Đó là kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) đã được ông Nguyễn Minh Đức - Ban Pháp chế VCCI - công bố tại cuộc hội thảo “Luật Thi hành án dân sự - Từ góc nhìn doanh nghiệp” do Bộ Tư pháp và VCCI tổ chức sáng 26.2 tại Hà Nội.
Với công bố của VCCI, tỉ lệ thành công khi thuê xã hội đen thu hồi nợ cao đến 90% trong khoảng thời gian từ 15 đến 30 ngày, còn nếu khởi kiện ra tòa và thu nợ qua cơ quan thi hành án thì hiệu quả thu hồi chỉ khoảng 50% và thời gian kéo dài tới... 400 ngày.
Cũng theo công bố của VCCI, khi sử dụng phương án khởi kiện tại tòa án và cơ quan thi hành án, chủ nợ phải bỏ ra khoản chi phí bằng 20 - 30% khoản nợ, chưa kể tiền lót tay và các khoản chi phí không chính thức khác. Còn nếu sử dụng “xã hội đen”, chi phí bỏ ra chiếm 40 - 70% khoản nợ, nhưng không có chi phí phụ nào. Nếu thu nợ bằng cách thuê các dịch vụ thu nợ hợp pháp, thì thời gian trung bình khoảng 60 - 90 ngày, tỉ lệ thành công 70 - 80%. VCCI thực hiện cuộc khảo sát nhanh với câu hỏi về sự lựa chọn 1 trong 3 phương án thu hồi nợ trên, phương án khởi kiện ra tòa án và sử dụng cơ quan thi hành án chỉ giành được gần 30% lựa chọn (?!).
Lý giải cho việc “kém hiệu quả” của cơ quan thi hành án, ông Lê Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1 - Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp - cho rằng, một trong những nguyên nhân căn bản của chất lượng thi hành án còn kém hiệu quả là do hệ thống pháp luật còn thiếu chặt chẽ, nhiều chế tài mơ hồ, rườm rà (?). Còn theo ông Nguyễn Đức Thường - nguyên Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Hà Nội - thì: “Khuyết điểm lớn nhất của Luật Thi hành án là nhiều thủ tục không có thời hạn xác định...”. Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự - ông Nguyễn Văn Luyện - lại cho rằng: Việc vi phạm thời hạn luật định trong công tác thi hành án diễn ra rất phổ biến, nhưng lại thiếu chế tài xử lý.
Chuyện khó thi hành án của các cơ quan thực thi pháp luật thì có muôn vàn lý do, nhưng đó không thể là điều để cơ quan bảo vệ pháp luật bao biện cho việc yếu kém tới mức khiến người dân và doanh nghiệp mất niềm tin phải đi nhờ cậy xã hội đen để thu hồi nợ như khảo sát của VCCI nêu trên. TS Lê Đăng Doanh cho rằng: “Để công tác thi hành án được đảm bảo thì vấn đề bảo đảm thực thi của hợp đồng cũng như trách nhiệm của tòa án, nơi đưa ra các phán quyết, phải thực sự công minh. Nếu như tư pháp không thể bảo đảm được việc xét xử minh bạch, công bằng, thì hậu quả gây ra sẽ rất gay go”. Sự gay go như TS Doanh nêu ở trên đó là việc doanh nghiệp không còn đặt niềm tin vào cơ quan tư pháp. Không lẽ luật pháp lại bằng lòng “nhường sân” cho những việc làm không đúng pháp luật?
Xem thêm
-
Gốc sưa tiền tỉ tại Quảng Bình sẽ được bán đấu giá
-
Thực hư chuyện vợ Hiếu Hiền “chôm” iphone 5
-
Ngắm đường cong nóng bỏng của nàng DJ xinh đẹp, sexy số một Việt Nam
-
Rụng rời xem Hà Anh sexy, quyến rũ trai Tây
-
Nữ diễn viên nổi tiếng Thái Lan bị thợ xây đánh đập, cưỡng hiếp
-
10 điều răn để “cậu nhỏ” cường tráng
-
Hà Nội: Gần 1.000 người đội mưa dự lễ an vị tượng đức Thành hoàng đình làng Vạn Phúc
-
Hà Nội: 156 tỷ làm cầu vượt nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch
via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét