PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Chuyện chiếc linga lớn nhất Đông Nam Á tại thánh địa Cát Tiên

Chuyện chiếc linga lớn nhất Đông Nam Á tại thánh địa Cát Tiên
Chuyện chiếc linga lớn nhất Đông Nam Á tại thánh địa Cát TiênLinga bằng đá lớn nhất Đông Nam Á.

Chiếc linga (sinh thực khí nam) lớn nhất ở thánh địa Cát Tiên (huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) cũng là chiếc linga được xem là lớn nhất Đông Nam Á hiện nay đã được ghi vào kỷ lục Guinness. Trưởng ban quản lý Khu di tích khảo cổ Cát Tiên, nhà nghiên cứu Lương Nguyên Minh, nói với tôi: “Nhiều người trong số họ đến đây không chỉ để thăm thú khu di tích thánh địa mà còn để cầu tự. Không biết thực hư thế nào, nhưng nghe kể lại, sau khi thắp nhang và sờ vào đầu linga và khấn vái, về nhà, nhiều người trong số họ có mang và sinh con…”.


Chiếc linga lớn nhất Đông Nam Á


Linga được cho là lớn nhất Đông Nam Á này đang được bảo quản ngay tại nơi phát hiện là gò A1 nằm trong khu di tích, ngay sát bên sông Đồng Nai, thuộc địa phận huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Được biết, di tích gò A1 là một phế tích kiến trúc gạch đồ sộ nằm ở địa đầu xã Quảng Ngãi (huyện Cát Tiên) và xã Đạ Lây (huyện Đạ Tẻh), tả ngạn sông Đồng Nai. Di tích này được phát hiện vào năm 1985 và khai quật khảo cổ 1996... Trong lòng tháp phát hiện được một số hiện vật như tượng ganesha bằng đá, ngẫu tượng linga – yoni bằng đồng bọc bạc, nhiều mảnh kim loại màu vàng khắc tạc các vị thần như Brahma, Vishnu, Shiva, Surya, Indra... Đặc biệt, đã phát hiện được bộ linga - yoni cao lớn vào loại bậc nhất Đông Nam Á được biết cho đến nay...


Anh Lương Nguyên Minh giải thích: “Phần lớn dấu tích ở khu thánh địa Cát Tiên mang đậm văn hóa Chăm. Với người Chăm, vị thần Bàlamôn giáo tam vị nhất thể Siva được thờ cúng và tôn vinh là vị thần tối cao. Nói rằng “tam vị nhất thể” trong cùng một thần Siva là bởi theo người Chăm thì vị thần này vừa mang tính sáng tạo, vừa mang tính hủy diệt và lại vừa mang tính phúc thần bảo vệ muôn loài. Nói tóm lại, chỉ trong một ngẫu tượng phồn thực là sinh thực khí nam nhưng có đủ cả tam vị nhất thể là sáng tạo, hủy diệt và bảo vệ muôn loài”.


Tại di tích khảo cổ học Cát Tiên, qua nhiều lần khai quật, các nhà khoa học đã phát hiện rất nhiều bộ linga - yoni với rất nhiều chất liệu và kích cỡ. Trong đó, đáng kể nhất là hai bộ linga - yoni bằng đá và bằng thạch anh có kích cỡ được xem là lớn nhất Đông Nam Á hiện nay. Theo tư liệu do anh Minh cung cấp, trên đồi gò A1, chiếc linga hiện đang được trưng bày có chiều cao 2,1m, đường kính 80cm; và chiếc linga này “đi cùng” với yoni có cạnh là 2,26m (yoni thường có cấu tạo hình vuông hoặc hình chữ nhật, biểu hiện của sinh thực khí nữ).


Tôi “đặt vấn đề” với anh Minh: “Nghe bảo trên thế giới, tượng linga ở tỉnh Cát Lâm (Trung Quốc) mới là biểu tượng có kích thước lớn nhất thế giới?”. Anh cười: “Cái “cột chống trời” (Sky Pillar) cao gần 400m được làm bằng 2 tấn rơm quấn quanh khung thép ấy dẫu được xem là linga lớn nhất thế giới hiện nay và được làm từ một ý tưởng mang tính tôn giáo, nhưng biểu tượng đó mang tính giải trí nhiều hơn là ý nghĩa tâm linh”. Tôi hỏi: “Vậy cho đến lúc này, về linga tín ngưỡng thì có cái nào dài hơn 2,1m và có đường kính rộng hơn 80cm như linga Cát Tiên không?”.


Anh Minh: “Chưa nghe nói đến một cái nào dài hơn và to hơn như thế đâu. Và theo khẳng định của các nhà khoa học qua hai lần hội thảo về di tích Cát Tiên thì đây là linga lớn nhất Đông Nam Á. Hiện tại, ở Cát Tiên đã có mấy chiếc linga được đưa vào kỷ lục Guinness rồi!”.


Sờ được đầu linga, về nhà mang thai...


Tôi và anh Minh bước vào ngôi tháp phế tích khá rộng đang trưng bày bộ linga - yoni ngay giữa lòng tháp, trong một bồn địa. Bước qua mấy bậc tam cấp vào bên trong, anh Minh nói: “Có thể từ bến sông lên, người hành hương sẽ mang theo nước vào đền tháp. Bên trong tháp, có thể họ sẽ đi một vòng theo chiều ngược kim đồng hồ quanh linh vật rồi sau đó dừng lại, đổ nước lên đầu linga, dùng tay xoa lên vật thiêng và cầu khấn. Dòng nước sẽ chảy xuống chiếc yoni rồi sau đó chảy vào một máng thiêng; sau đó nữa, nước từ máng thiêng dẫn về các đền tháp khác trong khu vực.


Theo nhận định của các nhà khoa học, khu thánh địa Cát Tiên được tổ chức lễ nhiều lần trong năm, có thể theo định kỳ và cũng có thể là bất định kỳ. Tuy nhiên, người hành hương về đây để tham gia lễ thì không có sự ràng buộc cứng nhắc nào mà tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng tín đồ và từng thời điểm để họ tham gia hành lễ”.


Cũng theo nhà nghiên cứu Lương Nguyên Minh, việc tìm thấy rất nhiều biểu tượng phồn thực linga và yoni ở thánh địa Cát Tiên chứng tỏ rằng cư dân vùng đất cổ này xưa kia rất đề cao ước vọng phồn sinh. Vả lại, với cách thờ cúng và hành lễ mang đậm dấu ấn phồn thực với hai biểu tượng chủ đạo là sinh thực khí nam (linga) và sinh thực khí nữ (yoni) như thế này còn chứng tỏ cổ dân Cát Tiên xưa đã sớm biết tâm linh hóa và cả nghệ thuật hóa một hiện tượng rất tự nhiên của đời sống xã hội loài người và đời sống tự nhiên là âm dương luôn có sự kết hợp để duy trì sự tồn tại và phát triển.


Mặc dầu được phát hiện từ năm 1985 nhưng mãi đến năm 1996 mới được khai quật khảo cổ lần đầu tiên. Tuy nhiên, rất nhiều năm sau khai quật, Cát Tiên vẫn bị bỏ hoang như một phế tích và nhất là chưa được nhìn nhận và đánh giá một cách đúng tầm, nên di tích chưa được trả lại những giá trị đích thực của nó, nhất là những giá trị về tâm linh. Anh Minh chỉ tay vào đầu linga lưu ý cho tôi rõ hơn: “Anh có nhận ra ở phần đầu này có gì khác hơn so với toàn bộ linga không?”.


Tôi lắc đầu. Anh Minh: “Ở phần đầu này là phần mà người hành lễ sờ và tưới nước vào đây nhiều nhất nên nó trở nên bóng hơn so với những vùng khác của linga. Đá mà nhẵn bóng như thế này thì đủ biết...”. Quả thực, tôi không thể nào hình dung ra được gương mặt của những người phụ nữ cổ dân Cát Tiên như thế nào khi tưới nước và “hành lễ” trước biểu tượng phồn thực này, nhưng qua quan sát những phụ nữ ngày nay đến đây cầu tự, tôi hiểu rằng xem ra không có chuyện gì trên đời này nghiêm túc hơn và linh thiêng hơn với họ so với chuyện này.


Anh Minh nói thêm: “Ở đây, Ban quản lý chúng tôi không cấm việc đốt hương và cầu khấn, nhưng tuyệt đối cấm chuyện “sờ vào hiện vật”. Thế nhưng, không ít người, nhất là những phụ nữ đến đây cầu tự, “tranh thủ” lúc nhân viên của ban ngó lơ là họ đưa tay sờ lên linga với ước nguyện được phù trợ để sớm có mang và sinh con”.


Đây là một trong những câu chuyện khá thú vị được các nhân viên của Ban quản lý Di tích khảo cổ Cát Tiên kể lại mà tôi đã ghi được: Cách nay chưa lâu, các nhân viên của ban đón một người khách khá đặc biệt là một người phụ nữ tuy không còn trẻ nhưng không thể gọi là già mang theo đứa con nhỏ khoảng một năm tuổi xin vào tháp linga gò A1 thắp hương. Cùng đi với chị là anh chồng tuổi khá cao, với trên vai là chiếc bao tải lỉnh kỉnh bánh kẹo, trái cây, nhang đèn... Thấy lạ, anh nhân viên của ban tế nhị mời đôi vợ chồng này vào văn phòng để hỏi chuyện.


“Vì ban chúng tôi không có tiền lệ cúng bái kiểu như thế, nhưng nếu ra mặt cấm cản thì không nên, do vậy chúng tôi chỉ mời nước hai vợ chồng này để lựa lời hỏi han và khéo léo giảng giải để họ hiểu hơn những điều mà dường như họ chưa hiểu được...” - một nhân viên của ban quản lý nhớ lại. Sau khi nhấp ngụm nước, chị vợ lên tiếng: “Chẳng giấu gì các anh, vợ chồng tôi lấy nhau cả chục năm trời nhưng vẫn không sinh được đứa con. Hai vợ chồng đã đi khắp nơi để khấn cầu nhưng chẳng có biến chuyển gì tốt đẹp. Ông chồng tôi tuổi ngày một cao, nên chúng tôi ngày càng lo lắng”.


Nhấp thêm ngụm nước, người phụ nữ kể tiếp: “Tôi quê ở Định Quán, Đồng Nai. Cách nay gần hai năm, tôi nghe mấy người trong xóm kể lại rằng muốn có con lên Cát Tiên cầu khấn là linh ứng ngay. Chẳng giấu gì các anh, buổi trưa hôm ấy, ở ngôi đền này đây, tôi đã nán lại thật lâu và chờ cho nhân viên của các anh đi xuống hết, rồi rón rén đến gần vật thiêng sờ vuốt một hồi thật lâu ở phía trên và khấn vái... Về nhà nửa tháng sau, tôi thấy trong bụng khác lạ.


Hơn một tháng sau, tôi đi khám thai. Và bây giờ, kết quả là đứa nhóc này đây. Nay, đúng ngày cháu tròn một năm tuổi, tôi mang lễ vật lên cúng tạ…”. Nghe chị vợ thuật lại câu chuyện “lén” sờ lên linh vật linga ở thánh địa Cát Tiên, anh chồng tuổi đã bắt đầu già tủm tỉm cười và cũng không giấu vẻ mặt khá rạng rỡ và… tự hào của mình trước những cán bộ còn khá trẻ ở đây.







via Xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét