PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Quản lý các trường phổ thông có yếu tố nước ngoài tại TPHCM: Lơ mơ chờ… chuẩn

Quản lý các trường phổ thông có yếu tố nước ngoài tại TPHCM: Lơ mơ chờ… chuẩn
Quản lý các trường phổ thông có yếu tố nước ngoài tại TPHCM: Lơ mơ chờ… chuẩn Giờ học của Trường THPT Quốc tế công lập Việt Úc

Các trường phổ thông có yếu tố nước ngoài (trường quốc tế) tại TPHCM đang phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chương trình đào tạo. Mặc dù đã tồn tại được gần 20 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một bộ quy chuẩn thống nhất cũng như các văn bản pháp quy để đánh giá chất lượng các trường này.


Quảng cáo tràn lan, chạy theo lợi nhuận


Theo Sở GDĐT TPHCM, hiện thành phố có khoảng 50 trường phổ thông có yếu tố nước ngoài, trong đó có 35 trường dạy 100% chương trình nước ngoài (5 trường thành lập theo công hàm ngoại giao), số còn lại dạy chương trình do Bộ GDĐT quy định, kết hợp dạy thêm một phần chương trình nước ngoài, các môn toán, khoa học bằng tiếng Anh… Trong năm học 2012 - 2013, tại 35 trường dạy hoàn toàn bằng chương trình nước ngoài có 12.283 học sinh, trong đó có 4.876 học sinh Việt Nam.


Ông Nguyễn Hoài Chương - Phó Giám đốc Sở GDĐT TPHCM - cho biết, hầu hết trường quốc tế có cơ sở vật chất hiện đại nhưng còn có một số trường chạy theo lợi nhuận, quảng cáo sai sự thật, nhất là những trường dạy chương trình Việt Nam nhưng khuếch đại thông tin - quảng cáo không đúng với nội dung cấp phép, không chịu đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, mặt bằng đi thuê mướn, giáo viên thiếu ổn định… nên chất lượng giáo dục không đảm bảo; học phí cao (mức học phí: bậc mầm non 3.225-11.300 USD/năm, bậc tiểu học 6.000-14.200 USD/năm, bậc trung học 6.600-20.000 USD/năm)... Trên thực tế, một số học sinh các trường này đã phải xin về học tại các trường giảng dạy chương trình Việt Nam.


Theo quy định, các trường phổ thông có yếu tố nước ngoài có tiếp nhận học sinh Việt Nam bắt buộc phải dạy các môn ngữ văn, lịch sử, địa lý theo quy định chương trình của Bộ GDĐT. Tuy nhiên, ông Chương cũng thừa nhận, do Bộ GDĐT không quy định phải đánh giá, xếp loại học sinh ở ba môn này nên một số trường không dạy đủ số tiết; không dạy đủ nội dung và số môn học, chỉ dạy theo cách đối phó nên chất lượng giáo dục ba môn trên rất thấp. Các trường quốc tế đều ít quan tâm giáo dục học sinh về văn hóa truyền thống Việt Nam. Đặc biệt, một số trường không tổ chức lễ chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam hằng tuần. Một bộ phận không nhỏ phụ huynh học sinh không quan tâm đến vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của con em mà chỉ quan tâm đến việc học ngoại ngữ và chương trình nước ngoài.


20 năm vẫn chưa có chuẩn


Ông Nguyễn Hoài Chương cho biết, hiện nay trong Luật Giáo dục chưa hề có quy định cho phép dạy chương trình nước ngoài. Sự hiện diện và vị trí của các trường quốc tế trong hệ thống phân cấp giáo dục vẫn chưa chính thức. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/CP/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, tuy nhiên do chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể nên Nghị định này vẫn chỉ... nằm trên giấy. Chính vì thiếu những hành lang pháp lý nên việc quản lý các trường quốc tế hiện nay gặp khá nhiều khó khăn. Nhiều trường cố tình phớt lờ yêu cầu phải báo cáo định kỳ hoạt động.


Chính vì thế, theo ông Huỳnh Công Minh, nguyên Giám đốc Sở GDĐT TPHCM, việc cần thiết trước mắt là phải xây dựng một bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường có yếu tố nước ngoài. Cũng cần phải có sự phân biệt rõ ràng thế nào là trường quốc tế vì có nhiều trường mang danh quốc tế nhưng thực chất chương trình dạy đó không được các nước trên thế giới công nhận.


Ông Cao Huy Thảo - Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế công lập Việt Úc - cho rằng, các văn bản pháp quy hiện có hầu như chỉ dành cho trường 100% có yếu tố nước ngoài. Vì thế, nếu lấy chuẩn đánh giá của Bộ GDĐT áp vào mô hình trường quốc tế công lập thì lại hoàn toàn bất cập và không hợp lý. Hiệu trưởng của các trường quốc tế khác cũng nêu vấn đề, nếu áp chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của Việt Nam vào các trường quốc tế thì sẽ không thể thực hiện được vì các trường này không đánh giá chất lượng học sinh bằng điểm số mà bằng các tiêu chí thực học, thực hành, năng động, sáng tạo, phát triển sở trường, năng lực cá nhân…


Mặc dù các trường có yếu tố nước ngoài hiện nay đang tự đánh giá, tự kiểm định chất lượng giáo dục theo tiêu chí, bộ chuẩn của hội đồng các trường quốc tế và mỗi quốc gia, tuy nhiên, nhưng Việt Nam cũng cần có quy chuẩn riêng thống nhất để kiểm định, đánh giá chất lượng đào tạo các trường này.







via Xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét