PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Cải cách hành chính ngành nội vụ: Hồ sơ thi công chức được tính bằng... tấn

Cải cách hành chính ngành nội vụ: Hồ sơ thi công chức được tính bằng... tấn

Thủ tục một cửa tại Sở TNMT Hà Nội. Ảnh: Kỳ Anh.



Mệt mỏi với thi tuyển công chức


Buổi làm việc về cải cách TTHC của Bộ Nội vụ chủ yếu “nóng” vấn đề tổ chức thi tuyển công chức, trong đó nhận được lời phàn nàn của các bộ, ngành ở hầu hết các khâu, từ bộ hồ sơ tuyển dụng cho đến cách thức thi, nội dung bài thi… Ông Nguyễn Khánh Ngọc - Thứ trưởng Bộ Tư pháp - cho biết, số lượng thí sinh dự thi quá lớn, trong khi người trúng tuyển lại ít, vì thế hồ sơ dự thi gây đau đầu cho bộ phận tuyển dụng. “Theo quy định, người tham gia thi phải nộp hồ sơ đầy đủ. Điều này nên làm sau khi hậu kiểm, nghĩa là thí sinh đỗ rồi mới cần nộp hồ sơ đầy đủ, tránh lãng phí cho người dự thi và bớt căng thẳng cho người tuyển dụng. Ví dụ như phiếu lý lịch tư pháp, không cần thiết phải nộp khi đăng ký thi”- ông Ngọc nói.


Trong khi đó, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, Bộ Tài chính là cơ quan bị “quá tải” về lượng hồ sơ dự thi: “Năm ngoái, Tổng cục Thuế tiếp nhận hơn 30.000 bộ hồ sơ nhưng chỉ tuyển 3.000 người. Riêng Cục Thuế Hà Nội hơn 7.000 bộ hồ sơ, chỉ tuyển 200. Rà soát hồ sơ trong một tuần là quá căng thẳng, nhưng phải tiếp nhận bằng hết các hồ sơ, áp lực công việc này quá lớn”. Cũng theo bà Mai, Bộ Nội vụ cần có phương án để rút ngắn thời gian thi, mấy chục nghìn thí sinh mà thi viết tổ chức theo cụm là rất mệt mỏi, chưa kể thi xong, phê chuẩn, thông báo điểm rất mất thời gian. Bà đề nghị nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào thi tuyển để giảm tải khâu này, đồng thời đảm bảo khách quan, tránh lãng phí.


Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng tình khi cho rằng, hồ sơ tuyển công chức được tính bằng tấn vì số giấy tờ quá nhiều. Có ít nhất 4 - 5 loại giấy tờ hồ sơ dự tuyển, Phó Thủ tướng nói: “Tại sao không thể thay cả bộ hồ sơ nặng nửa ký bằng một tờ giấy chỉ vài gram? 10.000 người thi mà chỉ lấy 300 - 400 người thì lấy ai ngồi đọc hồ sơ? Nên giảm tải khâu này bằng hình thức nộp hồ sơ hậu kiểm”.


Sẵn sàng ủy quyền thi nâng ngạch công chức


Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho rằng, cải tiến TTHC trong tuyển dụng công chức là nội dung trọng tâm thực hiện trong năm 2015. Theo ông Tuấn, định hướng của Bộ Nội vụ là nghiên cứu để cải cách phương thức tuyển dụng, thi tuyển theo hướng tập trung, phát huy được thẩm quyền của địa phương. “Sẽ thi trên máy tính, nếu đạt kết quả thì được cấp chứng chỉ đủ điều kiện trở thành công chức. Các cơ quan sẽ dựa trên lượng ứng viên đã có chứng chỉ này để tuyển dụng thêm bằng hình thức phỏng vấn”- ông cho biết. Riêng về ứng dụng CNTT trong thi tuyển, ông Tuấn thẳng thắn cho rằng, nhiều bộ ngành, địa phương vẫn chưa quan tâm đến điều này do “động chạm” đến lợi ích của một thiểu số nhóm người.


Người đại diện Bộ Nội vụ cũng khẳng định, sẵn sàng ủy quyền thi nâng ngạch công chức cho các cơ quan đủ năng lực, trước phàn nàn về việc “ôm đồm” của bộ về vấn đề này. “Nhưng có thực tế là các cơ quan mà chúng tôi ủy quyền như Bộ KHCN... cứ thi là đỗ hết, không khách quan, công bằng! Chính vì thế, càng phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thi tuyển để tránh các áp lực này!” - ông Trần Anh Tuấn nói.


Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng Bộ Nội vụ cần nhanh chóng đưa ra phương án sửa đổi TTHC đối với thi tuyển công chức, viên chức. Ngoài việc yêu cầu thí sinh chỉ phải nộp hồ sơ đầy đủ sau khi đỗ để giảm áp lực, tốn kém, các bài thi phải thực hiện trên máy tính và có kết quả ngay. Ông cũng đề nghị Bộ Nội vụ tập trung thực hiện các công việc vĩ mô như hoàn thiện các dự án, chương trình công tác trình Chính phủ, tránh “sa đà” vào các vụ việc.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét