Số phận những đứa trẻ luôn bị đe doạ nguy hiểm, chừng nào bố mẹ chúng chưa thoát khỏi cảnh lênh đênh sông nước. Ảnh: Bình Minh
Có lẽ không ai còn nhớ chính xác làng chài Vạn Vĩ (xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, Hà Nội) được hình thành từ bao giờ. Người dân ở đây chỉ nghe ông cha họ kể lại cách đây hơn 100 năm, tổ tiên họ đã gắn bó với nghề chài lưới trên sông.
Chỉ riêng gia đình ông Trần Văn Yên ở Vạn Vĩ, năm nay 70 tuổi, đã có 5 đời sống trên con sông Hồng này. “Cha mẹ sinh tôi thì đã lênh đênh trên thuyền rồi. Hiện tôi có 3 người con, một đứa lấy chồng ở Hà Giang đã thoát được cảnh sông nước, còn đứa con trai lập, vợ chồng tôi đã tích cóp mua được chiếc thuyền nhỏ cho nó ở riêng. Còn lại cô con chưa lấy chồng thì vẫn sống cùng vợ chồng già chúng tôi” – ông Yên chia sẻ.
Còn bà Nguyễn Thị Thành cho biết, do điều kiện sông lênh đênh trên sông nay đây, mai đó, nên trẻ con ở đây hầu như bị mù chữ. Ngày thì bố mẹ đi đánh cá từ sáng đến tối mới về, ở nhà chỉ toàn trẻ con, đứa lớn trông đứa bé. Tôi nhớ có lần ở nhà không có người lớn, trẻ con trượt chân ngã xuống sông, chết thảm thương lắm. Chúng tôi chỉ mong nhà nước tạo điều kiện cho hộ nghèo chúng tôi được lên bờ sinh sống, để bọn trẻ không thất học.
Đời sống khổ cực khiến nhiều gia đình đến một cái đài để nghe thông tin cũng không có. Khi gia đình nào có đám ma, thì mượn tạm một bãi bồi ven sông của xã để lên bờ tổ chức, sau đó đăng ký với xã mang vào nghĩa trang chôn. Còn mỗi khi mùa bão, lũ đến thì thật khủng khiếp, như cơn bão số 13 vừa qua, người dân Vạn Vĩ đã phải “sơ tán” hết trẻ nhỏ và phụ nữ lên bờ, còn đàn ông phải nhảy xuống sông để giữ thuyền
Về vấn đề này ông Nguyễn Đinh Cẩn - Phó chánh Văn phòng UBND huyện Đan Phượng - cho biết, các đây gần 20 năm (1989) huyện đã có chủ trương cấp đất để mời các hộ dân làng chài Vạn Vĩ (Trung Châu) lên bờ sinh sống, tuy nhiên lúc đó không có hộ dân nào chịu lên. Hiện nay lãnh đạo huyện đã giao cho 2 phòng Kinh tế và Tài nguyên Môi trường phối hợp với chính quyền xã Trung Châu khảo sát chọn vùng đất sớm lên kế hoạch để đưa toàn bộ làng chài Vạn Vĩ lên bờ an cư.
Nhưng đại diện cho các hộ dân làng chài Vạn Vĩ cho biết, do đặc thù mưu sinh bằng sông nước, nên nếu họ lên bờ mà không có ruộng đất canh tác thì cũng như không. Hơn nữa, khu đất mà năm 1989 xã định đưa bà con lên bờ không phải là đất tốt, vì thế nếu xây nhà sẽ dễ sập. Hiện nay khu đất mà xã định giao cho 64 hộ dân chuyển lên bờ sinh sống gần như đã bị sói mòn hết.
Người dân mang khát vọng lên bờ bao đời nay vẫn hy vọng, nếu chính quyền địa phương có chủ trương giao đất để bà con làng chài lên bờ an cư thì vẫn cứ để cho họ làm nghề nuôi, trồng, đánh bắt cá trên sông thì bà con sẽ rất phấn khởi làm theo...
Tin bài đọc nhiều
-
Cuộc đời kỳ lạ của đứa bé một thời bị tra tấn: Thoát khỏi bạo hành, ngỡ mình là “sao”
-
Clip: Sập cầu khi đưa tang, 8 người chết, 36 người bị thương
-
Nữ sinh viên và bạn trai chết bất thường trong phòng trọ
-
Vụ sập cầu treo, 8 người chết: Đang đưa tang phó chủ tịch HĐND xã thì gặp nạn
via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét