PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GDĐT): Không ngồi chờ đầy đủ điều kiện mới “nổ súng”!

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GDĐT): Không ngồi chờ đầy đủ điều kiện mới “nổ súng”!

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GDĐT): Không ngồi chờ đầy đủ điều kiện mới “nổ súng”!


Học sinh sẽ có một kỳ thi Quốc gia chung để làm cơ sở xét tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ (ảnh: Hải Nguyễn)


Xung quanh những công bố mới nhất của Bộ GDĐT về đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH năm 2014, phóng viên Lao Động đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Đỗ Ngọc Thống – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GDĐT) về mục tiêu triển khai kỳ thi Quốc gia chung đang được độc giả quan tâm.


Thưa ông, mục tiêu lớn nhất của việc hướng đến kỳ thi Quốc gia chung mà Bộ GDĐT sẽ triển khai trong những năm tới là gì?

- Mục tiêu lớn nhất của một kỳ thi chung là nhằm khắc phục những hạn chế của việc đánh giá, thi cử hiện hành: Giảm áp lực nặng nề, hạn chế tốn kém lãng phí… mà vẫn bảo đảm được tính khách quan, khoa học, sự công bằng cho mọi học sinh; giúp giáo dục Việt Nam hội nhập được với quốc tế.


Kỳ thi quốc gia chung với định hướng 4 bài thi sẽ tập trung vào những lĩnh vực cụ thể nào?


- Các bài thi đều bảo đảm những yêu cầu và đặc điểm sau: Một là bài thi mang tính tổng hợp, huy động kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học và lĩnh vực khác nhau để làm bài. Trong đó, Toán và Ngữ văn là đại diện cho 2 lĩnh vực lớn, mang tính công cụ khá tiêu biểu. Các bài thi tiếp sẽ kiểm tra kiến thức khoa học tự nhiên (hoá học, sinh học, vật lý…) và một bài nữa là kiến thức khoa học xã hội (như lịch sử, địa lý, đạo đức, công dân…).


Hai là bài thi do phục vụ hai mục tiêu: xét Tốt nghiệp và giúp Tuyển sinh vào ĐH-CĐ nên sẽ thường có hai phần. Phần 1 yêu cầu vận dụng kiến thức phổ thông tổng hợp như trên vừa nêu khoảng 50-60% để xét tốt nghiệp và phần 2 nâng cao, phân hoá sâu với khoảng 50-40% số lượng câu hỏi, bài tập khó để phân loại học sinh theo nhiều trình độ khác nhau nhằm cung cấp cơ sở cho việc xét tuyển sinh.


Ba là các câu hỏi, nhất là câu hỏi phân hoá phải thiết kế theo yêu cầu đánh giá năng lực, khác với câu hỏi theo hướng kiểm tra nội dung, kiến thức. Tất nhiên việc cụ thể hoá hướng đổi mới này còn cần được nghiên cứu hoàn thiện tiếp tục.


Theo ông khó khăn nhất của việc triển khai kỳ thi này là gì?


- Mỗi khâu đều có những khó khăn riêng, nhưng có lẽ khâu khó hơn đúng là ở việc ra đề thi. Đề thi phải đáp ứng được yêu cầu vận dụng tống hợp lại có tính phân hoá cao là không dễ.


Theo lộ trình, kỳ thi này sẽ triển khai vào 2015. Từ nay đến 2015 liệu có kịp thời gian cho Bộ triển khai được kỳ thi này không, thưa ông?


- Đổi mới không có nghĩa là phải chuyển ngay lập tức, tất cả phải đạt chuẩn mực cao nhất mà cần phải phù hợp, đồng bộ với các yếu tố khác của dạy học hiện hành (nội dung, phương pháp, trang thiết bị…) nên phải có lộ trình và theo hướng tiệm cận dần đến những yêu cầu chuẩn. Vì thế mỗi năm dần dần hoàn chỉnh thêm một bước theo một định hướng đã xác định cho đến khi đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu đề ra. Năm 2015 vẫn trên lộ trình của định hướng đổi mới ấy, chỉ có điều phải cố gắng làm tốt hơn năm nay.


Ông có suy nghĩ gì về những đổi mới thi cử mà Bộ sẽ triển khai năm 2014?


- Ðây là năm đầu tiên thực hiện Đổi mới thi cử theo tinh thần là khâu “đột phá” như Nghị quyết 29 của Hội nghị TW 8 (khoá XI) đã nêu. Trong khi hiện trạng việc đánh giá thi cử của GDĐT Việt Nam còn quá nhiều hạn chế, việc đổi mới sẽ gặp không ít khó khăn.


Nhưng “trận đánh lớn” đã bắt đầu, mệnh lệnh đổi mới không thể ngồi chờ đầy đủ hết mọi điều kiện mới “nổ súng” mà sau khi đã xác định đúng hướng, chắc thắng là làm ngay.


Hơn nữa trong điều kiện của Việt Nam hiện nay không có thể có một phương án nào đáp ứng được hết mọi yêu cầu của tất cả mọi đối tượng mà vốn nhận thức và cách nhìn đã rất đa dạng, phức tạp. Cũng có nghĩa là chỉ có thể lựa chọn lấy một phương án đáp ứng được nhiều nhất mục tiêu đổi mới đã đề ra. Phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh của Bộ GD&ĐT tạo vừa công bố cho năm 2014 này tôi nghĩ là như thế.


Xin cảm ơn ông!


- Theo lộ trình đổi mới thi cử của Bộ GDĐT, thay vì có hai kỳ thi tốt nghiệp và ĐH, từ 2015, Bộ GDĐT sẽ hướng đến phương án một kỳ thi quốc gia chung. Để đạt được mục tiêu này, từ năm 2014 Bộ sẽ chuyển dần cách ra đề thi từ 4 môn thi sang 4 bài thi. Đây sẽ là căn cứ để các trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh. Bắt đầu từ năm nay, phương án tính điểm sàn cũng được gỡ bỏ, sẽ có một hội đồng tư vấn đứng ra giúp Bộ GDĐT xác định các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào phù hợp hơn với yêu cầu tuyển sinh của nhà trường.

- Việc giảm thi từ 6 môn xuống còn 4 môn, đưa ngoại ngữ là môn thi tự chọn nhận được sự đồng thuận từ nhiều giáo viên, học sinh. Em Nguyễn Thị Hồng An (lớp 12A11 trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội) cho biết điều này giúp em giảm áp lực và dành nhiều thời gian hơn cho thi đại học. Nhà giáo Văn Như Cương (Hiệu trưởng trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh) cũng cho rằng, đổi mới thi cử theo hướng giảm áp lực cho học sinh là chủ trương rất đáng hoan nghênh, và ông mong chờ vào sự đột phát của việc hướng đến kỳ thi Quốc gia chung. D.H




Tin bài liên quan




  • Thi tốt nghiệp THPT năm 2014: Ngoại ngữ tự chọn, bỏ miễn thi 20%




  • Ngoại ngữ là môn thi tự chọn tốt nghiệp THPT 2014




  • Thanh Hóa: 428 sinh viên “khóc” vì tốt nghiệp nhưng không có bằng




  • Vụ “thầy tát tai, trò lên gối”: Xem xét kỷ luật giáo viên Trần Anh Tuấn










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét