PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Nghệ An: Rực rỡ sắc hoa xuân trên thành phố Đỏ

Nghệ An: Rực rỡ sắc hoa xuân trên thành phố Đỏ

Giữ ngọn cờ và lương tâm nhân loại


Giữ ngọn cờ và lương tâm nhân loại


Trần Đức Chính

Thường cứ đến cuối năm, người ta có thói quen mang năm đã qua ra nhận xét, phẩm bình. Năm 2014 được dư luận cho rằng là năm có nhiều bất ổn, bất an về tình hình chính trị trên cục diện toàn cầu, các khu vực và nhiều quốc gia.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Tiêm nhầm vắc xin cho thai phụ rồi bỏ mặc?

Tiêm nhầm vắc xin cho thai phụ rồi bỏ mặc?

Cổng Trạm y tế xã Tương Giang, Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh sáng 28.12 (Ảnh: Xuân Hải)


Tiêm nhầm rồi... kệ thai phụ?

Người phụ nữ mang bầu 5 tháng tuổi, dáng vẻ mệt mỏi, ngồi nhăn nhó trên chiếc giường gỗ ọp ẹp, trong căn phòng chưa đầy 10m2, ở thôn Tiêu Sơn, xã Tương Giang, Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Đó là chị Lê Thị Ánh (20 tuổi, quê Hà Tĩnh, đang thuê trọ tại Tương Giang) – là thai phụ trong vụ tiêm nhầm thuốc ở Trạm y tế xã Tương Giang hôm 20.12.


Trao đổi với PV Báo Lao Động - chị Ánh bức xúc: Vợ chồng em làm công nhân ở Từ Sơn nên thuê nhà trọ tại đây, hôm 20.12 thấy thông báo trên loa phát thanh của xã có đợt tiêm vắc xin phòng uốn ván (AT) nên em đến trạm y tế xã để tiêm và phải nộp 30.000 đồng/lần tiêm.


“Sau khi tiêm vắc xin ở trạm y tế xã xong em vẫn đi làm việc bình thường, đến ngày 22.12 em mới nghe tin là trạm y tế đã tiêm nhầm thuốc vắc xin uốn ván (AT) cho tất cả các thai phụ nên ngày 23.12 vợ chồng em mới đến trạm y tế xã để hỏi, thì được mấy người ở trạm y tế xã nói là tiêm nhầm vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván (DFT) nhưng không ảnh hưởng gì gì đến sức khỏe của mẹ và con nên em lại về” - chị Ánh bức xúc nói.


Ngồi bên cạnh vợ, anh Đinh Mạnh Hùng - (32 tuổi, quê Hà Tĩnh), chồng chị Ánh bức xúc: Tôi rất bất bình vì cách làm của trạm y tế xã Tương Giang. Từ hôm vợ tôi bị Trạm y tế xã tiêm nhầm vắc xin nhưng không thấy có bất cứ ông bà nào đến nhà để thăm hỏi, động viên hay mời ra trạm y tế xã kiểm tra sức khỏe cả, trong khi đó vợ tôi tiêm cũng phải nộp tiền cho trạm y tế xã.


Cũng giống như trường hợp của vợ chồng anh Hùng, anh Ngô Đức Là - (32 tuổi, ở thôn Hồi Quan, xã Tương Giang) - bức xúc nói: Sáng 20.12, vợ tôi - Ngô Thị Yên (31 tuổi, có thai được hơn 5 tháng tuổi) đi tiêm phòng vắc xin uốn ván ở trạm y tế xã về nhà thì đến chiều tôi đã thấy vợ tôi nói là trạm y tế tiêm nhầm thuốc, đến tối vợ tôi nói là đau đầu. Do sốt ruột, lo cho sức khỏe của vợ và thai nhi nên sáng 21.12 tôi đã đưa vợ ra Hà Nội để khám thì được các bác sỹ nói là phải theo dõi xem có ảnh hưởng gì không. Từ hôm đó, vợ chồng tôi rất lo lắng, vợ tôi khóc mất mấy đêm.


“Rất may là khi các cơ quan chức năng Bộ Y tế, Sở thông báo trên ti vi là việc tiêm nhầm vắc xin của trạm y tế xã Tương Giang cho 31 thai phụ, thai nhi không bị ảnh hưởng gì nên vợ chồng tôi mới yên tâm” - anh Lag nói.


Anh Là cũng cho hay, do vợ chồng anh đã có 2 người con gái, nên việc vợ anh mang thai cháu thứ 3 gia đình đang rất mừng vì đi siêu âm thai nhi là con trai, vì vậy việc trạm y tế xã tiêm nhầm thuốc vắc xin cho vợ anh khiến gia đình anh rất lo lắng.


Cán bộ trạm y tế xã không có địa chỉ nhà các thai phụ?


Ông Nguyễn Phú Xuân - Trưởng thôn Tiêu Sơn - cho biết: Sau 2 ngày, khi phát hiện trạm y tế xã tiêm nhầm thuốc vắc xin cho 31 thai phụ, ngày 22.12 xã đã mời 31 thai phụ đến UBND xã để họp, nghe các cơ quan chức năng như Bộ Y tế, Sở y tế Bắc Ninh, cùng một số chuyên gia ngành y khẳng định việc tiêm nhầm thuốc không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của thai phụ, cũng như thai nhi.


Để tìm hiểu rõ hơn về sức khỏe của các thai phụ phóng viên đến trạm y tế xã Tương Giang, được bà Nguyễn Thị Nhị - cán bộ Trung tâm y tế Thị xã Từ Sơn mới tăng cường về trạm y tế xã - cho hay: Hiện sức khỏe của 31 sản phụ và thai nhi vẫn bình thường, họ vẫn đi làm, không thấy có vấn đề gì bất thường cả.


“Sau khi có sự việc xảy ra, Giám đốc Trung tâm y tế thị xã Từ Sơn đã ra quyết định tạm đình chỉ 15 ngày đối với ông Thắng và tôi được giám đốc điều động về tăng cường cho trạm y tế xã” - bà Nhị nói


Tuy nhiên, khi phóng viên đề nghị bà Nhị cung cấp địa chỉ nhà của các thai phụ thì bà Nhị nói không biết nhà ai cả, danh sách thai phụ người khác cầm, hôm nay ngày nghỉ nên người này không đến trạm y tế. Mặc dù, trước đó bà Nhị nói gia đình bà hiện đang ở tại xã Tương Giang.


Theo sự chỉ dẫn của người dân, phóng viên tìm đến nhà y sĩ Nguyễn Quyết Thắng, Phó trưởng trạm y tế xã Tương Giang người bất cẩn trong việc tiêm nhầm vắc xin cho 31 thai phụ thì người mẹ của Y sĩ Thắng cho hay: Hiện y sĩ Thắng đang ốm, đau đầu nên không tiếp báo chí.



Tin bài liên quan




  • Bà bầu bị tiêm nhầm vắc xin: Thai nhi không ảnh hưởng




  • Không thiếu vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1




  • Hải Phòng: 6 trẻ em phải nhập viện cấp cứu sau tiêm vắc xin 5 trong 1




  • Thiếu vắc xin dịch vụ năm nay vì năm ngoái ế hàng










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Bi hài cảnh “bới đá tìm nhựa” trên đường mới thi công

Bi hài cảnh “bới đá tìm nhựa” trên đường mới thi công

Nhiều ổ gà mới xuất hiện trên mặt đường.


Theo phản ánh của người dân, sau khi QL8A mới thi công xong, một đoạn đường dài chừng 1km thuộc QL8A cũ đi qua địa bàn xã Trung Lễ xuống cấp trầm trọng. Mới đây, sau khi có nguồn vốn, một doanh nghiệp có trụ sở trên địa bàn Hà Tĩnh đã được giao thi công, cải tạo, nâng cấp, rải nhựa lại đoạn đường này.

Trong thời gian khoảng 2 tuần, công việc đã hoàn tất. Đoạn đường đã trở nên phẳng lỳ, được rải nhựa và còn một lớp đá vụn mỏng rải lên trên. Chưa kịp vui vì đường đã được sửa chữa, các hộ dân sống bên con đường này tá hoả khi phát hiện chất lượng thi công "có vấn đề".












Một ổ gà mới xuất hiện, "đỏ mắt" mới thấy có đôi chút nhựa đường.


Đường mới làm xong, mật độ xe cộ rất thấp, nhưng đã xuất hiện rải rác vài ba hố trên mặt đường, vị trí khá gần nhau. Anh N.V.H, một người dân sống gần đó đã cho chúng tôi "mục sở thị" bằng cách dùng tay không để bẻ vụn kết cấu của mặt đường. Bên dưới lớp sỏi, chỉ "lác đác" vài chút nhựa đường có tính chất "trang điểm". Một người dân đi qua hỏi: "Có thấy nhựa đường không?". Mặc dù hai bên đường vẫn còn các điểm đốt nhựa đường do công ty thi công để lại dấu vết.


Với chất lượng thi công như vậy, không hiểu đoạn đường trên sẽ "thọ" được bao lâu?


Clip về được đường chất lượng thi công "có vấn đề":







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Sập tường nhà khi đang thi công, một công nhân tử vong

Sập tường nhà khi đang thi công, một công nhân tử vong

Gia đình đang tổ chức tang lễ cho nạn nhân.


Nạn nhân là anh Trần Văn Hà ( sinh năm 1979), trú tại thôn Hà Quảng Tây, xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Theo đó, vào sáng ngày 27.12, khi đang đào móng làm nhà cho một công trình xây dựng , tại đường Hồ Nghinh, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Bất ngờ bờ tường nhà bị đổ ngã, đè lên anh Hà, khiến nạn nhân tử vong ngay sau đó.

Chiều 27.12, thi thể nạn nhân đã được gia đình đưa về quê nhà để tổ chức mai táng. Công an Đà Nẵng,ngay sau đó cũng đã có mặt tại gia đình nạn nhân để khám nghiệm tử thi, điều tra nguyên nhân của vụ tai nạn.


Trưa 28.12, ông Trần Minh Hoàng- Chủ tịch UBND xã Điện Dương xác nhận thông tin về vụ việc. Chính quyền thôn Hà Quảng Tây cũng có mặt tại gia đình nạn nhân để tổ chức tang lễ.


Được biết, gia đình anh Hà có hoàn cảnh rất khó khăn, 3 con nhỏ còn nheo nhóc, đang tuổi ăn học. Hằng ngày anh Hà phải vượt gần 30km đường để đi làm công nhân tại Đà Nẵng.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Vụ sập dầm đường trên cao: Vừa kiểm tra được 10 ngày thì... sập

Vụ sập dầm đường trên cao: Vừa kiểm tra được 10 ngày thì... sập

Hiện trường vụ việc.



Về nguyên nhân vụ việc, Phó Cục trưởng Nguyễn Chí Hiếu cho biết, theo đánh giá ban đầu là do giáo trống của xà mũ số 7 không đảm bảo chất lượng nên khi đang đổ bê tông thì bị sập.


Còn về trách nhiệm, Bộ GTVT đã có thông cáo báo chí gửi các cơ quan thông tấn, theo đó, Nhà thầu phụ thi công là Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ và Đầu tư xây dựng Việt Nam (Vinacontech) là nhà thầu chịu trách nhiệm trực tiếp.


Trước đó, vào lúc 4 giờ sáng 28.12, tại Lý trình Km7+703,600-Km7+798,400-vị trí ga bến xe Hà Đông, đường Trần Phú thuộc Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông đã xảy ra sự cố trong quá trình đổ bê tông thi công xà mũ trụ H7, hệ thống sàn, đà giáo và bê tông xà mũ H7 bị sụt xuống đường.


Đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông là tuyến đường sắt trên cao thuộc tuyến số 2 trong 8 tuyến được quy hoạch của Hà Nội, chiều dài 13km. Tuyến đường sẽ đi từ nút giao Cát Linh-Giảng Võ, đi dọc theo dải phân cách phố Hào Nam, phố Hoàng Cầu, ngõ Thái Thịnh I tới đường Láng rẽ trái men theo sông Tô Lịch và tiếp tục đi dọc theo dải phân cách đường Nguyễn Trãi về Hà Đông.


Dự án được thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC, có chiều dài toàn tuyến 13,5km với 12 ga. Tổng mức đầu tư khoảng 8.700 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Ban Quản lý Dự án đường sắt, Bộ Giao thông Vận tải quản lý. Nhà thầu EPC của dự án là Công ty xây dựng Hải ngoại-Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc.


Theo yêu cầu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, đến tháng 10.2015 phải đưa dự án vào chạy thử, để đến ngày 31.12.2015 phải đưa tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông vào khai thác thương mại.


Clip hiện trường vụ tai nạn:




Tin bài liên quan




  • Vụ sập dầm đường sắt trên cao: Đình chỉ toàn bộ công tác thi công




  • Vụ sập dầm đường sắt trên cao: Đình chỉ Phó Tổng giám đốc dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông




  • Vụ sập dầm đường sắt trên cao: Giàn giáo chống thi công không an toàn




  • Lời kể của tài xế taxi thoát chết trong vụ sập dầm đường sắt trên cao sáng nay




  • Ngổn ngang hiện trường vụ sập dầm đường sắt trên cao




  • Video vụ sập dầm đường sắt trên cao, 4 người suýt chết




  • NÓNG: Sập dầm đường sắt trên cao, bốn người thoát chết




  • Vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng: Nỗi sợ hãi cùng cực trong bóng tối và giá lạnh của 12 công nhân












via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Vụ sập dầm đường sắt trên cao: "Giải cứu" chiếc taxi gặp nạn

Vụ sập dầm đường sắt trên cao: "Giải cứu" chiếc taxi gặp nạn

Hóa ra họ Vũ đã không phịa


Hóa ra họ Vũ đã không phịa


Đào Tuấn

Anh trai của cô dâu hát một bài nhưng vẫn muốn cất giọng ca thêm lần nữa. Thanh niên họ trai không đồng ý, chụp micro lại, hai bên giằng co. Anh trai cô dâu còn ấm ức bảo: “Nhà trai chơi không đẹp!”. Họ nhà trai ùa ra, người cầm dùi tre, người vác đá đánh đấm túi bụi nhà gái. Khung cảnh như phim hành động. Người khóc lóc, kẻ quỳ xuống van xin.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Xây trụ sở cơ quan nhà nước bằng vốn tư nhân

Xây trụ sở cơ quan nhà nước bằng vốn tư nhân

Theo đó, doanh nghiệp tư nhân – Tập đoàn Đầu tư Quảng Ninh – sẽ đầu tư hơn 498 tỉ đồng để xây tòa nhà hiện đại, tiện nghi, cao 25 tầng trên diện tích xây dựng 1.140 m2, sau đó cho 16 sở, ban, ngành của UBND tỉnh Quảng Ninh thuê lại, theo một hợp đồng dự kiến kéo dài 25-30 năm.


Trước đó, trụ sở liên cơ quan số 4 (dành cho các ban Đảng) cũng đã được Cty CP Tập đoàn Hoàng Hà khởi công xây dựng theo phương thức trên, với tổng mức đầu tư 267 tỷ đồng. Như vậy, với 2 công trình trên, Quảng Ninh đã không phải bỏ khoảng 767 tỉ đồng tiền ngân sách để đầu tư xây dựng; qua đó, dành nguồn vốn trên đầu tư cho các công trình trọng điểm, có sức lan tỏa rộng.

Được biết, Quảng Ninh là địa phương đi tiên phong trong cả nước thực hiện mô hình: Nhà nước cho nhà đầu tư thuê đất để xây trụ sở, rồi thuê lại công trình theo giá thỏa thuận đôi bên cùng có lợi. Với cách thức này, tỉnh Quảng Ninh không phải bỏ ra cùng một lúc số vốn “khủng”, cũng không phải thành lập bộ máy để quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa… các công trình.


Dự kiến, cả 2 công trình trên sẽ đi vào hoạt động sau 24 tháng kể từ ngày khởi công.

Video clip lễ khởi công:







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Chuyện kỳ lạ về những sản phụ thức trắng 3 ngày đêm uống nước đang sôi

Chuyện kỳ lạ về những sản phụ thức trắng 3 ngày đêm uống nước đang sôi

Chị Hồ Thị Thắm giới thiệu về bài thuốc giúp sản phụ tại bản Đoòng nhanh chống hồi phục sức khỏe sau khi sinh.


Tự đỡ đẻ cho nhau

Bản Đoòng nằm sâu trong vùng lõi của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cách trung tâm thành phố Đồng Hới hơn 80km, cộng với gần 2 tiếng đi bộ đường rừng với những con dốc cao dựng đứng, đá tai mèo trơn tuột. Cả bản có chưa đến 10 nếp nhà lúp xúp dựa vào vách núi. Đây cũng là nơi sinh sống của chừng ấy hộ dân người dân tộc Vân Kiều, cuộc sống của họ hoàn toàn dựa vào thiên nhiên.


Trưởng bản Nguyễn Sỹ Trắc (còn gọi là bố Tòa) nói, bản Đoòng bắt đầu hình thành từ năm 1992 khi có 4 hộ gia đình đến đây sinh sống. Khoảng 6 năm sau, tăng lên thành 29 hộ. Nhưng vì cuộc sống khó khăn nên hiện nay cả bản chỉ còn vỏn vẹn 7 hộ với 29 nhân khẩu. Một điều đặc biệt, những hộ gia đình trên đều là anh em ruột trong một gia đình. Chính vì vậy, con cháu trong bản khi đến tuổi lập gia đình đều phải ra ngoài tìm người kết hôn. Con gái theo chồng đi nơi khác, con trai thì đem vợ về bản sinh sống. Do sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, muốn tiếp xúc với bên ngoài, họ phải vượt gần chục kilomet đường rừng núi gập ghềnh, hiểm trở, vì vậy cuộc sống của họ dường như bị cô lập với thế giới bên ngoài.


Sống giữa thung lũng sâu giữa bốn bề là núi, ở đây không có mạng điện lưới quốc gia, không có nguồn nước sạch, không có sóng điện thoại và đặc biệt, cơ sở y tế để chăm sóc sức khỏe cho người dân dường như là điều còn quá xa lạ. Nếu trong bản có người đau ốm, biện pháp được áp dụng để chữa bệnh là… lá cây rừng, bệnh nặng quá mới đem về trạm y tế xã. Và tất nhiên, vấn đề chăm sóc cho các bà mẹ và trẻ em ở đây chưa bao giờ được chú trọng.


Theo bà Hồ Thị Hoa (58 tuổi) - người phụ nữ già nhất bản, do sống giữa núi rừng hoang sơ, việc sinh con đẻ cái đối với người dân Vân Kiều nơi đây cũng “tự nhiên” như muôn loài muông thú. Cho đến tận bây giờ, người dân ở đây vẫn chưa một lần đến trạm y tế hay các cơ sở y tế khác để sinh con. Có những lúc, người phụ nữ khi trở dạ, nếu không kịp làm một cái chòi riêng biệt, thì việc sinh con đẻ cái diễn ra ngay trong ngôi nhà sàn của họ.


Từ xưa đến nay, việc đỡ đẻ cho sản phụ ở đây vẫn trung thành với phương pháp đỡ đẻ thủ công. Thông thường, họ chỉ cần chuẩn bị những vật dụng đơn giản như xô, chậu, nước nóng, kéo cắt rốn, mấy miếng vải, thuốc lá để tắm cho trẻ … là có thể đỡ đẻ được. Các “bà mụ” đỡ đẻ ở đây cũng không phải là các “bà mụ” chuyên nghiệp mà chính là những người phụ nữ thân thích trong gia đình như mẹ, chị em gái. Bản thân bà Hoa đã 7 lần sinh con, hàng chục lần đỡ đẻ cho con gái, con dâu.


Dù thế, vẫn chưa có trường hợp sinh nở nào gặp phải sự cố đáng tiếc, những đứa chào đời ở chốn rừng núi hoang vu này đều bụ bẫm, khỏe mạnh. Như thành thói quen từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức, những người phụ nữ Vân Kiều sống giữa chốn rừng thiêng nước độc này mỗi khi đến thời kỳ sinh đẻ đều có tâm lý ngại phải lặn lội đường sá xa xôi, gập ghềnh, khó đi, để tìm đến với các cơ sở y tế.


3 ngày, 3 đêm thức trắng, uống nước đang sôi trên bếp


Do đặc thù cuộc sống ở vùng núi cao hẻo lánh, cơ sở y tế không có, nên việc chăm sóc sức khỏe cho sản phụ ở đây cũng vô cùng khác lạ, họ chỉ biết dựa vào những bài thuốc gia truyền gồm rễ cây, lá cỏ ở chốn núi rừng.


Theo những kinh nghiệm của người Vân Kiều, 3 ngày đầu sau khi sinh nở là những ngày quan trọng nhất quyết định sức khỏe về sau của thai phụ. Vi vậy, để phục hồi lại sức khỏe, có thể trạng tốt, ngay sau khi vừa sinh xong, những sản phụ đều phải thức trắng 3 ngày 3 đêm và uống một loại nước được nấu từ rễ cây rừng đang sôi sùng sục trên bếp củi. Mỗi ngày, họ phải uống hết 5 nồi, mỗi nồi khoảng 4 lít.


Không như người Kinh, sau mỗi lần sinh nở, sản phụ thường “ở cữ” ít nhất một tháng, ở đây, sản phụ chỉ cần uống gần 60 lít nước từ rễ và lá cây rừng đang sôi sùng sục 3 ngày liên tiếp thì họ có thể tự đi lại sinh hoạt, giặt giũ quần áo của mình. Và cũng chỉ cần đúng một tuần sau khi uống loại nước thuốc đó, họ có thể lên rừng để làm nương rẫy.


Một điều rất kỳ lạ, theo quan niệm của người dân tộc Vân Kiều sống ở đây, áo quần, khăn, tã của đứa trẻ và áo quần của sản phụ mặc trong khi sinh và 3 ngày sau khi sinh phải để người đó đích thân xuống suối giặt, trong khi những người thân trong gia đình bị cấm, không được giặt giúp. Theo bà Hoa, mỗi khi trong gia đình có người mang thai đến tháng thứ 6, họ bắt đầu vào rừng tìm các loại thuốc là rễ và lá cây rừng, họ chọn lọc gần 10 loại khác nhau như rẹn ráo, dứa gai, củ éo, cây bồ câu, sâm rừng, hà thủ ô..., rồi rửa sạch thái mỏng, sau đó phơi khô, cất trữ. Những vị thuốc này khi chưa nấu, nếm sẽ có vị chát và đắng, nhưng khi được nấu sôi sẽ có vị ngọt.


Khi sản phụ đau bụng, có dấu hiệu sắp sinh, người thân trong gia đình sẽ lấy những rễ và lá cây đã chuẩn bị sẵn, cho vào nồi bắc lên bếp đun sôi. Đứa trẻ vừa lọt lòng cũng là lúc sản phụ bắt đầu thực hiện việc “xông phây”. Lúc này, sản phụ sẽ dùng một cái váy lớn quấn quanh người và đặt một nồi nước sôi vào trong để xông. Xông xong, sản phụ sẽ dùng một cái bát múc nước trong nồi nước đang sôi sùng sục đó để uống. Nước trong nồi cạn lại chêm thêm vào, đợi sôi lại tiếp tục uống. Sản phụ vừa uống vừa đi ngoài cho trôi hết những “thứ bẩn” trong người ra. Cứ thế, sản phụ vừa ngồi xông vừa uống nước sôi liên tục trong 3 ngày, 3 đêm liền.


“Trong 3 ngày đó, phụ nữ chúng tôi không ai được ngủ, phải thức cả ngày lẫn đêm để uống. Chúng tôi vừa múc nước, vừa thổi, vừa uống, hết nước lại chêm thêm, có những lúc buồn ngủ quá, ngủ gật, sẽ bị mẹ đánh thức dậy để uống tiếp”, chị Hồ Thị Thắm - người đã qua 4 lần sinh nở - chia sẻ.


Cùng với việc uống nước sôi từ rễ và lá cây rừng, trong thời kỳ sinh nở, chế độ ăn uống của người Vân Kiều ở đây cũng rất đặc biệt. Trong thời kỳ đầu vừa mới sinh xong, tất cả các loại thức ăn dành cho sản phụ đều phải thật khô và thật mặn. Muối được rang lên, nếu có thịt hoặc cá thì cũng phải được nướng hoặc kho khô và nêm muối gấp mấy lần bình thường. Chế độ ăn như vậy một phần để cho cơ thể được săn chắc, phần để giúp họ dễ dàng hấp thụ được lượng nước mà họ uống vào. Việc uống nước thuốc từ rễ và lá cây rừng phải được thực hiện liên tục trong một tháng rưỡi tiếp theo, với mục đích giúp những sản phụ nhanh chóng lấy lại sức khỏe, không đau ốm về sau. Tuy nhiên, lượng nước sẽ giảm dần so với 3 ngày đầu tiên.


Chị Hồ Thị Thư (22 tuổi) chia sẻ: “Khi về làm dâu ở đây, lúc mới sinh cháu đầu, do uống quá nhiều nước sôi nóng nên miệng tôi bị bỏng và rát, nhưng sau này, uống mãi rồi cũng thành quen, đến lúc sinh đứa thứ 2 thì cảm thấy việc uống nước sôi đó trở nên bình thường. Vì sức khỏe nên chúng tôi ai cũng phải uống”.


Đối với cuộc sống của người dân ở chốn rừng núi hoang vu, thiếu thốn mọi bề, việc uống loại nước được đun từ rễ cây và lá rừng đó dường như đã trở thành một loại “thần dược” để giúp những người phụ nữ tại nơi núi rừng hẻo lánh này trở nên rắn chắc, khỏe mạnh, thời kỳ hậu sản không bị ốm đau, mệt mỏi. Khi hỏi, loại rễ cây và lá rừng này được lấy từ cây gì, người dân ai cũng cười và không nói, bởi đối với họ, đó là “thần dược” bí truyền của những người phụ nữ nơi đây.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Vụ sập dầm đường trên cao: Vẫn chưa thể "cứu" chiếc taxi bẹp dúm

Vụ sập dầm đường trên cao: Vẫn chưa thể "cứu" chiếc taxi bẹp dúm

Hóa ra họ Vũ đã không phịa


Hóa ra họ Vũ đã không phịa


Đào Tuấn

Anh trai của cô dâu hát một bài nhưng vẫn muốn cất giọng ca thêm lần nữa. Thanh niên họ trai không đồng ý, chụp micro lại, hai bên giằng co. Anh trai cô dâu còn ấm ức bảo: “Nhà trai chơi không đẹp!”. Họ nhà trai ùa ra, người cầm dùi tre, người vác đá đánh đấm túi bụi nhà gái. Khung cảnh như phim hành động. Người khóc lóc, kẻ quỳ xuống van xin.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Gặp người tử tù có công lớn làm sụp đổ chế độ Ngô Đình Diệm - kỳ 4: Phát súng trên cao nguyên

Gặp người tử tù có công lớn làm sụp đổ chế độ Ngô Đình Diệm - kỳ 4: Phát súng trên cao nguyên

Hà Minh Trí bị bắt tại hiện trường vụ ám sát.


Dù vậy, vụ ám sát cũng làm đảo điên chính trường Sài Gòn, đưa đến sự sụp đổ của chế độ gia đình trị Diệm - Nhu.

Người thương gia đi dự hội chợ


Cơ quan an ninh của ta có được thông tin đích thân Ngô Đình Diệm sẽ đến dự và cắt băng khai mạc Hội chợ Kinh tế cao nguyên tại thành phố Buôn Mê Thuột vào ngày 22.2.1957. Một kế hoạch ám sát Ngô Đình Diệm được vạch ra và người thực hiện là chiến sĩ an ninh Đinh Dũng - người đang khoác trên mình tấm áo lính giáo phái Cao Đài. Ngay lập tức, Đinh Dũng cùng đồng đội tổ chức mấy chuyến đi khảo sát, nắm thực địa vị trí tổ chức hội chợ ở Buôn Mê Thuột. Một thuận lợi lớn đối với anh là trong Trung đoàn 60 của Việt Nam Cộng hòa bảo vệ vòng ngoài buổi lễ khai mạc có rất nhiều lính Cao Đài sáp nhập vào.


Qua một “huynh trưởng” từng là lính Cao Đài ở Tây Ninh tham gia Trung đoàn 60 bảo vệ hội chợ, Đinh Dũng đã nắm khá đầy đủ kế hoạch bảo vệ Ngô Đình Diệm và các quan chức trong lễ khai mạc. Cũng nhờ người quen này, Đinh Dũng vào được tận sân lễ, mặc dù ban tổ chức chỉ cho phép các quan chức, chính quyền sở tại cùng một ít thương gia tham dự lễ khai mạc, sau đó hội chợ mới chính thức mở cửa cho người dân vào.


Trước đó vài giờ, trên chuyến xe khách buổi sớm khởi hành từ Sài Gòn cặp bến Buôn Mê Thuột, Đinh Dũng đến cao nguyên với tấm giấy thông hành mang tên Hà Minh Trí - một thương gia ở Tây Ninh cùng vợ lên dự hội chợ. Nhận súng đạn từ người đồng đội đóng vai vợ, Hà Minh Trí đưa “vợ” ra xe về Sài Gòn. Người đồng đội trong vai vợ bước lên xe trở về Sài Gòn mà nước mắt rưng rưng, vì chị biết rằng đó là cuộc chia tay không hẹn ngày gặp lại.


Tiễn người đồng đội nữ ra xe về Sài Gòn, “thương gia” Hà Minh Trí ung dung đi về nơi sắp khai mạc hội chợ. Khẩu súng tiểu liên MAT-49 đã được cưa báng và cưa nòng cho gọn nhẹ cùng băng đạn ém đầy 21 viên nằm gọn dưới lớp áo thương gia. Người quen là lính Trung đoàn 60 bảo vệ hội chợ đã đón Hà Minh Trí tại cổng hội chợ và anh không mấy khó khăn qua được vòng bảo vệ bên ngoài, rồi vòng bảo vệ bên trong, có mặt tại sân lễ, bên cạnh những quan chức, giới thương gia và dày đặc lực lượng quân cảnh bảo vệ. Hà Minh Trí đứng sát 1 quân cảnh mang cấp bậc thượng sĩ có vóc dáng cao to, hơn hẳn anh cả cái đầu. Người thượng sĩ quân cảnh mỉm cười chào người thương gia trẻ tuổi, Hà Minh Trí gật đầu chào lại, ông không thể ngờ chính tay thượng sĩ này sau đó đã cản trở ông, làm cho kế hoạch ám sát không thành công.


Từ vị trí của Hà Minh Trí và các thương gia tới dãy bàn dành cho các nhân vật quan trọng ngồi dự lễ khai mạc và cắt băng khánh thành là khoảng sân trống, cách gần 20m. Hà Minh Trí kín đáo kiểm tra lại súng đạn. Trong đầu người chiến sĩ vạch ra phương án hành động: Lúc bắt đầu chào cờ - là khi mọi người ít để ý chung quanh nhất, ông sẽ kín đáo lắp băng đạn và nổ súng về phía Ngô Đình Diệm, cùng lúc ông sẽ vừa ôm súng lao về phía Diệm vừa nổ súng tiếp. Gần đến 9h, ban tổ chức yêu cầu tất cả mọi người đứng dậy nghiêm trang chào “Ngô Tổng thống”.


Các quan chức địa phương bước vào đầu tiên, sau đó là Trần Kim Tuyến, Ngô Đình Nhu, rồi đến Ngô Đình Diệm, theo sau là Phạm Ngọc Thảo, ông Bộ trưởng Bộ Canh nông và nhiều quan chức khác. Đoàn khách VIP vừa an vị, tiếng hô chào cờ cùng lúc điệu nhạc bài “Tiến lên thanh niên” của Lưu Hữu Phước vang lên...


Cõng Ngô Dình Diệm chạy


Trong bộ phim nhiều tập nổi tiếng vào thập niên 1980 “Ván bài lật ngửa” của tác giả Nguyễn Trương Thiên Lý (tức ông Trần Bạch Đằng), sự kiện Hà Minh Trí ám sát Ngô Đình Diệm ở Buôn Mê Thuột được dành riêng một tập với cái tên “Phát súng trên cao nguyên”. Trong bộ phim, Hà Minh Trí sau khi nổ 2 phát súng về phía Ngô Đình Diệm, đã thoát ra khỏi hiện trường và được một đồng đội nữ nổ máy chiếc môtô phân khối lớn chờ sẵn để chở đi đào thoát. Sau một cuộc rượt đuổi ngạt thở trên những con đường ngoằn ngoèo quanh những vách núi, Hà Minh Trí mới bị đối phương bắt được. Trên thực tế thì người chiến sĩ cảm tử đã bị hàng chục tay an ninh chìm nổi các loại đè lên người ngay sau khi nổ súng.


Bắt đầu nghi thức khai mạc hội chợ, bài quốc ca chế độ Sài Gòn vang lên, cùng lúc lá cờ đỏ 3 sọc vàng được kéo lên, tất cả mọi người đứng nghiêm trang hướng về lễ đài. Người thượng sĩ an ninh đứng bên trái ông Hà Minh Trí đưa tay phải lên chào ngang mày, nhờ vậy mà che khuất tầm nhìn của y về phía ông Hà Minh Trí. Nhanh nhẹn và kín đáo, ông Trí đưa tay vào trong áo lắp băng đạn vào súng. Khi bài quốc ca mới hát được nửa lời, bất ngờ 2 tiếng nổ vang lên từ phía hàng đại biểu thương gia, kèm theo khói súng phảng phất. Sau vài giây sững sờ, mọi người mới biết chuyện gì xảy ra, cùng lúc tay Bộ trưởng Canh nông tên là Đỗ Văn Công đứng cạnh Ngô Đình Diệm đổ sụp vì trúng đạn. Hà Minh Trí tiếp tục chĩa súng về phía Ngô Đình Diệm và siết cò, nhưng đạn đã không lên nòng tiếp.


Rất lâu sau, khi trao đổi với các chuyên gia vũ khí về vụ kẹt đạn “chết người” nói trên, ông Mười Trí mới biết nguyên nhân: Do các ông “tham”, nhét đến 21 viên đạn vào băng, thay vì tối đa là 20 viên, mà lại nạp đạn từ ngày hôm trước, nên lò xo băng đạn bị “chay”, không đẩy tiếp đạn lên nòng.


Khi biết bị kẹt đạn, ông Trí còn bình tĩnh kéo cần lên đạn lại, nhưng đã quá muộn, tay thượng sĩ an ninh đứng kề bên đã biết chuyện gì xảy ra, tức thì chụp lấy tay ông Trí. Ông Trí vốn giỏi võ, bằng một động tác thật nhanh đã đánh bật cánh tay hộ pháp của tay thượng sĩ an ninh, xong ôm súng lao về phía Ngô Đình Diệm. Tay thượng sĩ an ninh cũng không vừa, nhanh nhẹn ngáng ngang chân ông Trí, làm ông vấp ngã sóng soài trên mặt đất, nhưng khẩu súng vẫn không rời tay. Lập tức, khoảng một chục quân cảnh nhào tới đè lên người ông Trí.


Từ bên dưới núi thịt người, ông Trí la lớn: “Tao có lựu đạn, chúng ta cùng chết”. Tức thì, những quân cảnh đang đè lên người ông Trí vội vàng tung dậy, nằm hết xuống xung quanh. Ông Trí lồm cồm bò dậy ôm khẩu súng, nhưng ở phía khán đài, những quân cảnh đã cõng Ngô Đình Diệm chạy mất. Một quân cảnh la lớn: “Nó không có đạn”. Tức thì cả núi thịt khi nãy lại đổ ụp xuống cơ thể nhỏ bé của ông Trí. Nằm bên dưới những người quân cảnh hộ pháp, ông Trí còn nghe được giọng nói hoảng hốt nhưng đanh thép của Ngô Đình Nhu ra lệnh cho trùm mật vụ Trần Kim Tuyến: “Giữ tất cả máy ảnh của phóng viên lại. Yêu cầu báo chí chỉ đưa tin, không tường thuật vụ việc”.


Sau này suy ngẫm lại, ông Trí thừa nhận, cố vấn Ngô Đình Nhu quả thật là tay lão luyện, trong tình huống đó mà ông ta vẫn rất tỉnh táo, xử lý tình huống thật “có nghề”. Nếu hình ảnh Ngô Đình Diệm hoảng hốt được những cận vệ cõng chạy được tung lên trang báo thì còn gì là ”Ngô chí sĩ”. Ngày hôm sau, báo chí Sài Gòn chỉ đưa tin ngắn về vụ ám sát, những ngày sau nữa mới có bài tường thuật vụ việc, kèm theo hình ảnh Hà Minh Trí bị bắt, tuyệt nhiên không có tờ báo nào đưa hình ảnh Ngô Đình Diệm được cõng chạy khỏi hiện trường.


Làm đảo điên chính trường Sài Gòn


Lễ khai mạc hội chợ kết thúc giữa chừng, Ngô Đình Diệm bay ngay về Sài Gòn còn người chiến sĩ cảm tử Hà Minh Trí bị đưa về Ty Cảnh sát Buôn Mê Thuột để thẩm vấn. Tại đây, trước sự hiện diện đông đủ của Ngô Đình Nhu, Trần Kim Tuyến, Phạm Ngọc Thảo và nhiều sĩ quan an ninh của Phủ Đầu Rồng và tỉnh Buôn Mê Thuột, khi bị thẩm vấn về động cơ ám sát Ngô Đình Diệm, ông Hà Minh Trí trả lời rành mạch theo đúng “lập trình”: “Tôi là lính giáo phái Cao Đài, tôi giết Ngô Đình Diệm để trả thù cho các thủ lĩnh Cao Đài, tôi hành động theo chỉ đạo của Mai Hữu Xuân và Dương Văn Minh”.


Nghe câu trả lời, Ngô Đình Nhu tái mặt, ra lệnh ngừng ngay cuộc thẩm vấn và yêu cầu những người có mặt tuyệt đối giữ kín nội dung cuộc thẩm vấn. Cẩn thận hơn, Ngô Đình Nhu lập ngay danh sách tất cả những người có mặt trong cuộc thẩm vấn. Đối với “ngài cố vấn” - được xem là bộ não của các sách lược của chính quyền Diệm, có thể thông tin kẻ ám sát tổng thống là lính giáo phái Cao Đài không thật hệ trọng, nhưng lời khai “hành động theo chỉ đạo của Mai Hữu Xuân và Dương Văn Minh” là vô cùng nghiêm trọng, vì vậy ông ta ra lệnh dừng ngay cuộc hỏi cung với nhiều thành phần tham dự, để chuyển kẻ ám sát về Sài Gòn, tiếp tục làm rõ mọi chuyện.


Chính lời khai “hành động theo chỉ đạo của Mai Hữu Xuân và Dương Văn Minh” của Hà Minh Trí đã có tác dụng làm nội bộ chính quyền Diệm phân hóa sâu sắc, gây đảo điên chính trường Sài Gòn, dẫn đến sự sụp đổ nền “Đệ nhất cộng hòa” và cái chết của anh em Diệm – Nhu.


Kỳ 5: Cuộc thẩm vấn của Phạm Ngọc Thảo – Nguyễn Thành Luân



xem thêm




  • Gặp người tử tù làm sụp đổ chế độ Ngô Đình Diệm (kỳ 3): Điểm hẹn Hội chợ Kinh tế cao nguyên Buôn Mê Thuột




  • Gặp người tử tù có công lớn làm sụp đổ chế độ Ngô Đình Diệm: Cậu bé sống sót qua nạn đói năm Ất Dậu




  • Gặp người tử tù có công lớn làm sụp đổ chế độ Ngô Đình Diệm










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Vụ sập dầm đường sắt trên cao: Giàn giáo chống thi công không an toàn

Vụ sập dầm đường sắt trên cao: Giàn giáo chống thi công không an toàn

Hiện trường vụ sập giàn giáo sáng nay.


Ông Phạm Minh Hà, Cục trưởng Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cho biết ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra đã trực tiếp xuống hiện trường xem xét. Dù chưa đưa ra được nhiều nhận xét nhưng qua đánh giá sơ bộ cho thấy giàn giáo chống thi công để đổ bê tông xà mũ số 7 tại khu vực ga Bến xe Hà Đông không đảm bảo an toàn, dẫn đến bị sập trong khi đang thi công.

Theo ông Hà, Cục đang phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn của Bộ Giao thông vận tải, chủ đầu tư và các nhà thầu đưa ra các biện pháp khắc phục sự cố, tháo dỡ phần bê tông bị sập, đảm bảo giao thông và xác định nguyên nhân sự cố.


Trao đổi với Thanh Niên Online, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu nhà nước cho biết đã liên tục nhắc nhở, yêu cầu chủ đầu tư và các nhà thầu thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, nhưng sáng nay vẫn xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng này.


“Sự cố này một lần nữa là hồi chuông cảnh báo cần thiết đối với việc mất an toàn thi công đối với dự án này. Yêu cầu cơ quan chủ quản, chủ đầu tư đình chỉ thi công và rà soát kỹ lại biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công dự án này”, ông Trịnh Đình Dũng nói.



Tin bài liên quan




  • Lời kể của tài xế taxi thoát chết trong vụ sập dầm đường sắt trên cao sáng nay




  • Ngổn ngang hiện trường vụ sập dầm đường sắt trên cao




  • Video vụ sập dầm đường sắt trên cao, 4 người suýt chết




  • NÓNG: Sập dầm đường sắt trên cao, bốn người thoát chết










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Ngổn ngang hiện trường vụ sập dầm đường sắt trên cao

Ngổn ngang hiện trường vụ sập dầm đường sắt trên cao

Hóa ra họ Vũ đã không phịa


Hóa ra họ Vũ đã không phịa


Đào Tuấn

Anh trai của cô dâu hát một bài nhưng vẫn muốn cất giọng ca thêm lần nữa. Thanh niên họ trai không đồng ý, chụp micro lại, hai bên giằng co. Anh trai cô dâu còn ấm ức bảo: “Nhà trai chơi không đẹp!”. Họ nhà trai ùa ra, người cầm dùi tre, người vác đá đánh đấm túi bụi nhà gái. Khung cảnh như phim hành động. Người khóc lóc, kẻ quỳ xuống van xin.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Bao giờ hàng trăm hộ dân ở Hà Tĩnh mới được đền bù tiền đất lúa?

Bao giờ hàng trăm hộ dân ở Hà Tĩnh mới được đền bù tiền đất lúa?

Người dân xã Kỳ Nam bức xúc phản ánh Cty Việt Anh chưa chịu trả tiền đất lúa.


Dân bức xúc, cán bộ xã "đau đầu"

Như Lao Động & Đời Sống số 40 (ra ngày 15.10) đã có bài viết phản ánh, năm 2000 tỉnh Hà Tĩnh có quyết định thu hồi hơn 90ha đất 2 lúa của 384 hộ dân thuộc 6 thôn của xã Kỳ Nam để giao đất cho Cty TNHH Tư vấn chuyển giao công nghệ Việt Anh thực hiện Dự án nuôi tôm. Thời hạn hợp đồng thuê đất từ năm 2000 - 2014 với điều kiện Cty Việt Anh sẽ đền bù tiền đất lúa cho dân vào tháng 6 hàng năm theo mức 175kg thóc/sào. Số tiền được nhân lên với giá thóc thị trường từng năm.


Việc nuôi tôm của Cty Việt Anh trên diện tích đất thu hồi không hiệu quả. Số hồ nuôi giảm dần rồi bỏ hẳn từ năm 2012 đến nay. Tuy vậy, những năm trước doanh nghiệp này vẫn chi trả tiền đất lúa đầy đủ cho người dân như cam kết. Năm nay đã quá 6 tháng mà người dân vẫn chưa nhận được tiền đền bù từ doanh nghiệp.


Ngày 22.12, ông Lê Minh Hồng - Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Nam - cho biết, lý do người dân chưa nhận được tiền đền bù từ Cty Việt Anh và quyết định thu hồi 90ha đất của doanh nghiệp này (tháng 5.2014, UBND tỉnh có quyết định thu hồi dự án nuôi tôm của Cty Việt Anh) mà không chịu đền bù tiếp cho dân khiến người dân quá bức xúc. Bởi, theo cái lý của dân, hợp đồng trước đây của Cty Việt Anh là thuê đất thời hạn 14 năm bằng cách trả lúa hàng năm cho họ. Hết hợp đồng, có thể thực hiện hợp đồng khác hoặc doanh nghiệp trả lại đất để người dân tiếp tục trồng lúa. Nhưng giờ tỉnh thu hồi Dự án của doanh nghiệp này mà không đền bù đất đó cho dân là không hợp lý.


"Giờ người dân quá bức xúc rồi. Điều đó đang gây khó khăn cho công tác vận động, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của xã. Một số khoản thuế, quỹ người dân không nộp. Họ nói không trả tiền cho họ nên họ không có tiền nộp", ông Hồng nói. Ông Bùi Văn Chuổng - PCT xã Kỳ Nam - cũng khẳng định, người dân đang rất bức xúc vì chưa nhận được tiền đền bù nên không chịu đóng nộp một số khoản thu theo quy định. Một báo cáo của UBND xã Kỳ Nam gửi lên UBND tỉnh Hà Tĩnh vào cuối tháng 9 cũng có nội dung: "Việc trả tiền lúa cho dân không đúng cam kết, nhân dân bất bình khiển trách cán bộ".


"Nếu chưa thu hồi thì Cty đã xoay xở trả cho dân"


Ông Phạm Đắc Hân - GĐ Cty Việt Anh - cho biết, vì lý do cuối tháng 5 tỉnh đã có quyết định thu hồi đất của Cty nên Cty chưa có tiền chi trả đất lúa cho dân như cam kết. "Bình thường nếu tỉnh không thu hồi thì Cty có thể huy động, vay mượn được để trả tiền cho dân. Chứ tỉnh thu hồi rồi thì rất khó huy động, vì doanh nghiệp không còn tài sản nữa để có cơ sở huy động, vay mượn", ông Hân nói.


Cũng theo ông Hân, cuối tháng 10, UBND tỉnh, Sở Tài chính... đã có một cuộc làm việc với Cty để thống nhất việc đền bù, hỗ trợ cho Cty sau khi thu hồi dự án. Tuy nhiên, đến nay tỉnh vẫn chưa công bố số tiền và thời gian đền bù, hỗ trợ cho Cty. "Khi nào tỉnh trả tiền đền bù cho Cty thì Cty sẽ trả tiền cho dân thôi", ông Hân hứa.


Như vậy, việc hàng trăm hộ dân bị thu hồi đất lúa nhưng chưa nhận được tiền đền bù từ doanh nghiệp xuất phát từ quyết định thu hồi dự án của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Chừng nào tỉnh chưa đền bù, hỗ trợ tài sản cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp còn có cớ để chậm trễ và người dân còn phải uất ức "dài cổ" ngóng chờ mặc dù họ đã bị lấy đi "cần câu cơm" từ lâu.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Video vụ sập dầm đường sắt trên cao, 4 người suýt chết

Video vụ sập dầm đường sắt trên cao, 4 người suýt chết

Hóa ra họ Vũ đã không phịa


Hóa ra họ Vũ đã không phịa


Đào Tuấn

Anh trai của cô dâu hát một bài nhưng vẫn muốn cất giọng ca thêm lần nữa. Thanh niên họ trai không đồng ý, chụp micro lại, hai bên giằng co. Anh trai cô dâu còn ấm ức bảo: “Nhà trai chơi không đẹp!”. Họ nhà trai ùa ra, người cầm dùi tre, người vác đá đánh đấm túi bụi nhà gái. Khung cảnh như phim hành động. Người khóc lóc, kẻ quỳ xuống van xin.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Ngược dòng sông Đà tìm nguyên mẫu trong “Vợ chồng A Phủ”

Ngược dòng sông Đà tìm nguyên mẫu trong “Vợ chồng A Phủ”

Vợ chồng ông Đinh Văn Tôn nổi tiếng cả vùng sau khi truyện “Vợ chồng A Phủ” ra đời.


Mới đây, trong một chuyến công tác về Sơn La, chúng tôi rất may mắn đã được gặp những nguyên mẫu nhân vật này ngoài đời thực.

Kỳ 1: Gặp nguyên mẫu nhân vật A Châu


Trong truyện “Vợ chồng A Phủ”, A Châu là người đã đưa đường chỉ lối cho đôi vợ chồng người Mông nghèo khó này đi qua đêm đen cuộc đời. Ngoài đời thực, A Châu chính là nhà lão thành cách mạng Đinh Văn Tôn - người làm “hoa tiêu” để Tô Hoài viết lên câu truyện bất hủ.


Cuộc hội ngộ với nhà văn Tô Hoài


Ngược dòng sông Đà hùng vĩ, leo lên những con đèo chênh vênh nằm vắt ngang giữa trời, chúng tôi đến với thị trấn Bắc Yên, Sơn La trong những ngày hun hút gió. Đến đây, hỏi về nhà lão thành cách mạng Đinh Văn Tôn ai cũng biết, bởi ông Tôn đã nổi tiếng cả một vùng sau khi truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” ra đời. Nhà ông Tôn nằm khuất sâu trong con ngõ nhỏ ở tổ 2, khu 3, thị trấn Bắc Yên. Người đàn ông dân tộc Mường có dáng thấp, đậm đà, ở cái tuổi 84 này rất xúc động khi được chúng tôi hỏi về duyên kỳ ngộ với nhà văn Tô Hoài.


Vào năm 1953, tại khu 99 (thuộc huyện Bắc Yên và Phù Yên ngày nay), ông Tôn đã có cuộc hội ngộ với nhà văn Tô Hoài. Ngày ấy, ông Tôn là Thường vụ huyện ủy Châu Yên, phụ trách khu 99, chuyện đời sống kháng chiến như phá đồn, phá bốt ông nắm rất rõ, nên đã kể lại cho Tô Hoài nghe. Cuộc gặp gỡ đó là vào đúng dịp tết của người Mông. Tết không chỉ kéo dài một ngày mà hàng tháng. Gặt hái đã xong, trời rét, lại đợi mưa để làm mùa, thế là nghỉ ngơi, ăn chơi. Từng nhà làm tết, tiết canh cả chậu xắn từng miếng linh đình, ăn tết lần lượt mỗi nhà một hôm cho đến hết mọi nhà. Rộn rã khắp núi, trai gái ném pa pao - một kiểu bóng chuyền thô sơ. Trẻ em đánh quay, con quay gỗ to bằng cái bát. Hay là đuổi bắt chim sẻ, chim sâu, con chim nhỏ bay trên bạt ngàn núi đá chỉ một lúc đã mỏi cánh ngã lăn xuống, chỉ việc nhặt về nướng ăn.


Trong những ngày cả bản mừng vui, lất ngất men say ấy, ông Tôn đã giới thiệu cho Tô Hoài 2 nhân vật sau này là nguyên mẫu A Phủ và A Mỵ ở Hồng Ngài. (Về cuộc đời thực của những nhân vật này, chúng tôi xin được kể chi tiết cho bạn đọc ở kỳ báo sau). Cũng theo lời kể của ông Tôn, trong chuyến về Hồng Ngài, Tô Hoài còn hỏi về những người ở tầng lớp trên thủa trước. Ông Tôn đã giới thiệu ông Mùa Chống Lầu. Ông này ban đầu cũng độc ác, tàn bạo giống như cha, ông mình là Mùa Chờ La, Mùa Chờ Lia.


Tuy nhiên, năm 1947, ông Lầu đã đi theo kháng chiến vô điều kiện. Có lần, ông Lầu bị địch bắt ở thị xã Sơn La, nhưng nhất định không khai báo các tin mật. Vì thế, sau khi miền Bắc được giải phóng (1954), ông Chống Lầu được bầu là ủy viên hội đồng Khu tự trị Tây Bắc, ủy viên kháng chiến khu Thái Mèo. Sau, ông về nghỉ hưu ở huyện Phù Yên. Trong thời gian ở Phù Yên, Tô Hoài cũng đã nhiều lần đến thăm gia đình ông Mùa Chống Lầu.


Trong truyện “Vợ chồng A Phủ”, ban đầu nhà văn Tô Hoài đặt cho nhân vật phản diện cái tên là Mùa Chống Lầu, nhưng sau ông Tôn khuyên là đổi đi, vì như vậy có thể ảnh hưởng tới cá nhân ông Lầu, chính vì vậy, nhà văn đã đổi nhân vật thành Lý Pá Tra như bạn đọc vẫn biết.


Từ lời giới thiệu, giúp đỡ nhiệt tình của người cán bộ Đinh Văn Tôn, Tô Hoài đã thu thập tư liệu và bằng con mắt nhà văn, ông đã viết truyện ngắn để đời “Vợ chồng A Phủ”. Và nhà văn cũng tặng lại cho người “hoa tiêu” của mình một vị trí trang trọng trong câu truyện khi hóa thân ông Đinh Văn Tôn thành cán bộ A Châu.


A Châu ngoài đời thực


Cán bộ “A Châu” Đinh Văn Tôn sinh năm 1930 ở Phù Yên, Sơn La. ông Giác ngộ cách mạng từ lúc còn thiếu niên, lớn lên vào du kích đánh Pháp. Sau khi miền Bắc giải phóng, ông là người dân tộc đầu tiên trong 5 người được cử xuống Hà Nội học Trường Nguyễn Ái Quốc khóa 1 (1958-1959). Ở Bắc Yên, ông là người có tuổi Đảng cao nhất - 65 tuổi Đảng. Hiện, ông đang sống cùng người vợ thứ 2 (đã có một đời chồng và 2 con riêng), là người em họ hàng với người vợ đầu. Các con của ông với người vợ đầu đều được học hành đến nơi đến chốn và đa phần công tác trong ngành công an.


Dù đã bước sang tuổi 84, nhưng nguyên mẫu cán bộ A Châu vẫn còn rất minh mẫn. Với giọng kể lúc trầm lúc bổng, quá khứ như ùa về trong ông. “Xuất phát từ lòng căm thù giặc nên ngay từ nhỏ, tôi đã muốn đứng lên cầm súng bảo vệ bản làng, bà con dân bản như bao thanh niên khác”, ông nói. Vì thế, năm 17 tuổi, ông đã thoát ly gia đình đi theo cách mạng. Đến năm 1950, khi đang hoạt động ở Mai Thuận, ông được điều lên khu 99 xây dựng căn cứ cách mạng, tuyên truyền cho người dân hiểu về nhiệm vụ của Việt Minh thay cho đồng chí Ngoan lúc bấy giờ.


Theo lời kể của ông Tôn, hoạt động cách mạng được một thời gian thì ông bị địch bắt nhốt, may mà chúng nhốt ông vào hầm của một gia đình cách mạng. Tỉnh ủy nhận được tin thì lệnh bằng mọi giá phải cứu được anh em, trong đó có ông ra. Có người vào bới hầm, nhờ đó mà ông thoát. Hôm ấy, súng trong đồn bắn ra dữ dội khiến hai người chết. Hai người ấy sau được công nhận là liệt sĩ, một người bị thương, sau này cũng được hưởng chế độ thương binh... Cảnh khiến ông đau xót nhất là một em bé, do sợ quá mà khóc nên bị địch phát hiện và bắn xối xả, chết ngay trên lưng bố.


Sau khi được cứu thoát, ông lại tiếp tục với nhiệm vụ của mình. Trải qua nhiều chức vụ lãnh đạo, nay người cán bộ “A Châu” đã nghỉ hưu và ở nhà với con cháu. Khi biết tin Tô Hoài qua đời, ông rất xúc động, một lòng thành kính hướng về nhà văn tâm huyết mà một thời ông từng gắn bó.


Kỳ tiếp: Về Hồng Ngài nghe nàng Mỵ kể chuyện







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Xôn xao chuyện ông bố tự chế xe ôtô “siêu dị” chở con đến trường

Xôn xao chuyện ông bố tự chế xe ôtô “siêu dị” chở con đến trường

Sản phẩm tự chế của anh Sơn trông rất đơn giản.


10 năm ấp ủ cho "ra lò" chiếc ôtô siêu dị

Những ngày này, tại xóm 1, xã Bài Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An, câu chuyện anh Nguyễn Kim Sơn (36 tuổi) tự chế tạo chiếc xe ôtô “siêu dị” được bàn tán xôn xao. Ông chủ sáng chế phải bận rộn tiếp những vị khách "không mời mà đến".


Bên "sản phẩm" lạ của mình, anh Sơn chia sẻ, vốn làm nghề thợ sửa xe máy nên anh rất đam mê chế tạo những đồ vật dụng sử dụng trong gia đình. Về việc chế xe ôtô, anh đã nảy ra ý tưởng từ 10 năm trước với mục đích đưa đón con đi học tránh mưa, nắng. Có ý tưởng, anh bắt đầu học hỏi, trang bị những linh kiện cần thiết.


Đầu năm 2012, sau khi biết được cơ chế hoạt động của 1 chiếc xe ôtô, anh Sơn quyết định phá chiếc xe máy win 110 của mình ra để lấy động cơ cùng những đồ điện cần thiết. Tuy "mổ" con xe máy ra nhưng còn thiếu nhiều linh kiện khác, vì vậy anh phải bỏ tiền mua sắm một số chi tiết để hoàn thiện cơ bản chiếc xe. “Hầu hết bộ phận của xe ôtô này đều được tôi tận dụng từ chiếc win 110 cũ của tôi, từ máy móc đến giảm xóc, bình xăng và mọi thứ khác. Nhưng nhiều bộ phận như nhíp, hệ thống số lùi thì tôi phải đi mua lại từ các gara sửa chữa xe thì mới có được”, anh Sơn chia sẻ.


Anh kể, mới đầu, khi tự chế xe, vợ anh cùng những người hàng xóm nói anh "quá rỗi hơi", nhưng sau nhiều cố gắng và học hỏi, ước mơ của anh cũng đã được thực hiện. Tới khi sản phẩm "ra lò", hoạt động được, mọi người mới ngả ngửa, thán phục anh.


Chiếc xe của anh Sơn trông khá đơn giản. Bên ngoài được làm bằng những tấm tôn gò hàn cẩn thận, bắt vít lại với nhau. Phần kính lái trước là kính thật, còn những kính xung quanh được làm từ mê-ka. Xe sơn 1 màu đen tuyền. Bên trong trang bị những chiếc ghế da nhỏ, nhưng cũng có thể chứa được 4 người. Chiếc xe có thể chạy bằng động cơ xăng với vận tốc trung bình từ 45-50km/h.


Cũng theo anh Sơn, việc chế tạo xe ô tô khó nhất là hệ thống số, bắt cầu chuyển động cho xe. Còn lại, từ việc gò hàn vỏ, khung xe đến hệ thống máy, hệ thống điện anh đều tự mình làm và lắp ghép. Vì có vốn hiểu biết sửa chữa cùng lắp ráp máy móc nên công việc này đối với anh không mấy khó khăn.


Chế xe chỉ để... chở con đến trường


Anh Sơn tâm sự, gần đây nhiều người tò mò tìm đến chiêm ngưỡng chiếc ôtô tự chế khiến anh cũng thấy vui vui. Nó như là một sự khích lệ việc mày mò, chinh phục đam mê của anh. Hiện, hàng ngày, chiếc xe chỉ sử dụng vào việc đưa đón con đến trường, sau tan học. Anh cũng muốn lái chiếc xe đi ra đường lớn cho "lạ" nhưng sợ bị cơ quan chức năng xử phạt vì chiếc xe tự chế có thể không đảm bảo an toàn kỹ thuật.


Anh Sơn chia sẻ, anh muốn chế tạo nhiều thứ thiết thực hơn nữa để phục vụ cho nông nghiệp, nông dân, và hiện anh cũng đang ấp ủ ý tưởng về ra một sản phẩm mới khác. Tuy nhiên, hỏi đó là sản phẩm gì thì anh nói là "bí mật".


Ông Nguyễn Hữu Trí -Trưởng Công an xã Bài Sơn - cho biết, khi thấy anh Sơn chế tạo xe, công an xã đã khuyên can anh vì xe này không được phép đi. Nhưng anh bảo chế tạo cho thỏa đam mê và chỉ đi trong đường làng nên sau đó anh vẫn làm và hoàn thiện chiếc xe của mình.


Hiện công an xã và công an huyện đã nhắc nhở anh Sơn không được đi xe ra những đường lớn. Ông Nguyễn Hồng Kỳ - Giám đốc Sở Giao thông vận tải Nghệ An - cũng khẳng định, việc tự chế xe ôtô để lưu thông trên đường là hoàn toàn không được phép và vi phạm quy định của pháp luật. Khi chưa được cơ quan chức năng cấp phép, kiểm tra về kỹ thuật, an toàn xe, nếu chiếc xe này lưu thông trên đường thì sẽ bị xử phạt theo quy định.



xem thêm




  • Cha con “Hai lúa” chế tạo xe thiết giáp cho Campuchia (phần 2)




  • Cha con “Hai lúa” chế tạo xe thiết giáp cho Campuchia




  • Gặp người chế tạo đèn kéo quân “kỷ lục” Việt Nam




  • Chùm ảnh: “Tay không” chế tạo tàu ngầm mini đầu tiên tại Việt Nam










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử