PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Chuyện một già làng làm “mất nồi cơm” thầy cúng

Chuyện một già làng làm “mất nồi cơm” thầy cúng

Nhà rông thôn Kon Dreh.


Ông tên là A Riêu - già làng thôn Kon Jơdreh, xã ĐakBla, TP Kon Tum. Hơn 40 năm qua, ông đã cứu chữa cho hàng ngàn đồng bào đau ốm qua cơn nguy kịch, góp phần đẩy lùi những suy nghĩ lạc hậu nặng nề, tồn tại từ xa xưa của người Bana tại địa phương. Ông là biểu tượng của làng, như mái nhà rông đứng sừng sững bên dòng sông Đakbla hùng vỹ.



Cứu người bất kể đêm ngày


Thôn Kon Jơdreh, nằm nép mình bên con đường Quốc lộ 24, cách TP.Kon Tum 6km theo hướng đông. Tại đây người ta gọi A Riêu là “bác sĩ già làng”, bởi mấy chục năm qua biết bao nhiêu người Bana đau ốm rơi vào cảnh thập tử nhất sinh đã được ông cứu chữa kịp thời và thoát khỏi cái chết.


Năm 1992, sau 20 năm công tác tại Bệnh viện Đa khoa Kon Tum, khi tuổi đã xế chiều, ông nghỉ hưu, trở về với sự thanh tịnh của núi rừng. Là người uy tín trong thôn, ông được bà con tin tưởng bầu vào vị trí già làng, làm người lãnh đạo tinh thần cho họ.


Nghỉ việc ở cơ quan, nhưng khi về với bà con nhân dân, một lần nữa ông lại sử dụng chuyên môn của mình vào công tác cứu người, chữa bệnh. Dù tuổi cao, đường sá đi lại khó khăn, ông không quản ngày đêm mưa nắng đi đến các vùng thôn bản xa xôi để khám bệnh, trị bệnh cho bà con đồng bào Bana. Trò chuyện với chúng tôi, ông vẫn nhớ như in những ca cấp cứu mà ông đã dành được sự sống cho đồng bào ngay trong tay thần chết…


…Vào một buổi tối năm 2003, bà Y Tiên ở thôn KonTrei, xã ĐakBla, do không cẩn thận trong vệ sinh cá nhân, đã bị viêm tử cung nặng, mất máu trầm trọng, rơi vào trạng thái bất tỉnh. Trong tình huống khẩn cấp ấy, ngay lập tức ông A Riêu vượt núi, băng rừng giữa đêm khuya đến nhà bà Y Tiên và tiến hành các biện pháp cấp cứu cầm máu nhằm dành lại sự sống cho bệnh nhân. Sau khi tiêm thuốc, bà Y Tiên dần qua cơn nguy kịch. Sáu ngày sau, bà đã bình phục hoàn toàn và trở lại công việc.


Trong năm 2013, ông chứng kiến một ca cấp cứu khác mà chỉ chậm chân một chút người bệnh sẽ phải đánh đổi bằng mạng sống. Đó là trường hợp chị Kon Túc, xã Đakro, huyện KonPlong. Đêm ấy, sau khi sinh con xong, do cảm thấy nóng bức ngột ngạt trong người, chị Kon Túc liền ra suối tắm cho mát (điều này cấm kỵ với phụ nữ vừa sinh nở), rồi bị trúng gió rơi vào hôn mê. Nhận được tin, hiểu ngay được tình trạng nguy hiểm của nạn nhân, không chần chừ, ông vượt con đường rừng gồ ghề khúc khuỷu dài cả chục cây số cùng túi đồ nghề đến KonPlong cấp cứu. “Khi mình đến đó, cô ấy đã bất tỉnh, mạch quá yếu, mặt mũi nhợt nhạt, người lạnh toát. Thấy thế, mình chích ngay hỗn hợp dung dịch xirum, becozin, cansunalco làm ấm nóng lên. Ba mươi phút sau, Kon Túc tỉnh lại và qua cơn nguy kịch”. Trường hợp chị Kon Túc, theo A Riêu, chỉ chậm thêm 10 phút thì người bệnh chắn chắn sẽ chết.


Ở thôn Kon Jơdreh của ông cũng từng xảy ra một ca cấp cứu tương tự. Trong một buổi đám cưới diễn ra tại thôn, một thanh niên uống rượu quá nhiều, bị trúng gió, ngộ độc và rơi vào trạng thái cực kỳ nguy hiểm. Thấy người thanh niên sắp chết, mọi người mang anh ta đến thẳng nhà già làng A Riêu. Lúc đó, miệng anh thanh niên sủi bọt mép, mạch đập không còn đo được, A Riêu tức khắc tiêm thuốc vào cơ thể nạn nhân để tăng sức đề kháng, rồi bắt đầu quá trình giải độc. Nạn nhân qua cơn nguy kịch và vài hôm sau thì khỏi hẳn.


Ông nói: “Mình cứu họ là trách nhiệm thôi, không có tiền bạc gì. Đồng bào mình nghèo lắm, không có tiền đâu, phải giúp họ thôi, lương y như từ mẫu mà. Trách nhiệm của mình là như vậy, mình phải giúp mọi người cho đến khi mình chết thì thôi!”.


Làm “mất nồi cơm” của thầy cúng


Già làng A Riêu sinh năm 1943 trong một gia đình nghèo bên dòng sông ĐakBla. Thuở nhỏ, A Riêu đã mang một ước vọng lớn lao đó là được học tập và mang những tri thức thời đại về thay đổi cuộc sống người Bana ở bản xứ. Dù gia đình nghèo khó, nhưng A Riêu học rất giỏi, sau khi tốt nghiệp trường cấp II Pi Nos (nay là Trường THPT chuyên Kon Tum) ông thi đậu vào Đại học Y khoa Sài Gòn. Sau 7 năm học tập, ông tốt nghiệp loại giỏi và về làm việc tại Khoa Nội 2, Bệnh viện Quy Nhơn, Bình Định. Năm 1975, ông trở lại Kon Tum rồi ở lại làm việc tại Bệnh viện Quân y Minh Quý. Sau 3 năm công tác, Bệnh viện Minh Quý giải tán, do có bằng cấp chuyên môn nên ông được điều sang Bệnh viện Đa khoa Kon Tum. Ông công tác tại đây đến năm 1992 thì nghỉ hưu.













Vị bác sĩ già làng đáng kính của người Bana.


“Ngày ấy, đồng bào ở đây lạc hậu lắm, đau ốm gì cũng cho rằng do ma quỷ làm rồi mời thầy cúng về để trị bệnh, rất tốn kém. Mình phải đến để trị bệnh và tuyên truyền để bà con hiểu” - là một thầy thuốc, ông ý thức được trách nhiệm phải tận tâm chữa bệnh cứu người của mình, thế nhưng suốt mấy chục năm qua, ông tự nguyện làm việc một cách không công, không hề thu tiền người bệnh. Ông lý giải một cách mộc mạc: “Bà con mình nghèo lắm, tiền đâu mà mua thuốc!”. Trong gian nhà nhỏ đơn sơ, tủ thuốc chính là thứ giá trị nhất mà ông có, chiếc tủ tuy nhỏ nhưng có đủ mọi loại thuốc cần thiết. Ông cho biết, tất cả những thứ thuốc đó là do Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa Kon Tum - nơi trước kia ông công tác, hỗ trợ để ông có điều kiện giúp đỡ bà con.

Không chỉ tham gia chữa bệnh cứu người, ông còn tích cực tham gia các hoạt động bài trừ tập tục, lối sống lạc hậu. Ông thường xuyên đi đến các thôn vùng sâu vùng xa của các xã lân cận ĐakBla, tuyên truyền đường lối chính sách nhà nước, vận động bà con không nên nghe theo lời xúi giục của bọn phản động. “Mình chữa trị giúp bà con khỏi bệnh mà không phải cúng, không tốn heo gà rượu để cúng giàng (trời), nên người ta quý mình. Mình khuyên người ta chân thành nên cái gì họ cũng nghe cả. Thanh niên thì mình khuyên phải chạy xe cẩn thận, phải học lấy cái bằng lái rồi chạy xe cho đúng pháp luật, không được được ăn cắp, đánh nhau bậy bạ, không tốt! Người lớn thì chỉ bảo cho họ cách dạy con cái, khi bé dạy thế nào, khi lớn thế nào, rồi phải quan tâm con cái, giáo dục con cái...”.


Một người dân trong thôn cho biết: “Già làng A Riêu tốt lắm, ông ấy biết nhiều thứ, biết nói lời hay lẽ phải cho bà con nghe. Biết chỉ bảo cho người dân nuôi con gì, trồng cây gì cho hợp. Ai đau ốm ông ấy cũng tận tình chữa trị mà không lấy tiền. Ở đây, mọi người yêu quý già làng A Riêu lắm”.


Để khám bệnh cũng như tuyên truyền tại các xã vùng sâu vùng xa, ông thường xuyên đi bộ băng rừng, trèo đèo lội suối. Trong những chuyến đi ấy, ông mới chứng kiến nhiều việc cho thấy đồng bào còn lạc hậu, ít hiểu biết nên hay bị người xấu lợi dụng.


Ông kể lại một kỷ niệm: “Trước kia, bà con đồng bào lạc hậu lắm, có lần một thanh niên nọ ở thôn K’Toi, xã Ka Păng bị sốt rét, mình đến khám và tiêm thuốc. Thấy cây kim làm bằng sắt đâm vào thịt mà không đau, cậu ta hỏi: “Sao cái này làm bằng sắt mà đâm vào thịt không đau, hay thế nhỉ?”. Nói xong cậu ta liền mượn cây kim tiêm cầm lên tay sờ, lắc qua lắc lại, xong rồi tự đâm lên ngón tay út. Thấy đau, cậu ta hỏi: “Sao thầy (A Riêu) đâm mình không đau mà mình đâm vào đau vậy?”...


Sốt rét, uống thuốc vào khỏi bệnh, cậu ta nói: “Cái viên trắng trắng này có cái gì trong đó mà nó làm mình hết đau hay rứa, hay là cho mình mấy viên để khi mọi người đau bụng, đau đầu thì mình cho họ uống vô…”. Rồi ông kể chuyện bà con Bana đem muối xuống lòng sông ĐakBla cất dấu, khi đến lấy thì chỉ còn cái bao lác trống hoác.


Trưởng thôn Kon Jơdreh, ông A Của cho biết: “Già làng A Riêu là người luôn hết mình vì bà con làng xóm. Xứng đáng là một tấm gương sáng cho mọi người noi theo, học tập”.



Tin bài liên quan




  • Thầy cúng chạy “sô” theo các đám lễ




  • Gã thầy cúng “nửa mùa” giả danh công an bẫy tình, lừa tiền thiếu nữ




  • Thầy cúng tự đào hố chôn mình




  • Thầy cúng gạ tình... gặp hạn










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét