PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Phải bảo tồn nguyên vẹn cầu Long Biên

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Phải bảo tồn nguyên vẹn cầu Long Biên

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Phải bảo tồn nguyên vẹn cầu Long Biên


Tại phiên họp chính phủ sáng 28.2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ trưởng “không bàn phương án dỡ cầu Long Biên”, bởi quan điểm của chính phủ phải giữ nguyên hiện trạng cây cầu. Còn làm cầu mới ở đâu, thì cần bàn để tìm ra phương án có lợi nhất.



Dịch chuyển để bảo tồn: “Chuyện lạ”


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng quan điểm dịch chuyển cầu Long Biên đi chỗ khác để bảo tồn “nghe hơi lạ”, và không nên bàn đến. Theo người đứng đầu chính phủ, Cộng hòa Pháp cũng đã bày tỏ mong muốn được góp phần tài trợ bảo tồn cầu Long Biên, để giữ nguyên cây cầu lịch sử này.


Thông điệp của Thủ tướng được đưa ra sau khi Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng cho rằng, dự án đường sắt đô thị 1 đang bị vướng bởi chưa tìm được vị trí xây dựng cây cầu mới. Bộ trưởng Thăng đề nghị Thủ tướng chủ trì họp với Hà Nội để có giải pháp xử lý, bởi đã có quá nhiều “tranh cãi, hội thảo suốt mấy năm rồi”.


Theo ông Thăng thì quan điểm của Bộ GTVT là xây một cây cầu mới cách cầu Chương Dương 30m về phía thượng lưu. Ông Thăng cũng cho rằng phương án này sẽ giúp chi phí ít nhất, giải phóng mặt bằng ít nhất. “Về lý thuyết là 30m, sau này có thể điều chỉnh trong khi làm. Còn nếu 186m sẽ không thể giải phóng được mặt bằng, với hàng nghìn hộ ở phố cổ như thế” - Bộ trưởng GTVT phát biểu.


Cũng về vấn đề này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề xuất Bộ GTVT và chính quyền TP.Hà Nội cần bàn lại với nhau, vì hiện mỗi bên một ý. “Cái chính là không biết Hà Nội muốn gì. Hà Nội hay thay đổi. Trước đây đề nghị phương án xây cách 30m. Sau không đồng ý vì lo làm mất kiến trúc cái cầu Long Biên, Hà Nội lại đề nghị đưa ra 186m.


Thủ tướng duyệt, đưa ra triển khai thì Hà Nội lại bảo không được. Bây giờ quay lại về không, tức là về vị trí đúng cầu cũ. Hà Nội hay thay đổi thế nên giờ mới khó” - Phó Thủ tướng đánh giá.


Công trình dân sinh dứt khoát phải an toàn mới cho làm


Trong báo cáo sơ bộ tại phiên họp chính phủ ngày 28.2 về sự cố đứt cáp treo Chu Va (Lai Châu), Bộ trưởng Đinh La Thăng viện dẫn nguyên nhân là do “chiếc ốc neo khi chế tạo lẽ ra phải khoan để bắt nối thì lại hàn, khiến sắt bị giòn như gang nên đứt thẳng ra”.


Ông Thăng khẳng định, nếu ốc neo được làm bình thường thì cả trăm người đi trên cầu cũng không thể đứt được. Trước giải trình trên, Thủ tướng Chính phủ đã chất vấn lại Bộ trưởng về trách nhiệm của cơ quan thẩm định công trình. Nhưng Bộ trưởng Thăng cho rằng, công tác thẩm định thiết kế không có vấn đề gì mà nguyên nhân vụ tai nạn là do chế tạo thiết bị không theo thiết kế (!?).


Kết luận vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu: “Đối với công trình dân sinh liên quan đến tính mạng người dân thì bắt buộc phải tuân thủ quy định có cơ quan quản lý nhà nước thẩm định phê duyệt thiết kế và giám sát chặt. Dứt khoát là an toàn mới cho làm, nhằm tránh việc lặp lại những tai nạn thương tâm như tại Chu Va”.


Bất động sản vẫn “toàn lãi khủng”


Liên quan đến vấn đề “nóng” về giải cứu bất động sản (BĐS), Bộ trưởng Thăng cho rằng “chẳng nên giải cứu” khi bản thân các chủ đầu tư không muốn, mà chỉ chờ được chính phủ dãn nợ, hoặc chờ hỗ trợ. Ông khẳng định: Giá bất động sản vẫn quá cao.


Bộ trưởng Thăng hiến kế: Phải thuê tư vấn độc lập, đưa kiểm toán vào xác định giá từng căn hộ một cách hợp lý và yêu cầu họ phải bán giá này để trả nợ ngân hàng.


Như vậy, người dân mua được nhà với giá tốt, ngân hàng thu được nợ. “Chính phủ có thể giải cứu nông dân không bán được lương thực, không bán được nông sản giá thấp, chứ việc gì phải giải cứu mấy ông chủ bất động sản vốn toàn đại gia đi xe xịn Phantom, hay các siêu xe khác” - Bộ trưởng Đinh La Thăng thẳng thừng phát biểu.


Theo Bộ trưởng GTVT, giá căn hộ, giá nhà hiện nay toàn tính gấp đôi so với những gì bỏ ra. Ông yêu cầu phải làm quyết liệt, chứ không thể để BĐS vẫn “toàn lãi khủng”. “Phải giảm giá gấp, chứ không thể đầu tư chỉ có 10 triệu mà toàn bán 20 triệu. Một số DN trông chờ ngân hàng cho vay để đáo nợ, chứ trên thực tế có giảm giá, bán hàng để thu hồi nợ đâu. Còn ngân hàng lại cơ cấu lại nợ bằng cách chuyển từ nợ quá xấu thành xấu vừa để làm gì?” - ông Đinh La Thăng nói.


Trước thái độ khá quyết liệt của người đồng nhiệm, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng lại tỏ ra khá điềm đạm. Ông Trịnh Đình Dũng khẳng định việc Chính phủ tháo gỡ khó khăn của BĐS là hướng đến những người có nhu cầu thực, chứ không phải để cho những người đầu cơ.


Bộ trưởng Xây dựng nhận định, giá BĐS hiện đã tăng nhẹ sau một thời gian giảm mạnh, cho thấy tín hiệu thị trường đang ấm lên. “Giao dịch BĐS tiếp tục tăng. Thành công nhất là phân khúc nhà ở trung bình và thấp, tiêu thụ rất tốt, ra đâu hết đấy hay không có” - ông Trịnh Đình Dũng nêu.



Tin bài liên quan




  • Bất động sản toàn đại gia đi “siêu xe”, sao phải cứu?




  • Cổ phiếu bất động sản: Thận trọng!




  • Năm 2014, bất động sản nghỉ dưỡng nhiều tín hiệu khả quan




  • Thực hư gói tín dụng 100.000 tỉ đồng “cứu” thị trường bất động sản




  • Bơm thêm 100.000 tỉ vào bất động sản: Không cần hỗ trợ người giàu!




  • Nữ đại gia bất động sản chiếm đoạt 390 tỷ đồng của 285 người




  • Thời u ám của đại gia bất động sản!




  • Giới đầu tư bất động sản “bất động” khi Từ Liêm lên quận










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét