PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Đua nhau cướp đầu pháo giành may mắn ở xứ Lạng

Đua nhau cướp đầu pháo giành may mắn ở xứ Lạng

Lễ hội đầu pháo Kỳ Lừa, Lạng Sơn. Ảnh: Hồng Yến.


Hội đầu pháo Kỳ Lừa ở thị xã Lạng Sơn có từ thế kỷ 17, gắn với một truyền thuyết lịch sử thể hiện lòng nghĩa hiệp của viên tướng thời Hậu Lê là Thần Công Tài đã có công xây dựng chợ Kỳ Lừa.



Lễ hội diễn ra từ ngày 22 đến ngày 27 tháng giêng hàng năm với nhiều nội dung phong phú, trong đó ngày 27 là ngày tổ chức hội đầu pháo là nét độc đáo nhất của lễ hội.


Đoàn rước kiệu từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ đúng giờ Ngọ (12 giờ trưa). Lễ rước diễn ra rất trang trọng, theo đội múa rồng đi trước, đội múa sư tử múa vây quanh, đi đến đâu chiêng trống rợp trời, người người nhà nhà hân hoan. Đoàn đi qua phố Kỳ Lừa xuống đền Kỳ Cùng, đợi chính Ngọ thì làm lễ đón ông Tuần Tranh lên kiệu. Lễ xong, đoàn người rước kiệu đến đền Tả Phủ hạ kiệu làm lễ tạ ơn.


Đến ngày 27 tháng Giêng, cũng vào giờ Ngọ, mọi người tập trung ở đền Tả Phủ làm lễ tạm biệt ông Tuần Tranh. Sau tuần lễ, kiệu bắt đầu được rước trở lại đền Kỳ Cùng với nghi thức long trọng như ban đầu.


Ngày hội đầu pháo, nhân dân các dân tộc Lạng Sơn cũng như du khách đến dự lễ hội đều mong muốn tận mắt nhìn thấy đầu pháo, tranh cướp đầu pháo và rước kiệu tiễn đưa Thành Hoàng Tuần Tranh trở về Đền Kỳ Cùng …











Nghi thức rước kiệu long trọng tại hội đầu pháo Kỳ Lừa. Ảnh: Hồng Yến.

Các công việc đã được chuẩn bị chu đáo từ nhiều ngày trước. Đầu pháo được treo trên ngọn cây tre cao chừng 15m, nối liền với hai dây pháo cháy chậm buông xuống sát mặt đất, cách 20m với bát hương Long Đình - nơi nhận và công bố người đã cướp được đầu pháo. Trước khi bắn đầu pháo, Ban tổ chức phổ biến quy chế trong quá trình tranh cướp đầu pháo để đảm bảo an toàn cho nhân dân và du khách.


Sau ba hồi trống, dây pháo được châm lửa và bắt đầu cháy, toả mùi thuốc pháo, khói mù mịt như màn sương bao phủ khu vực trước sân đền. Ánh sáng từ dây pháo lấp lánh cùng với khói pháo tạo cho du khách sự hồi hộp theo dõi.


Nhiều thanh niên trai tráng chuẩn bị sẵn sàng tư thế cho cuộc "tranh cướp đầu pháo". Khi dây pháo cháy hết, một tiếng nổ lớn vang lên, đầu pháo được bắn lên không trung, cũng là lúc nhân dân và du khách cùng vui sướng hò reo thưởng thức màn pháo hoa đẹp mắt và mọi người cùng xông vào tranh cướp đầu pháo. Ai tranh được thì đem đến trình với thần đền và Ban tổ chức lễ hội để lấy phần thưởng.


Cùng với phần thưởng được trao, những người thắng cuộc sẽ mang đầu pháo về nhà thờ cúng để cầu may. Tương truyền những người thờ đầu pháo sẽ được phúc đức, an lành suốt cả năm, nhưng mỗi đầu pháo chỉ được thờ một năm, đến mùa hội sau, gia chủ phải mang đầu pháo ra đền làm lễ tạ rồi trao trả lại cho đền để chuẩn bị cho hội đầu pháo mới.


Năm nay, các hoạt động, trò chơi đậm đà bản sắc như: Đánh cờ người, hát Sli, hát Lượn được khôi phục với sự tham gia của hàng trăm nghệ nhân ở TP Lạng Sơn, huyện Cao Lộc, Chi Lăng, Văn Quan cũng góp phần tăng thêm sức hút với du khách đến lễ hội.



Tin bài đọc nhiều




  • Nghẹn ngào trước “Nụ hôn vĩnh biệt” của cặp song sinh 15 tháng tuổi




  • Nhức đầu… với những đề thi đánh đố học sinh




  • Quảng Bình: Trục vớt thành công gốc cây huê tiền tỉ




  • Dụ bé 11 tuổi xem phim sex rồi giở trò đồi bại




  • Vụ sập cầu treo: Thêm một clip khiến cư dân mạng bàng hoàng




  • Ngọc Trinh bị mỉa mai khi khoe ảnh thăm quan Nhà Trắng




  • Kỹ nghệ “quay vòng đời” hoa đám tang




  • Can ngăn ẩu đả bằng bạo lực, phụ huynh bị nữ sinh tát ngay giữa đường










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét