PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Vết nứt trụ cầu Vĩnh Tuy chỉ mang tính cá biệt (!?)

Vết nứt trụ cầu Vĩnh Tuy chỉ mang tính cá biệt (!?)

Liên quan đến việc xác định nguyên nhân và hướng xử lý đối với vết nứt tại trụ T22 cầu Vĩnh Tuy, TCty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) vừa có văn bản số 613/TEDI-CLH phúc đáp Sở GTVT Hà Nội.


Theo ông Phạm Hữu Sơn - TGĐ TEDI, đơn vị thực hiện công tác khảo sát, thiết kế và giám sát công trình của cầu Vĩnh Tuy. Trong quá trình thi công, công trình đã được tổ chuyên gia của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước phối hợp theo dõi, kiểm tra, đặc biệt đối với hạng mục kết cấu cầu chính.

Kết quả kiểm tra thực tế hiện trường, TEDI nhận thấy, kết cấu dầm của bê tông không xuất hiện vết nứt. Các trụ cầu làm việc ổn định, không có hiện tượng lún, nghiêng. Các trụ cầu từ T18 đến T21 không có hiện tượng nứt bêtông theo phương dọc, ngang.


Riêng trụ T22 xuất hiện vết nứt dọc có thể quan sát thấy bằng mắt thường. Vết nứt xuất hiện tại tim trụ theo hướng dọc cầu ở cả hai phía. Phía Vĩnh Tuy vết nứt xuất phát từ phạm vi bắt đầu phần rỗng của thân trụ kéo lên phía trên khoảng 10m.


TEDI cũng cho biết, tại vị trí trụ T23, T24 cũng xuất hiện vết nứt nhưng chiều rộng nhỏ, phải quan sát kỹ mới thấy. Theo kết quả kiểm tra hiện trường, kết hợp với rà soát hồ sơ, bản vẽ và bản tính, ông Sơn cho rằng, vết nứt trên thân trụ T22 mang tính cá biệt trong khi các trụ có cấu tạo và điều kiện chịu lực tương đồng không xuất hiện, hoặc có nhưng vết nứt nhỏ.


Từ tháng 3.2010 đã xuất hiện vết nứt từ tại thân trụ T22, nhưng từ năm 2012 đến nay vết nứt không phát triển nữa.


Tư vấn nhận định vết nứt này không phải do điều kiện chịu lực mà khả năng trong quá trình thi công thân trụ, bị ảnh hưởng bởi một hay tổ hợp những yếu tố bất lợi như: Độ ẩm, nhiệt độ môi trường, độ sụt lựa chọn của bêtông, bảo dưỡng sau khi đổ bê tông đã tác động tới quá trình thủy hóa bêtông làm hình thành vết nứt ngay trong khi bêtông đang ninh kết.


Do vậy, TEDI đã đề xuất hướng khắc phục là tiến hành bơm keo trám kín khe nứt để ngăn chặn ảnh hưởng của môi trường bên ngoài tới cốt thép chịu lực, đặc biệt đối với vị trí nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của mực nước thay đổi. Đồng thời, kiến nghị các cơ quan chức năng có phương án tiếp tục theo dõi diễn biến của vết nứt sau khi được khắc phục để có biện pháp xử lý kịp thời.


Nhằm đảm bảo tính khách quan, TEDI cũng đề nghị Sở GTVT Hà Nội có thể chỉ định một đơn vị tư vấn kiểm định độc lập đánh giá mức độ ảnh hưởng của vết nứt và đề xuất phương án xử lý hợp lý.




Tin bài đọc nhiều




  • Quảng Bình: Trục vớt thành công gốc cây huê tiền tỷ




  • Vụ sập cầu treo: Thêm một clip khiến cư dân mạng bàng hoàng




  • Kỹ nghệ “quay vòng đời” hoa đám tang




  • Can ngăn ẩu đả bằng bạo lực, phụ huynh bị nữ sinh tát ngay giữa đường




  • Bằng giả chỉ lọt được vào... cơ quan nhà nước




  • Những điểm “mụn” gây hỗn loạn ở “con đường đắt nhất hành tinh“




  • Phẫn nộ với trò đùa bọc kín bạn gái rồi “hành hạ“




  • Nữ sinh và bạn trai chết trong phòng trọ: Nghi án giết người yêu rồi tự sát vì tình cảm?












via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét