PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Gặp chủ nhà “dê xồm”, nữ giúp việc bỏ của chạy lấy người

Gặp chủ nhà “dê xồm”, nữ giúp việc bỏ của chạy lấy người

Chị Lê Thị Tư.


Đó là lời tâm sự của chị Lê Thị Tư (32 tuổi, trú tại xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa) trong thời gian đi làm giúp việc cho một gia đình ở Ảrập Saudi.

Lão chủ “dê xồm”


Cũng chỉ vì cuộc sống khó khăn ở quê mà chị Tư phải chấp nhận xa chồng con đi làm nghề giúp việc nơi xứ người với mơ ước cuộc sống sẽ khấm khá hơn. Tuy nhiên, không phải ai đi cũng đều thuận lợi, nhiều phụ nữ phải trải qua những tháng ngày tủi nhục, khó khăn nơi xứ người. Nhất là gặp phải những ông chủ có sẵn trong máu tính “dê xồm”.


Không chỉ đối mặt với bà chủ là người tai quái mà chị Tư còn nhiều phen hú hồn khi phải tiếp xúc với ông chủ có máu dê. Bình thường, nếu có bà chủ nhà và các con ở trong nhà thì ông ta tỏ ra ít nói và không có biểu hiện gì. Tuy nhiên, khi mọi người đi vắng, chỉ có chị cùng ông chủ ở nhà thì ông ta hiện nguyên hình là con yêu “râu xanh” với những hành động gạ gẫm tình dục.


Chị Tư kể lại: “Có mấy lần, ông chủ bảo tôi bê trà vào phòng ông ấy, khi mang trà đến bàn thì máy tính của ông thường có những hình ảnh, video khiêu dâm và hình như ông ấy cố tình để cho tôi xem”. Những lúc như vậy, chị chỉ biết chạy thật nhanh ra khỏi phòng mà không dám ở lại thêm một phút nào. Chưa dừng lại ở đó, khi chị đang ở phòng bếp làm việc, chỉ có ông chủ ở nhà, ông ta thường hay giả vờ vào hướng dẫn công việc cho chị nhưng là để lợi dụng đụng chạm vào cơ thể chị.


Sau 4 tháng làm việc trong gia đình này, chị Tư không thể chịu đựng được tính “dê xồm” của ông chủ và sự quá quắt của bà chủ nên đã gọi điện cầu cứu công ty môi giới xuất khẩu lao động xin về nước. Sự cố gắng trong 4 tháng trời là do chị đã nhẫn nhục để trả hết chi phí xuất cảnh, để khỏi phải gánh một số tiền nợ lớn trước khi ra đi. Những ngày trước khi về nước, chị vẫn ở gia đình nhà chủ. Đêm tới, mỗi khi đi ngủ, chị chỉ sợ ông chủ sẽ lẻn vào phòng mình làm bậy, nên suốt trong thời gian ở lại, chị chưa có được một giấc ngủ ngon.


Trong những ngày làm việc cuối, ông chủ vẫn chưa chịu buông tha cho chị. Chị Tư kinh hãi kể lại: “Ông ấy ở trên phòng, người trần truồng không mặc gì rồi gọi tôi mang quần áo lên mặc cho ông, tôi sợ quá, lúc ấy chỉ muốn được về nước thật nhanh thôi”.


Sau đó, công ty xuất khẩu lao động đã đấu tranh với gia đình nhà chủ, cuối cùng phần thắng thuộc về lẽ phải. Chị xin về vào chủ nhật thì đến thứ 3 chị đã được công ty cho về nhà. Chủ nhà vẫn trả cho chị đầy đủ 4 tháng lương và lấy từ trong đó 2 tháng lương để mua vé máy bay cho chị. Vậy là trả hết tiền nợ và vé máy bay thì chị chẳng còn lại gì. Kiểm tra lại đồ, chị mới biết, nhà chủ đã thu lại điện thoại, những giấy tờ mà chị ghi số điện thoại hay cách liên lạc với người thân hay những người cần thiết.


Đặt chân xuống sân bay, chị Tư mới hết lo sợ. Chỉ trong 4 tháng, chị giảm mất 3kg, mặt mũi đen sạm, lúc nào cũng bị ám ảnh bởi những ngày tháng sống bên Ảrập Saudi. Mỗi khi nhớ lại những tháng ngày đó, chị không khỏi rợn người, chỉ cần nhắc đến từ “Ảrập” thôi là chị cũng thấy sợ rồi. Chị bảo: “Chắc tôi chẳng bao giờ dám sang đó lần thứ hai nữa”. Chị Tư còn kể, chính người mẹ của chị cũng đi làm ôsin cho một gia đình bên đó, nhiều lần bị nhà chủ hành hạ, nhiều lần bị đánh, thậm chí bị chủ nhà bóp cổ.


“Mẹ tôi gọi điện về kể mà tôi thấy đau xót quá. Sau đó, gia đình đã báo cáo với công ty môi giới cùng chính quyền địa phương để can thiệp thì tình trạng của mẹ tôi mới đỡ hơn và đến nay, bà vẫn tiếp tục làm giúp việc trong gia đình đó”, chị Tư chua xót kể.


Cực nhọc nghề giúp việc


Chị Tư cho biết, giúp việc ở Ảrập phải nhẫn nhục nhiều lắm, có người được ăn một bữa, bữa khác thì chỉ được ăn bánh mì, nhà nào ác quá có lúc còn chẳng cho ăn. Thời tiết nắng nóng, khí hậu khác xa Việt Nam, ai không chịu được còn lăn đùng ra ngất xỉu. Có người bạn của chị phải làm việc 16 tiếng một ngày, thậm chí 3-4h sáng chưa xong việc thì phải làm cho đến khi nào xong thì thôi”. Nhà nào có đông họ hàng, người giúp việc cũng phải đi đến hầu hạ những người đó, tiệc tùng tổ chức liên miên mà chỉ có một mình làm.


Trước đây, nếu muốn xuất khẩu sang Ảrập làm giúp việc gia đình, mỗi phụ nữ phải mất một khoản tiền khoảng trên 15 triệu đồng, bao gồm chi phí hồ sơ, học tiếng, xuất cảnh và nhiều loại chi phí khác. Người lao động ở nông thôn muốn có một số tiền lớn như vậy phải vay ngân hàng, thậm chí là vay nóng để có tiền đặt cọc cho người môi giới. Hợp đồng thường có thời hạn 3 năm và rất khó để xin về. Tuy nhiên, hiện nay, xuất khẩu lao động dễ dàng hơn nhiều khi người lao động không cần tốn một đồng tiền nào. Công ty môi giới sẽ ứng tiền lo thủ tục cho người lao động, sau đó trừ vào tiền lương. Vì có thể xuất cảnh một cách dễ dàng như thế, nhiều phụ nữ đã lựa chọn đi làm giúp việc với hy vọng cuộc sống khấm khá hơn.


Công việc chính của người giúp việc là nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa và trông giữ trẻ. Những việc ấy, chị Tư thấy rất bình thường, vì ở nhà chị còn làm những công việc nặng nhọc hơn như lên đồi, lên rẫy. Sau khi học tiếng xong được một thời gian, chị bay sang Ảrập. Gia đình nhà chủ có 6 thành viên, công việc hằng ngày là nấu ăn, dọn dẹp và tất cả những công việc mà một người giúp việc phải làm, hợp đồng làm việc là 2 năm. Tiền lương chủ trả cho chị lúc ấy là 1.300 SAR (tương đương 7,4 triệu đồng/tháng).


Những ngày đầu mới sang, chị thấy công việc cũng bình thường, nhà chủ cho ăn uống tự nhiên, họ không quá để ý đến việc chị ăn gì hay số lượng ăn bao nhiêu. Trước thời gian chị sang, gia đình này đã từng có nhiều người giúp việc, trong đó cũng có một người Việt Nam đến ở nhưng không chịu được nên đã bỏ về. Một thời gian dài không có người ở nên công việc bề bộn, nhà cửa nhiều bụi bặm, chị lau dọn và sắp xếp lại phòng ốc đâu vào đấy. Tuy nhiên, sau một thời gian làm, bà chủ thường hay chửi mắng. Chị Tư kể: “Có lần, bà chủ sai tôi lau nhà, bà đưa ra một cây chổi và một xô nước, sau đó bà ta không nói không rằng mà hắt thẳng xô nước vào người tôi. Dù phải nhẫn nhục trước bà chủ, nhưng việc ông chủ có máu “dê xồm” khiến tôi không thể chịu đựng thêm được, đành phải bỏ của chạy lấy người”.


Có thể nhận thấy, nhiều năm nay, rất nhiều phụ nữ nông thôn đã chấp nhận rủi ro đi lao động nước ngoài, nhất là đi làm giúp việc gia đình, với hy vọng thay đổi cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn được nhận vào những gia đình tử tế. Nhiều phụ nữ phải chịu cảnh bạo lực, thậm chí là quấy rối tình dục… Công việc của họ dù không vất vả nhưng tiểm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Những trường hợp như vậy, người lao động nên tìm đến các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương hoặc các công ty môi giới lao động đã đưa mình đi để nhờ can thiệp.


* Tên nhân vật đã được thay đổi.



xem thêm




  • Đau khổ nhìn chồng ngoại tình với... osin




  • Kỳ lạ “chợ tình osin” giữa Sài Gòn




  • Chờ “ôsin”... lên phố




  • Chuyện tình người của những ôsin ở bệnh viện










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét