Clip khoảng 90 giây cho thấy, người đàn ông có hành vi dùng vũ lực, đá, đạp đối với phụ nữ giữa đường phố, khiến nạn nhân ngã ra đường, bất tỉnh. Người đàn ông này sau đó cho biết, nạn nhân là vợ mình.
Đối với hành vi của người đàn ông này, chúng tôi đưa ra một số giả thiết để xem xét trách nhiệm pháp lý như sau:
Nếu cơ quan chức năng xác định là chính xác (không phải dàn dựng) và người phụ nữ bị thương tích ở mức độ nhẹ, thì người đàn ông này bị coi là có hành vi “đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình”.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12.11.2013 (quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình), thì hành vi này sẽ bị xử phạt tiền với mức từ 01 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng.
Người vi phạm còn phải bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung buộc công khai xin lỗi khi nạn nhân có yêu cầu. Nạn nhân có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu người vi phạm phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tài sản, danh dự uy tín do bị xâm phạm.
Trường hợp qua điều tra xác định, hai người không có quan hệ vợ chồng, thì hành vi nêu trên của người đàn ông bị coi vi phạm các quy định về trật tự công cộng và có thể xử lý hành chính theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP: “Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau” với mức xử phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 01 triệu đồng.
Trong quá trình điều tra, xác minh vụ việc, nếu cơ quan chức năng hành vi vi phạm gây rối trật tự công cộng của người đàn ông này đã gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người này đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội gây rối trật tự công cộng, chưa được xoá án tích, thì có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự năm 1999, đã được sửa đổi, bổ sung (BLHS), với khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 10 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Trường hợp có tình tiết tăng nặng như: có hành vi phá phách, có tổ chức, gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng… thì có thể bị xử phạt tới mức cao nhất là 07 năm tù giam.
|
Luật sư Phạm Ngọc Minh. |
Trong trường hợp giám định cho thấy, tỷ lệ thương tật của nạn nhân từ 11% trở lên, hoặc thấp hơn nhưng thuộc các trường hợp nghiêm trọng như: gây cố tật nhẹ cho nạn nhân, phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người, đối với phụ nữ đang có thai… thì người vi phạm có thể bị xử lý về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 104 BLHS, với khung hình phạt cơ bản là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp phạm tội được xác định là ở mức độ nghiêm trọng hơn, người phạm tội có thể phải chịu hình phạt cao nhất đối với tội danh này là tù chung thân.
Có thể đặt ra giả thiết, người có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có nguyên do trực tiếp hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân, trường hợp này người phạm tội có thể bị xử lý theo quy định tại Điều 105 BLHS.
Clip cho thấy, có sự can thiệp của một số người dân thể hiện sự bất bình và nhằm chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật của người đàn ông. Tôi cho rằng, việc tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm là cần thiết và là nghĩa vụ của mọi công dân.
Nhưng cần lưu ý, sự can thiệp nếu quá mức cần thiết (có người nhảy vào đánh, tát… khi hành vi bạo hành đã kết thúc), có thể bị coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Clip ghi lại một trường hợp bạo lực gia đình cụ thể. Tuy nhiên, vụ việc phản ánh tình trạng hành vi bạo lực gia đình diễn ra khá phổ biến, dưới dạng công khai hoặc không công khai, nhưng một tỷ lệ không nhỏ vi phạm đã không bị phát hiện, xử lý.
Để giảm tình trạng này, mỗi người dân cần nâng trách nhiệm, đấu tranh phòng ngừa tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật, ngăn chặn và báo ngay cho cơ quan chức năng khi phát hiện ra vi phạm. Tuy nhiên, tôi không ủng hộ quan điểm, hình phạt phải thật nặng, mà chỉ cần tương xứng với hành vi vi phạm.
Điều quan trọng ở đây là làm thế nào mọi vi phạm thì không tránh khỏi phải bị xử lý. Hình phạt nặng không quan trọng bằng việc có vi phạm những không bị phát hiện, hoặc bị phát hiện nhưng không bị xử lý.
Đồng thời việc xử lý vi phạm là để làm cho người vi phạm nhận thức, hành vi của họ đã gây ảnh hưởng xấu tới chính họ và cộng đồng, đồng thời khuyến khích người vi phạm tự nguyện khắc phục (chấp hành chế tài xử phạt và chấm dứt ngay vi phạm). Nếu như vậy, hành vi bạo hành gia đình chắc chắn sẽ giảm.
Tin bài liên quan
-
Bạn gái nóng bỏng của Nasri đốt cháy mọi ánh nhìn
-
Doanh nhân chế tạo tàu ngầm và ước mơ trực thăng giá 200 triệu đồng
-
Nam thanh niên người xăm trổ nhảy lầu bệnh viện tự tử
-
“Mê mẩn” với thân hình nóng bỏng của siêu mẫu Playboy
-
Hoa hậu Diễm Hương im lặng sau thông tin bị chồng bỏ
-
Ngắm “gái một con” Ngọc Anh đẹp mặn mà, gợi cảm
-
Cảnh nóng trong phim: Bao nhiêu là đủ?
-
Vụ cô gái bị đánh dã man: Cư dân mạng xúm lại “xỉ vả” người đàn ông