Đèn tín hiệu giao thông tại nút sẽ tích hợp với hệ thống trên xe
Ngày 27.2, Sở GTVT Hà Nội tổ chức họp thông qua sơ bộ thiết kế hệ thống tín hiệu dành riêng cho hệ thống buýt BRT (buýt nhanh, vận chuyển khối lượng lớn).
Dự án BRT có vốn đầu tư khoảng 1.000 tỉ đồng, sử dụng vốn vay của WB, được triển khai từ đầu năm 2013. Ông Phạm Hoàng Tuấn - Phó GĐ Sở GTVT - cho biết, hợp phần BRT đã được Bộ Xây dựng thẩm định và UBND TP.Hà Nội phê duyệt với chiều dài 14,7km từ bến xe Kim Mã qua Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương kéo dài - trục phía bắc Hà Đông - Lê Trọng Tấn - Trần Phú - Ba La - bến xe Yên Nghĩa (quận Hà Đông).
Trung tâm điều hành giao thông sẽ được xây tại bến xe Kim Mã. Tuyến buýt nhanh này đi trên làn đường riêng (rộng 3,5m), tách biệt với làn đường dành cho phương tiện hỗn hợp bằng dải phân cách có gờ cao 20cm.
Dự kiến, tuyến BRT đầu tiên của VN nói chung và của Hà Nội nói riêng sẽ hoạt động từ năm 2015, tần suất 3-5 phút/chuyến, mỗi chuyến chở được 90 hành khách, tốc độ di chuyển 20-22km/giờ.
Hành khách sử dụng dịch vụ BRT phải mua vé từ, được tự động soát vé khi vào nhà chờ và lên xe. Trên các BRT đều có gắn thiết bị định vị để kết nối thông tin với trung tâm điều hành giao thông nhằm cập nhật, giải quyết các sự cố phát sinh trên hành trình.
Trong quy hoạch GTVT thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP.Hà Nội sẽ có 8 tuyến buýt nhanh BRT. TP đã chỉ đạo sở GTVT và các sở, ngành liên quan phải nghiên cứu kỹ thuật tuyến thí điểm Kim Mã - Yên Nghĩa trước khi xem xét nhân rộng.
Tin bài liên quan
-
Xe buýt “nhái” chèn xe buýt thật
-
Hải Phòng: Bị xe container “hôn”, xe buýt móp méo
-
Hà Nội: Tăng vé xe buýt lên 40%
-
Quý II/2014: Dự kiến tăng giá vé xe buýt
-
Phấn đấu đạt gần 700 triệu lượt khách đi xe buýt
-
Một nhân viên xe buýt bị hành hung dã man
-
Tài xế xe buýt bất ngờ bị hành khách say rượu tấn công
-
Thêm một tuyến đường dành riêng cho xe buýt đi vào khai thác
via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét