Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định trong các khâu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, khâu tạo đột phá sẽ là khâu kiểm tra, thi cử và đánh giá chất lượng giáo dục.
- Khâu kiểm tra, thi, đánh giá chất lượng giáo dục được xác định là mang tính đột phá trong các khâu cần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Sở dĩ vì khâu này làm ít tốn kém, không cần đầu tư nhiều và quan trọng là khi thay đổi cách thi thì sẽ tác động quay lại thay đổi nội dung dạy học, phương pháp dạy học. Bản chất của việc thi, đánh giá cũng là một yếu tố trong chương trình giáo dục phổ thông.
Vì vậy, đổi mới thi cử là một trong những nội dung chính trong lần đổi mới lần này. Khâu này cần đổi mới sớm hơn, làm hiệu quả nhanh hơn. Hiện nay đổi mới thi, kiểm tra đánh giá cũng đang đổi mới rồi, ví dụ như thời gian qua ra chúng ta đã và đang làm đề mở, xây dựng một ma trận đề trong kiểm tra, đánh giá để kiểm tra đánh giá kiến thức một cách toàn diện, tránh học tủ, hướng tới phát triển năng lực người học…..
Nhưng muốn đổi mới thi cử một cách toàn diện hơn thì những yếu tố khác của chương trình phổ thông cũng phải đổi mới theo, ví dụ thiết kế nội dung dạy học, đảm bảo được nghiệm thu trong quá trình, học đến đâu thi, kiểm tra đến đó, sử dụng kết quả đó trong đánh giá cuối cùng. Với phương pháp dạy học tốt hơn thì mới có thể yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, phát huy tính sáng tạo của học sinh được, lúc bấy giờ mới có cái để kiểm tra.
Do đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới sẽ hướng tới đơn giản hơn, hiệu quả hơn, việc tốt nghiệp phổ thông không chỉ phụ thuộc vào kết quả thi cuối cùng mà còn căn cứ vào đánh giá trong quá trình học của học sinh trong cấp THPT. Khi kiểm tra cuối cùng yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng một cách tổng hợp chứ không chỉ kiểm tra kiến thức như hiện nay. Cách thức công nhận tốt nghiệp trong cả quá trình học và thi cuối cùng cũng tạo ra cơ sở cho tuyển sinh ĐH, CĐ có thể vận dụng vào đó.
Các trường ĐH, CĐ cũng có thể dựa vào kết quả quá trình học, dựa vào kết quả thi tốt nghiệp của học sinh để chọn học sinh, cũng tùy theo từng trường có thể họ sẽ yêu cầu thêm và thi thêm cho phù hợp. Như vậy thi tốt nghiệp cũng nhẹ nhàng hơn, thi đại học cũng nhẹ nhàng hơn mà đáp ứng được đúng yêu cầu của quá trình đào tạo sau này.
Lâu nay chúng ta thường có lộ trình đổi mới chương trình học và SGK, vậy sự đổi mới lần này sẽ bền vững không, thưa Thứ trưởng?
- Bản chất của kiến thức phổ thông có tính bền vững, chỉ có điều mình tiếp cận nội dung đó như thế nào cho hiệu quả, lần này cố gắng làm việc đó. Bây giờ chúng ta cũng đã có những bộ SGK mới, sắp tới Nhà nước sẽ đảm bảo những bộ SGK cơ bản nhất, còn Bộ GDĐT sẽ có những cách thức, hướng dẫn, thực hiện chương trình đó phù hợp với những địa phương khác nhau, phù hợp với những giai đoạn khác nhau. Chương trình học sắp tới sẽ được xây dựng theo hướng tích hợp mạnh lớp dưới và phân hóa mạnh ở lớp trên thì lớp dự hướng sẽ là bước chuyển tiếp từ tích hợp cao sang phân hóa mạnh.
Công tác đổi mới cơ sở vật chất sẽ diễn ra như thế nào, thưa Thứ trưởng?
- Cơ sở vật chất và đầu tư cho đội ngũ giáo viên vẫn là những thứ khó khăn, và các khó khăn này còn mang tính lâu dài. Nhưng chúng ta vẫn phải cố gắng đổi mới, bằng các cách như sử dụng hiệu quả kinh phí, hiệu quả là ngân sách nhà nước tập trung sử dụng những mục tiêu trọng tâm, trọng điểm như giáo dục phổ cập, giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng khó, các đối tượng chính sách, một số ngành nghề khó xã hội hóa như: Tàu ngầm, điện nguyên tử. Còn lĩnh vực giáo dục khác sẽ phải huy động cao nhất nguồn lực xã hội đầu tư, phải sử dụng tiết kiệm những cái đang có, không sử dụng bình quân, dàn trải.
Lộ trình thực hiện đổi mới sẽ được thực hiện như thế nào thưa Thứ trưởng?
- Kế hoạch chi tiết hiện nay chưa có, vì sau khi Đề án ra sẽ có những chương trình kế hoạch cụ thể. Hiện nay vẫn chưa có Đề án đổi mới chương trình SGK nhưng với tinh thần chủ động thì những hội thảo góp ý kiến được coi là cách chủ động đi trước để tránh dồn việc gây bị động.
via Xã hội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét