Công nhân lao động tại các công trình cao tầng tại đường Lê Văn Lương kéo dài không có bảo hộ lao động. Ảnh: Hải Nguyễn
- Thực ra trước đây, Bộ luật LĐ đã quy định, hàng năm Chính phủ xem xét đánh giá tổng kết, khảo sát để xác định ngành nghề có nguy cơ tai nạn cao, từ đó bổ sung vào danh mục các ngành nghề nguy hiểm. Nhưng do điều kiện y học nước ta hạn chế, một số ngành nghề chưa tiến kịp với y học quốc tế nên chưa có căn cứ để xác định. Các nghề công nhận là nặng nhọc, độc hại đều là tiếp cận từ công bố của quốc tế. Chúng tôi tiếp thu những đóng góp này để thấy rằng ngành nghề nào, công việc nào có nguy cơ tai nạn cao thì bổ sung vào các nội dung của dự luật nhằm hoàn thiện hóa dự luật này.
Danh sách cụ thể các ngành nghề nặng nhọc độc hại có tác dụng lớn thế nào đối với NLĐ, thưa ông?
- Nếu bổ sung đầy đủ danh sách các ngành nghề, danh mục này sẽ rất có lợi cho NLĐ như được ưu đãi về thời gian, ưu đãi về chính sách, các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người làm công việc nặng nhọc độc hại. Tiền lương hưu được đảm bảo hơn, đồng thời khắc phục rủi ro của NLĐ bị tác động bởi yếu tố bệnh nghề nghiệp.
Việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn LĐ ở khu vực không có quan hệ gia đình có được ưu tiên thực thi trong thời gian tới không?
- Luật sẽ có những quy định bổ sung đối tượng này, trong đó làm sao mà tư vấn, vận động NLĐ để họ không bị rơi vào tình cảnh tai nạn lao động nguy hiểm hoặc có chính sách quan trọng là bất kỳ NLĐ nào ở khu vực không có quan hệ LĐ có nguy cơ tai nạn LĐ cao thì phải được huấn luyện, cấp chứng chỉ. Nếu chủ sở hữu LĐ không thực hiện điều này là vi phạm pháp luật. Vụ việc 13 LĐ tử vong ở khu công nghiệp Formosa là một bài học, có những LĐ vừa vào làm việc chưa đầy 2 ngày thì làm sao được huấn luyện kỹ thuật an toàn khi làm nơi có nguy cơ cao. Cả nước hiện có đến 24 triệu LĐ khu vực nông nghiệp, 13 triệu khu vực phi kết cấu. Vì thế nhất thiết phải mở chính sách để họ tham gia bảo hiểm tai nạn LĐ tự nguyện.
Một thực tế hiện nay là việc huấn luyện ATVSLĐ chưa đạt chất lượng khi giao cho các trung tâm. DN nếu vào cuộc với công tác tư vấn, huấn luyện, theo ông có khả thi hay không?
- Huấn luyện ATVSLĐ là trách nhiệm của chủ sở hữu LĐ. Với công việc nguy cơ tai nạn cao, dễ mắc bệnh nghề nghiệp hoặc môi trường không đảm bảo thì chủ sử dụng LĐ phải thuê chuyên gia hoặc nhờ sự giúp đỡ của cơ quan nhà nước. Bản thân chủ sử dụng LĐ huấn luyện thì sẽ cấp cho NLĐ thẻ an toàn. Nếu thanh tra LĐ mà NLĐ ko có thẻ an toàn thì NLĐ không đủ tiêu chuẩn làm việc, trách nhiệm thuộc về người sử dụng LĐ. Các trung tâm huấn luyện của DN hoàn toàn có quyền thành lập khi đủ các điều kiện, được kinh doanh nếu có chuyên môn, kỹ năng, có thu phí và chịu trách nhiệm trước người sử dụng LĐ để làm công việc này.
via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét