PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Quảng Bình: Trục vớt thành công gốc cây huê tiền tỷ

Quảng Bình: Trục vớt thành công gốc cây huê tiền tỷ

Gốc cây huê được cẩu lên khỏi mặt nước.


Hơn 13 giờ chiều nay (26.2), 2 chiếc máy múc đã đưa được súc gỗ huê lên khỏi ngầm đá tại khu vực ngầm bến Troóc (xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) và được cẩu lên xe vận chuyển về kho cất giữ.


Theo đó, súc gỗ huê này không phải là phác gỗ như nhận định ban đầu mà là một gốc cây huê bị rỗng ruột, dài 2,1m, đường kính 1,2m, bộ rễ dài 3m, lõi rỗng 60cm và nặng gần 3 tấn.

Từ sáng sớm ngày 26.2, các cơ quan chức năng huyện Bố Trạch lại tiếp tục công tác trục vớt. Trước đó, vào tối 25.2, lực lượng chức năng đã cử gần 100 người làm nhiệm vụ canh gác tại hiện trường, vòng ngoài được bảo vệ bởi lực lượng công an nhằm không cho người lạ và dân thường vào địa điểm có gỗ chuẩn bị trục vớt.


Rạng sáng ngày 26.2, đã có hơn 30 người lạ tìm cách xâm nhập vào hiện trường để cưa súc gỗ đang nằm dưới lòng suối nhưng đã bị ngăn chặn kịp thời.


“Để đảm bảo cho quá trình trục vớt, UBND huyện đã có phương án đền bù diện tích hoa màu bị thiệt hại đối với những hộ dân có đất canh tác ở xung quanh khu vực do các xe di chuyển vào làm hư hỏng, mức đền bù khoảng 15 triệu đồng” – ông Trần Quang Vũ - Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch - cho biết.


Theo đó, huyện Bố Trạch đã điều thêm 1 xe Reo (xe chuyên dụng để vận chuyển gỗ) và 1 máy múc đến hiện trường để phục vụ công tác trục vớt. Phương án được triển khai là xúc đất lấp chắn ngang dòng suối đoạn có súc gỗ và mở một dòng chảy mới theo hướng vòng qua vị trí dòng cũ.


Công tác trục vớt rất khó khăn khi đến trưa cùng ngày, sau nhiều lần cố gắng mà dây xích liên tục bị đứt, đập ngăn dòng suối bị vỡ, khiến mọi việc phải bắt đầu lại từ đầu.


Theo thông tin mà Lao Động nắm được, một trùm buôn sưa tại địa phương đã bỏ ra gần 1 tỷ đồng tiền mặt cho cha con ông Nguyễn Văn Thời và Nguyễn Quang Huy (trú thôn 4, xã Phúc Trạch; người đã phát hiện ra súc gỗ) để nhận lại 30% số tiền trích lại từ cơ quan chức năng theo dạng “cáp hàng – lời ăn lỗ chịu”. Theo nhận định của các “đầu nậu” gỗ sưa, 1kg gỗ sưa này có giá thị trường khoảng 15 triệu đồng.


Theo nhận định, gốc sưa này bị trôi từ rừng về do lũ lụt từ nhiều năm trước chứ không phải do người dân đi rừng về cất giấu.


Ông Trần Quang Vũ – Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch - cho biết, gốc cây sưa trên được đưa về Hạt Kiểm lâm huyện Bố Trạch, sau đó bàn giao cho tỉnh. Hội đồng đấu giá tỉnh sẽ tiến hành đấu giá công khai và sẽ chia phần trăm cho người phát hiện theo quy định của Nhà nước.



Tin bài liên quan




  • Tạm dừng trục vớt súc gỗ, nghi là gỗ huê nặng 3 tấn




  • Quảng Bình: Trục vớt súc gỗ gần 3 tấn nghi là gỗ huê




  • Nữ sinh và bạn trai chết trong phòng trọ: Nghi án giết người yêu rồi tự sát vì tình cảm?




  • Hà Nội: Kinh hoàng hầm đường bộ trên đường quốc lộ 32




  • Bằng giả chỉ lọt được vào... cơ quan nhà nước




  • Những điểm “mụn” gây hỗn loạn ở “con đường đắt nhất hành tinh“




  • Kỹ nghệ “quay vòng đời” hoa đám tang




  • Vụ sập cầu treo: Thêm một clip khiến cư dân mạng bàng hoàng











via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét