PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

“Dự án công viên Sài Gòn 11 năm hoang hóa”: Nỗi cơ cực tận cùng của người dân

“Dự án công viên Sài Gòn 11 năm hoang hóa”: Nỗi cơ cực tận cùng của người dân

Ngôi nhà của gia đình ông Sơn te tua đến khó tả! Ảnh: PHÙNG BẮC


Cuộc sống bế tắc

Từ đơn kêu cứu của các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án Công viên Sài Gòn, phóng viên Báo Lao Động & Đời sống đã tìm về xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, TPHCM để xác thực chuyện cảnh đời người dân nơi đây kêu cứu. Bà Nguyễn Thị Nang (71 tuổi, ngụ ấp Phú Thuận, xã Phú Mỹ Hưng) trần tình: “Tôi có chồng là liệt sĩ, con trai làm công nhân. Năm 2004, huyện thu hồi đất 3.000m2, đến nay chờ mãi mà không thấy tái định cư. Tuổi già, tôi vẫn phải đi làm thuê, làm mướn kiếm sống qua ngày. Mong các cấp giải quyết cho hoàn cảnh của tôi…”.


Ông Trần Văn Trai (SN 1957, ngụ ấp Bàu Đưng, xã An Nhơn Tây, là bộ đội phục viên) bức xúc: “Gia đình tôi bị thu hồi 7.118m2, hàng chục năm khiếu nại, UBND huyện vẫn không giải quyết theo các quy định của pháp luật. Gia đình rơi vào hoản cảnh khó khăn, đất sản xuất bị thu hồi để hoang hóa, trong khi người dân không có đất sản xuất”.


Hoàn cảnh của gia đình bà Lê Thị Cuộn (78 tuổi, ngụ ấp Ba Sòng, xã An Nhơn Tây) cũng nằm trong số hàng trăm gia đình trông chờ chính sách bồi thường đúng với giá Nhà nước quy định, chờ tái định cư để ổn định cuộc sống. Ông Phùng Văn Tầng (SN 1968, con trai bà Cuộn) bày tỏ: “Gia đình vẫn trông chờ tái định cư, vậy mà 11 năm qua chẳng thấy. Cuộc sống rất khó khăn, vì không ổn định nơi ở, rất mong các cơ quan cấp thành phố xem xét để gia đình tôi cũng như hàng trăm gia đình khác nơi đây ổn định cuộc sống”.


Tìm đến những hộ gia đình bị ảnh hưởng dự án Công viên Sài Gòn, những người bị thu hồi đất, không được tái định cư hàng chục năm qua đều tỏ ra bức xúc và trăn trở.


Bà Bùi Thị Nam Cường (SN 1952) trình bày: “Gia đình tôi bị giải tỏa trắng 16.719m2, là đất trồng cây ăn trái, nhưng UBND huyện Củ Chi cố tình không áp giá theo phê duyệt của UBND TPHCM là 150.000 đồng/m2, tôi đi khiếu nại nhiều lần, hơn 10 năm qua gia đình vẫn chờ tái định cư, còn tiền tạm cư theo quy định đến nay cũng chưa nhận một đồng nào. Kỳ lạ hơn, đất của gia đình tôi nằm ngay mặt tiền đường nhựa Nguyễn Thị Rành, vậy mà UBND huyện Củ Chi vẫn không giải quyết giá đất bồi thường như quy định phê duyệt của UBND TPHCM, mà áp giá quá thấp - 75.000 đồng/m2”.


Đó còn là chuyện bức xúc của gia đình ông Đoàn Văn Ây (SN 1954, ngụ ấp Ba Sòng, xã An Nhơn Tây), gia đình ông Mai Tấn Hùng (SN 1944, ngụ ấp Phú Thuận, xã Phú Mỹ Hưng)… hàng chục năm đi gõ cửa khắp nơi vẫn chưa tìm thấy công bằng, công lý, hoàn cảnh gia đình càng khó khăn trăm bề, dẫn vào lối bế tắc…


Dưới những mái nhà rách nát


Những ngôi nhà te tua rách nát, những tưởng chỉ còn lại trong trí tưởng tượng hoặc ghi lại trong những bức ảnh từ thời xa xưa song vẫn đang hiện diện tại nơi đây. Đến nhà ông Nguyễn Văn Sơn (SN 1955, ngụ ấp Bàu Đưng, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TPHCM) mới thấy hoàn cảnh thật thương tâm - hậu quả của dự án hoang hóa. Ông Sơn tham gia hoạt động cách mạng từ nhỏ, gia nhập lực lượng biệt động Sài Gòn nổi tiếng trong cuộc chiến chống Mỹ cứu nước. Ông bị thương và được cấp giấy chứng nhận thương binh loại 3, thương tật 41%.


Đến gặp ông Sơn, chúng tôi chứng kiến cảnh ngôi nhà của vợ chồng ông ngày càng rách nát, xuống cấp trầm trọng. Xung quanh ngôi nhà nát như tương là những túp lều che chắn tạm bợ - nơi những đứa con ông lập gia đình ra ở riêng. Nơi ở riêng của những đứa con ông Sơn thảm thương đến khó tả, bởi toàn bộ đất của gia đình ông Sơn đều nằm trong dự án Công viên Sài Gòn, đến nay gia đình vẫn chưa nhận một đồng bồi thường giải tỏa, chưa nhận một đồng trợ cấp tái định cư… Cuộc sống làm thuê, làm mướn của gia đình ông ngày càng rơi vào túng khó trầm trọng.


Nhìn ngôi nhà xuống cấp có thể đổ ập bất cứ lúc nào, ông Sơn rơi nước mắt: “Không biết ngôi nhà này có chịu nổi cơn gió mùa mưa năm nay sắp tới hay không nữa. Nhưng gia đình tôi chẳng biết đi đâu, khi dự án cứ để đó. Gia đình tôi với hàng chục đứa con cháu, tá túc trong những mái nhà rách nát đang chờ dự án bồi thường để có một mái nhà đàng hoàng hơn, chắc chắn hơn cho con cháu chui ra chui vào, chứ mỗi đêm ngủ, cứ sợ nó đổ xuống đè chết người…”.



Tin bài liên quan




  • Dự án Công viên Sài Gòn tầm cỡ Đông Nam Á 11 năm hoang hóa




  • “Dự án Công viên Sài Gòn tầm cỡ Đông Nam Á”: Thu hồi các quyết định bồi thường cho dân










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét