên giả là Thêm) đến mua 28 con lợn. Trong quá trình mua, bằng thủ thuật cho lợn vào rọ để cân, Quý dùng một cây gậy dài gần 2 mét để vừa chặn không cho lợn quay ra vừa chống xuống đất để làm giảm trọng lượng lợn, mỗi lần như vậy đã gian lận từ 3-5kg. Nhờ cảnh giác từ trước, bà Kiệu đã báo với lực lượng chức năng để làm rõ.


Qua kiểm tra phát hiện Quý đã cân gian với trọng lượng lợn là 170kg, tương đương hơn 7 triệu đồng. Tại đây, Quý tiếp tục bị phạt 2 triệu đồng với hành vi gian lận trong mua bán.


Sự việc trên khiến người nuôi lợn ở tỉnh Quảng Trị hoang mang bởi gian lận gần cả trăm triệu đồng mồ hôi nước mắt của nông dân, nhưng đối tượng mới chỉ bị phạt 4 triệu đồng. “Như vậy mà gọi là hành vi gian lận à. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới đúng. Phải gọi là tên ăn cướp. Cơ quan chức năng mà không làm rõ vụ việc này thì những nông dân nuôi lợn như tôi chỉ biết cạp đất mà ăn” - anh Lê Quang Tâm, chồng chị Đông bức xúc.


Nực cười hơn, người phụ nữ góp “công” bắt tận tay 2 lần gian lận của Quý lại bị CA huyện Vĩnh Linh gửi giấy mời lấy lời khai vì “Quý có đơn tố cáo bị cưỡng đoạt tài sản và bị hành hung”. Trong lúc đó, có rất nhiều đơn tố cáo của nông dân gửi CA huyện “cần làm rõ” thì phải đợi…


“Không đủ căn cứ để xử lý hình sự”


Ông Trần Văn Thái -Trưởng CA xã Vĩnh Tú xác nhận rằng những người bị Quý lừa đảo ở xã đã được đền bù khoảng 60 triệu. Còn một số bà con ở xã khác cũng bị lừa nhưng khi đến đây thì Quý hết tiền, chưa trả lại được.


Ông Thái nói: “Tôi cũng mong bà con lấy lại được tiền nhưng việc đó không thuộc thẩm quyền của tôi. Nếu hôm đó CA huyện về mà làm tốt, thì sẽ lập biên bản và xử lý ngay tại đây để làm rõ mọi vấn đề cho dân. Tuy nhiên họ không làm gì hết. Có 3 CA huyện về và nói rằng rằng lãnh đạo yêu cầu đem lên trụ sở để giải quyết. Tuy nhiên người dân không đồng ý, CA huyện cũng không làm gì thêm rồi giao cho CA xã làm. Thẩm quyền của tôi chỉ xử phạt được 2 triệu đồng. Nếu CA huyện làm việc, thì có thể quy vào tội lừa đảo để xử lý hình sự”.


Về phía CA huyện Vĩnh Linh, ông Đỗ Duy Hải -Trưởng CA cho hay có nhận đơn của bà con gửi về việc bị đối tượng Quý lừa đảo và đã trả lời bằng văn bản rằng sự việc xảy ra đã lâu, bà con cần cảnh giác. Hiện đơn đã chuyển cho hình sự. “Còn việc ở xã Vĩnh Tú tôi có cho anh em về, yêu cầu đưa xe và người lên đây để làm rõ mức độ vi phạm. Tuy nhiên, bà con không cho đưa lên nên tôi chỉ đạo anh em không bắt lên” – ông Hải nói.


Trước câu hỏi rằng – với mức độ lừa đảo của Quý chỉ bị phạt 2 triệu đồng thì có nhẹ quá không, ông Hải phân tích: “Đối tượng Quý lừa đảo tại nhà chị Đông 1,4 triệu đồng nên chỉ có thể xử lý hành chính. Còn việc lừa đảo và trả lại gần 60 triệu đồng cho những người khác thì họ tự thỏa thuận nên mình không chứng minh được hành vi gian dối của Quý.


Dưới áp lực của bà con, Quý vẫn trả tiền. Quý đã thừa nhận hành vi lừa đảo của mình, nhưng mình không có căn cứ để buộc tội. Mình cần biết bao nhiêu con, bao nhiêu cân mới xử lý được. Thực ra Quý có gian thật, nhưng mình không chứng minh được. Nói chung về mặt hình sự thì không xử lý được vì không đủ căn cứ”.


Chị Lê Thị Sự (còn gọi là Trâm) - làm nghề cò lợn cho đối tượng Quý đã được 2 năm nay hiện đang nằm viện. “Tôi bị Quý đe dọa là sẽ chặt tay, băm nát con tôi ở Hồ Xá. Nếu tôi vào Huế sẽ bị giết chết” – chị Sự nói. Sau khi phát hiện Quý có dấu hiệu lừa đảo khi mua lợn (hơn 5 tháng trước), chị Sự đã khuyên bảo nhiều lần nhưng Quý không nghe. Chị đã thông báo đến những người nuôi lợn là phải đề phòng.


Việc Quý bị người dân phát hiện 2 lần lừa đảo ở trên là nhờ chị Sự và chị Nguyễn Thị Anh Đào - đại lý bán thức ăn gia súc trên địa bàn cảnh báo trước. Sau vụ việc đó, chị Sự thì liên tục bị đe dọa, chị Đào thì bị CA mời lên làm việc vì bị Quý tố cáo. Chị Đào cho hay: “Hôm được mời lên làm việc, tôi tưởng là được tuyên dương. Nhưng sự thật là tôi bị điều tra, cơ quan CA không cho biết Quý đã tố cáo tôi điều gì, mà chỉ hỏi và ghi lời khai”(!?).











Chị Lê Thị Sự quả quyết rằng mình có thể làm chứng để cơ quan chức năng xử lý tên lừa đảo.



Chị Sự nói với PV LĐĐS rằng thủ đoạn lừa đảo của Quý rất tinh vi. Một con lợn của người dân (ở trang trại Lập Linh, thôn Lập Nghiệp) có trọng lượng 70kg khi bán cho Quý chỉ còn 52kg. Và “tôi nhớ chi tiết từng gia đình bị Quý lừa đảo, tôi có thể đứng ra làm chứng để cơ quan chức năng xử lý đúng người, đúng tội và lấy lại công bằng cho người dân” - chị Sự quả quyết.

Trong lúc cơ quan chức năng đang loay hoay vì “chưa đủ căn cứ” thì sau nửa tháng kể từ lần lừa đảo đầu tiên bị phát hiện, người dân lại bắt tận tay Quý “ẵm” 7 triệu đồng của một nông dân bán lợn ở huyện Cam Lộ cũng bằng thủ đoạn tương tự. Điều đáng nói ở đây là số tiền lừa đảo lên đến 7 triệu, nhưng đối tượng này cũng chỉ “nộp” 2 triệu đồng vì vi phạm hành chính…











Đối tượng Lê Đình Quý.



Người nông dân chân lấm tay bùn làm ra được đồng tiền thật gian nan. Vậy mà họ còn phải “làm thay” công việc của cơ quan chức năng là đi tuyên truyền mọi người phải nâng cao cảnh giác, phải xắn tay áo bắt kẻ chuyên lừa đảo lần này đến lần khác.

Chị Đào, chị Sự xứng đáng được tuyên dương vì đã dũng cảm đứng ra vạch mặt tên “ăn cướp”. Và đối tượng Quý nếu không được xử lý đúng tội thì chắc rằng sẽ còn nhiều nông dân nuôi lợn quanh năm “bán mặt cho phân” phải tay trắng.







via Xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét