PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Tạm dừng tìm kiếm phi công mất tích trong vụ 2 máy bay SU-22 rơi

Tạm dừng tìm kiếm phi công mất tích trong vụ 2 máy bay SU-22 rơi

Máy bay SU- 22.




Nguồn tin mới nhất từ Tư lệnh quân chủng phòng không không quân Việt Nam cho biết do điều kiện đêm tối nên việc tìm kiếm 2 máy bay SU 22 và 2 phi công mất tích đã tạm dừng.


Tuy nhiên, trong đêm nay các tàu của lực lượng hải quân, biên phòng, và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh Bình Thuận vẫn tiếp tục túc trực tại vị trí nghi máy bay rơi cách đảo Phú Quý 8 hải lý về phía Bắc.


Dự kiến, sáng mai, 17-4, các máy bay của trung đoàn không quân 937 sẽ tiếp tục cất cánh từ sân bay quân sự Thành Sơn tại TP Phan Rang Tháp Chàm (Ninh Thuận) để tiếp tục phối hợp với các lực lượng tìm kiếm 2 chiếc máy bay SU 22 và hai phi công mất tích trong đó ưu tiên hàng đầu vẫn là tìm kiếm và cứu nạn các phi công đang mất tích.

Thông báo của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết: Ngày 16. 4, Trung đoàn Không quân 937, đóng quân ở sân bay Phan Rang tổ chức huấn luyện bay trong điều kiện cơ động phức tạp trên biển ở khu vực vùng biển tỉnh Bình Thuận.


11 giờ 24 phút, Biên đội 2 máy bay SU-22 cất cánh từ sân bay Phan Rang ra khu vực vùng trời đảo Phú Quý, sau đó đến 11 giờ 35 phút thì bị mất liên lạc. Khu vực mất mục tiêu được xác định ở Bắc đảo Phú Quý khoảng 10-20km.

Cũng theo thông báo của Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam thì ngay sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các đơn vị Phòng không - Không quân, Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng, Quân khu 7 khẩn trương điều động lực lượng, phương tiện đang hoạt động ở khu vực biển miền Trung và Bình Thuận phối hợp với ngư dân trên biển tìm kiếm cứu nạn 2 phi công, đồng thời xác định khu vực máy bay rơi.


Hai phi công gặp nạn gồm Lê Văn Nghĩa (phi công cấp 1), lái máy bay Su-22, số hiệu 5857, cấp bậc Trung tá, chức vụ Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 937, Sư đoàn 370; Phi công Nguyễn Anh Tú (phi công cấp 3) điều khiển máy bay Su-22, số hiệu 5863, cấp bậc Đại úy, Phi đội phó Phi đội 1, Trung đoàn 937, Sư đoàn 370.


Trung tá Lê Văn Nghĩa, quê ở Huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nôi, hiện đang sinh sống tại quận 7, TP.HCM; còn Đại uý Nguyễn Anh Tú, quê ở Kiến Thuỵ, Hải Phòng, hiện gia đình đang ở Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.


"Hiện, các lực lượng tìm kiếm cứu nạn đang tích cực hoạt động tại hiện trường nhưng mới phát hiện và vớt được 3 thùng dầu phụ; chưa tìm thấy phi công và vị trí cụ thể máy bay rơi", thông báo của Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết.


Trước đó, chiều tối ngày 16.4, trao đổi với PV Lao Động, Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó tư lệnh quân chủng Phòng không không quân cũng cho biết: Lực lượng cứu hộ đã phát hiện vết dầu loang và vớt được thùng dầu phụ tại khu vực máy bay mất liên lạc.


Theo Bộ Tổng tham mưu hiện Quân chủng Phòng không - Không quân tiếp tục điều tra, xác minh, làm rõ vụ việc mất an toàn bay nghiêm trọng nêu trên và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị giải quyết hậu quả.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét