PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

Nuốt sống tim chó, một người tử vong

Nuốt sống tim chó, một người tử vong

Địa điểm nơi xảy ra sự việc.


Sự việc đáng tiếc nêu trên xảy ra vào khoảng 15h, ngày 2/1. Thông tin ban đầu từ phía người dân địa phương cho biết, vào thời gian trên, một số người nhìn thấy ông N.B.C (52 tuổi), ở xã Thanh Sơn, huyện Tĩnh Gia nằm trước một cửa hàng tạp hóa của một người bán hàng ở thôn Trung Thành.

Một lúc sau, khi thấy một người phụ nữ mang thịt chó ra trước cửa hàng này bán thì ông C tỉnh dậy và lấy quả tim chó. Mặc dù người phụ nữ đã giành lại không cho ông C nuốt nhưng ông C đã cho vào miệng và nuốt sống.


Do quả tim chó quá to nên ông C bị nghẹn, toàn thân tím tái dần. Ngay lập tức, nhiều người dân xung quanh đã sơ cứu cho nạn nhân nhưng ông C đã tử vong sau đó.


Được biết, ông C đã có gia đình và đang hưởng chế độ của Nhà nước. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, người thân đã đưa thi thể ông C về nhà mai táng theo phong tục địa phương.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Vùng hoa Mê Linh khoe sắc trong nắng xuân 2015

Vùng hoa Mê Linh khoe sắc trong nắng xuân 2015

Thực túc, binh cường


Thực túc, binh cường


Đào Tuấn

Trong thông điệp đầu năm, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã dẫn lời người xưa để khẳng định: “Thực túc, binh cường”, nếu tụt hậu thì khó có thể bảo vệ được độc lập, chủ quyền của đất nước”. Bởi cạnh tranh toàn cầu luôn tiềm ẩn nguy cơ “mất-còn”, không có ngoại lệ.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

Vụ xuất khẩu lao động làm... nô lệ: Thêm một nhân chứng đã về Việt Nam

Vụ xuất khẩu lao động làm... nô lệ: Thêm một nhân chứng đã về Việt Nam

Cùng chuyến bay với chị Vinh còn có 4 phụ nữ khác sang Saudi Arabia làm nghề giúp việc gia đình và cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Theo chị Vinh, do quá khổ, không chịu được áp bức, họ đã kêu cứu về gia đình để đóng tiền bồi thường hợp đồng mới được về VN. Chị Vinh cho rằng: Cty Vĩnh Cát (DN đưa chị Vinh sang Saudi Arabia làm nghề giúp việc gia đình) đã “đem con bỏ chợ”, không có trách nhiệm và đẩy NLĐ vào hoàn cảnh cơ cực. Do đó, chị sẽ tiếp tục yêu cầu Báo Lao Động và Bộ LĐTBXH làm rõ vụ việc, để không còn tình trạng người đi xuất khẩu lao động làm… nô lệ.


Trước đó, chị Vinh đã viết thư gửi Sứ quán VN tại Saudi Arabia cho biết chị đã báo sự việc cho Cty đưa mình đi XKLĐ - Cty CP đầu tư Vĩnh Cát - nhưng Cty này nói muốn về phải nộp tiền… Do không có tiền và không chịu được nỗi nhục bị đối xử như nô lệ, chị Vinh đã lén lên mạng xã hội, gửi lời kêu cứu vô vọng về quê nhà, hy vọng được giải cứu.



Tin bài liên quan




  • Người dân ngỡ ngàng khi cán bộ phường xin lỗi




  • Nạn đầu tư “lãng phí” ở di tích Óc Eo




  • Dự án metro số 1: Sẽ di dời tài sản Cty Vĩnh Phát trong tháng 1.2015




  • Tăng lương tối thiểu vùng mới: Khó cũng phải tăng lương










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Người dân ngỡ ngàng khi cán bộ phường xin lỗi

Người dân ngỡ ngàng khi cán bộ phường xin lỗi

Dù đã qua hơn một năm, nhưng khi nhắc chuyện cán bộ phường 5 xin lỗi, anh Tân vẫn thấy lòng nhẹ nhõm: “Lúc đó, tôi giận lắm, dự định sẽ làm đơn góp ý đến UBND TP.Bạc Liêu, nhưng không lâu sau đích thân Phó Chủ tịch UBND phường 5 Nguyễn Hoàng Vinh đến tận nhà xin lỗi và thuyết phục tôi đến UBND phường để người làm sai nhận lỗi. Tôi thật sự thấy vui, tin tưởng cán bộ”.


Vụ việc xảy ra cuối năm 2013, khi anh Tân đến làm giấy kết hôn. Tuy nhiên, anh kết hôn… muộn, sau khi vợ chồng anh đã sinh con. Đứa con của anh có giấy chứng sinh của bệnh viện hẳn hoi. Anh đến làm cả hai thủ tục cùng một lúc: Vừa kết hôn, vừa làm giấy khai sinh cho con. Anh Trần Diếu Háo - cán bộ tư pháp phường 5 - không đồng ý buộc anh phải viết giấy cam kết đứa con đây là đứa con ruột của mình.


Sau khi nhận ra khuyết điểm và trực tiếp xin lỗi anh Tân, anh Háo thấy lòng nhẹ nhõm và tự nhủ sẽ hạn chế thiếu sót. “Sau này gặp nhau, anh Tân với tôi đều vui vẻ và trở thành bạn bè luôn” - anh Háo tâm sự.


Rèn cán bộ để gần dân hơn


Tại Điều 9, Quy chế văn hóa công sở phường 5 nêu rõ, cán bộ, công chức, viên chức không được có thái độ hách dịch, cửa quyền nhũng nhiễu, gây khó khăn cản trở, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ. Nếu có hành vi sách nhiễu, hoặc chưa đúng với quy trình giải quyết thủ tục hành chính thì phải trực tiếp xin lỗi dân có sự chứng kiến của lãnh đạo, hoặc có văn bản xin lỗi gián tiếp… Ông Lê Thành Cơ - Bí thư Đảng ủy phường 5 - là người trực tiếp biên soạn bộ quy chế và được áp dụng từ tháng 6.2013, đơn vị sớm nhất và duy nhất xin lỗi dân tại Bạc Liêu.


Theo ông Cơ, việc xin lỗi dân là chuyện bình thường, không có gì khó khăn. Đã làm sai thì phải xin lỗi. “ Mình rèn luyện anh em có thái độ gần dân hơn, cảm thông với người dân từ đó hướng dẫn tận tâm, tận tình”- ông Cơ lý giải.


Từ khi áp dụng Quy chế văn hóa, bộ mặt cơ quan phường 5 sáng sủa hơn. Phòng ốc làm việc tuy còn chật hẹp, nhưng được bố trí ngăn nắp, gọn gàng. Cán bộ, viên chức, công chức đều đeo bảng tên. Đối với việc xin lỗi dân, UBND phường đã tổ chức 3 cuộc xin lỗi người dân do cán bộ làm sai. Những cái sai này được cơ quan đoàn thể, Đảng ủy đưa ra làm điển hình tại các buổi họp, sinh hoạt. Tuyệt nhiên, không bêu riếu, phê bình theo kiểu trù dập, mà ngược lại giới thiệu để toàn thể cán bộ, công chức, viên chức học tập kinh nghiệm.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Dự án metro số 1: Sẽ di dời tài sản Cty Vĩnh Phát trong tháng 1.2015

Dự án metro số 1: Sẽ di dời tài sản Cty Vĩnh Phát trong tháng 1.2015

Hơn 450 xe cơ giới tại Cty Vĩnh Phát đang gây trở ngại cho việc cưỡng chế.




Theo ông Nguyễn Tấn Thảo - GĐ Trung tâm phát triển quỹ đất TX.Dĩ An: “Ban cưỡng chế đã tiến hành bàn thảo với một số Cty chuyên về di dời và đã chọn được mặt bằng để bốc dỡ toàn bộ tài sản của Cty Vĩnh Phát. Ban cưỡng chế đã có phương án, chuẩn bị lực lượng và phương tiện để cưỡng chế Cty Vĩnh Phát ngay trong tuần tới”.




Ông Nguyễn Văn Nghĩa - Phó Chủ tịch UBND TX.Dĩ An - cho hay: "Phương án cưỡng chế là vậy; nhưng chúng tôi sẵn sàng đón nhận sự hợp tác của Cty Vĩnh Phát, bất cứ lúc nào. Chúng tôi luôn hy vọng sự hợp tác từ phía Cty Vĩnh Phát để việc bàn giao mặt bằng cho dự án metro suôn sẻ, không ách tắc như lâu nay”. Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Lương - GĐ Cty TNHH Vĩnh Phát - cho biết: “Tôi đã tiếp xúc được với phía Ban quản lý dự án đường sắt đô thị TPHCM - chủ đầu tư dự án metro Bến Thành - Suối Tiên - và được nơi này hứa sẽ cung cấp toàn bộ dự án đã được phê duyệt, bản đồ - sơ đồ vị trí tuyến metro đi qua… Qua đó Cty chúng tôi mới xác định chính xác dự án metro có đi qua khu đất Cty Vĩnh Phát hay không. Chúng tôi vẫn không chấp nhận di dời, một khi các khiếu nại về thủ tục bồi thường, giá đất, giải quyết khiếu nại theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ… vẫn chưa được chính quyền tỉnh BD và TX.Dĩ An giải quyết”...


Như báo Lao Động đã có bài phản ánh trong tháng 12.2014, dự án xây dựng tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đang bị ách tắc và có nguy cơ bị phía nhà thầu Nhật Bản phạt 2,5 tỉ đồng/ngày, nếu không bàn giao mặt bằng đúng tiến độ. Theo UBND TPHCM, toàn tuyến metro, chỉ còn duy nhất mặt bằng Cty Vĩnh Phát - thuộc địa bàn tỉnh BD - chưa được bàn giao. UBND TPHCM đã có văn bản gửi UBND tỉnh BD đề nghị sớm giải quyết vướng mắc trên để dự án metro không bị ảnh hưởng xấu. Suốt gần một tháng qua, UBND TX.Dĩ An đã nhiều lần mời bà Nguyễn Thị Lương - GĐ Cty Vĩnh Phát, họp bàn giải pháp di dời. Tuy nhiên, bà Lương viện lý do bị bệnh, nên không thể đến họp. Trong khi đó, trên mặt bằng Cty Vĩnh Phát hiện còn ngổn ngang trên 450 xe cơ giới hạng nặng (50 - 70 tấn/xe), gây trở ngại rất lớn cho việc cưỡng chế của chính quyền địa phương.



Tin bài liên quan




  • Nạn đầu tư “lãng phí” ở di tích Óc Eo




  • Tăng lương tối thiểu vùng mới: Khó cũng phải tăng lương




  • Người Nhật Bản ở Hà Nội đón năm mới bằng lễ hội Mochi




  • Phát triển du lịch tại Hội An, Quảng Nam: Khép lại và… mở ra




  • Bạc Liêu: Ấn tượng tuổi 18




  • Quảng Nam: Sập hầm vàng, 2 người bị vùi chết




  • Từ hôm nay - 1.1 tăng lương tiếu thiểu theo vùng




  • Dịch vụ mai mối online hút khách ngày đầu năm











via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Bạc Liêu: Ấn tượng tuổi 18

Bạc Liêu: Ấn tượng tuổi 18

Phát triển trong gian khó


Ông Cao Trung Kiên, cán bộ hưu trí Phường 1, Bạc Liêu nhớ lại, lúc mới tái lập tỉnh Bạc Liêu, cơ sở vật chất vô cùng khó khăn. Tỉnh Bạc Liêu lúc bấy giờ chỉ có 4 đơn vị hành chính : Thị xã Bạc Liêu, huyện Hồng Dân, Giá Rai và Vĩnh Lợi. Lợi thế chủ yếu là nông nghiệp với cây lúa mới vừa phát triển. Chính vì vậy, lúc bấy giờ Bạc Liêu chọn nông nghiệp là kinh tế mũi nhọn, ưu tiên hàng đầu.


Những háo hức ban đầu đối với cán bộ lãnh đạo tỉnh được thử thách thật sự. Khi mà thành lập tỉnh chưa bao lâu, Bạc Liêu cùng với các tỉnh ven biển Miền tây đón nhận cơ bão số 5 năm 1997. Chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, tổng số người chết và mất tích lên đến 411 người; 14.237 căn nhà bị sập, 13.644 căn khác bị tốc mái; 101 trụ sở cơ quan, 1.130 trường học, 20 trạm y tế bị hư hỏng nặng; 11.245 ha diện tích nuôi trồng thủy sản thiệt hại hoàn toàn, 55.188 ha lúa bị hư hại nặng… Tổng thiệt hại lên đến trên 500 tỉ đồng, gấp 2,5 lần thu ngân sách của tỉnh vào thời điểm năm 1998.


Đây là cơn bão lớn sau 40 năm mới xuất hiện tại các tỉnh Miền Tây. Có thể nói là tang hoang, với nhiều thảm cảnh. Bạc Liêu lại bắt tay vào “kiến thiết” gần như từ đầu trong điều kiện vô cùng khó khăn.


Bức phá hướng đến tương lai


Sau 18 năm, chính trên mảnh đất này đã hình thành nên những đô thị với phố sá đông đúc. Tổng vốn đầu tư toàn xã hộ đạt con số 13.000 tỉ đồng, thu nhập bình quân đầu người 37 triệu đồng/năm. Nhiều khi đô thị được hình thành và phát triển. Trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính Bạc Liêu được xây dựng khang trang bề thế. Bộ mặt nông thôn cũng phát triển với nhiều mô hính, trở thành nhiều cái nhất của cả nước : tỉnh có diện tích nuôi tôm sú theo mô hình thâm canh, bán thâm canh lớn nhất nước ( 30.000 ha); tỉnh có diện tích sản xuất theo mô hình lúa – tôm nhiều nhất, bền vững nhất cả nước; tỉnh có số lượng nuôi cá sấu, baba nhiều nhất nước…


Bạc Liêu ngày nào chỉ 4 đơn vị hành chính nay số lượng đã gấp đôi. Thị xã tỉnh lỵ trước đây nay là thành phố loại 2 mà người dân thành phố đang ra sức xây dựng thành phố văn minh đô thị.


Một điều mà dù có giàu trí tưởng tượng đến đâu cũng không thể ngờ rằng, tại vùng biển này, vùng đất bãi bồi này đã hình thành nên nhà máy điện gió lớn nhất cả nước. 18 năm trước, người dân ven biển kinh hoàng khi tận mắt nhìn thấy gió, chạm mặt cùng gió, giành giật từng sinh mạng, từng ngôi nhà với gió. Và gió đã cuống phăng đi những con người, mái nhà, cây lương thực. Gió thật sự gieo rắc nỗi kinh hoàng đối với người dân ven biển Bạc Liêu. Bây giờ, chính người dân ven biển này lại tự hào về …gió. Họ giới thiệu với du khách phương xa đến thăm một cách chân tình đến thật thà. Bạc Liêu đã “bắt” được gió rồi. Bắt gió làm việc, bắt gió quay những cách quạt to đùng. Bắt gió tạo nên dòng điện. Chúng tôi, không còn sợ gió nữa.


18 năm là khoản thời gian khá dài để phát triển. Những thành tựu của Bạc Liêu hôm nay sẽ là không lớn nếu như tỉnh này không gánh chịu hậu quả nặng nề của thiên tai và phát triển trên nền tài nguyên còn rất hạn chế.











Bạc Liêu nhìn từ trên cao










Một góc đô thị Bạc Liêu ngày nay










Bờ kè Bạc Liêu rất ấn tượng










Quảng trường Hùng Vương được xây dựng tại vị trí trung tâm của tỉnh










Dự án Điện gió Bạc Liêu được xây dựng ven biển, nơi mà trước đây gió đã gây thiệt hại lớn cho người dân










Giai đoạn hia của dự án Điện Gió đang được khẩn trương triển khai. Sau khi hoàn thành trở thành dự án Điện gió lớn nhất cả nước

Clip: Một vài hình ảnh Bạc Liêu hôm nay





via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Cô gái “người rừng” ở Ka Tăng

Cô gái “người rừng” ở Ka Tăng

Biết Tuân sống trong rừng, ở một chòi nhỏ trên cây cạnh vách núi. Người dân ở bản Ka Tăng đã vào rừng, đưa Tuân về cộng đồng.



Mỗi lúc nhớ người, Tuân gùi một A chói cỏ dại về làng, rồi lại bỏ chạy vào rừng mà không bước chân người dân nào níu được. Thương xót cho số phận của người phụ nữ này, dân làng ở khóm Ka Tăng đã thay phiên nhau “mật phục”, quyết tìm được nơi “ẩn náu” của “người rừng”. Rồi bằng tấm lòng nhân hậu của mình, họ thuyết phục Tuân trở về. Họ hồ hởi dựng nhà, nuôi nấng, chăm sóc “người rừng” như một đứa con hai tuổi.


Dù cuộc sống còn rất khó khăn, nhưng 5 người phụ nữ ở khóm Ka Tăng gồm chị Phạm Thị Lan; Hồ Thị Nhung; Hồ Thị Hạnh; Đào Thị Thiệp; Lê Thị Hiệp đã nhận đỡ đầu, làm "bảo mẫu" cho "người rừng". Họ đã và đang dìu "người rừng" những bước đi đến với cuộc sống...











Biết Tuân sống trong rừng, ở một chòi nhỏ trên cây cạnh vách núi. Người dân ở bản Ka Tăng đã vào rừng, đưa Tuân về cộng đồng.










Những người phụ nữ ở bản Ka Tăng đã đứng ra đỡ đầu, xin chính quyền dựng ngôi nhà nhỏ cạnh bờ suối cho Tuân ở.










Ở trong rừng hơn 3 năm, Tuân dường như quên hết mọi thứ ở quê nhà. Có nhà mới, Tuân thường lang thang tìm kiếm những thứ "bỏ đi" như rễ cây, rác đem về cất ở nhà.










Ở rừng, món ăn hằng ngày của Tuân là lá sắn, cỏ dại, chuối xanh. Thình thoảng, Tuân vẫn lấy chuối xanh về, ăn như lúc ở rừng. Lúc đó, những "bảo mẫu" ở Ka Tăng sẽ khuyên nhủ, chỉ bảo cho Tuân "ăn như thế là mất vệ sinh". Những đứa trẻ ở Ka Tăng tỏ ra ngạc nhiên, cười ngặt nghẽo khi trong thấy Tuân với những cử chỉ khác người.










Mái tóc của Tuân khi có bàn tay chăm sóc của chị Phạm Thị Lan – Chi hội phó Hội phụ nữ thị trấn Ka Tăng, bây giờ đã thời trang hơn nhiều. Trước đó, khi gặp Tuân trong rừng, 3 người phụ nữ ở bản Ka Tăng mất mấy giờ đồng hồ để gỡ, cắt, gội đầu tóc xồm xoàn của "người rừng".










Ngôi nhà của "người rừng" vắng các "bảo mẫu" một thời gian ngắn, mọi thứ sẽ rất bừa bộn và đủ thứ rác rưởi ở đâu kéo về. Vì vậy, phải cắt cứ người làm vệ sinh hằng ngày ở nhà "người rừng".










Chỉ cần một củ sắn và nắm lá rừng, Tuân có thể ăn ngon lành và xong bữa. Nhưng từ khi ăn thức ăn của các "bảo mẫu". Tuân "nghiện" và quên luôn các món ăn lúc ở rừng. Hằng ngày, chị Đào Thị Thiệp tranh thủ thời gian rảnh để làm đầu bếp cho "người rừng".










Lá sắn xanh, nếu chế biến đúng cách, cũng làm được một món ăn. Chị Lan chỉ cho "người rừng" cần lựa những lá sắn non. Rửa sạch rồi luộc với nước sôi. Ăn sẽ hết đắng và không bị say.










Món quà đầu năm của Chị hội Phụ nữ khóm Ka Tăng dành cho Tuân - là một cái tủ gỗ để đựng gia vị, thức ăn.










Để giảm bớt gánh nặng cho những "bảo mẫu" ở khóm Ka Tăng khi đỡ đầu cho "người rừng". Cán bộ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lao Bảo cũng thường xuyên hỗ trợ gạo, các nhu yếu phẩm cho "người rừng".










Hội liên hiệp phụ nữ thị trấn Lao Bảo đánh giá cao việc làm tình nghĩa của chị em ở bản Ka Tăng. Ngoài những món quà thiết thực như áo quần, thức ăn tặng cho "người rừng", Hội còn vận động các hội viên quyên góp, để ủng hộ cho những hoàn cảnh khó khăn trên.










"Người rừng" Hồ Thị Tuân được các "bảo mẫu" ở bản Ka Tăng và biên phòng giúp làm vườn rau, và chỉ dẫn cho cách trồng trọt.










Tuân thấy chiếc tủ mới được tặng rất thú vị. Nên cứ mở cửa tủ để bỏ đồ vào, rồi lại lấy ra. Tuân vẫn chưa nói được, chỉ hiểu một vài tiếng Vân Kiều. Nhưng bây giờ đã biết nghe lời giải thích, hướng dẫn của mọi người.










Sau hơn 4 tháng được đưa về làng, sống trong tình yêu thương của bà con bản Ka Tăng. "Người rừng" đã có nhiều "lột xác", nhưng chưa có ý thức. Những phụ nữ Vân Kiều ở Ka Tăng nói rằng: "Tuân như đứa trẻ con hai tuổi". Nhưng họ vẫn đón nhận Tuân, chăm sóc Tuân như người thân của mình.










Những phụ nữ có tấm lòng nhân hậu ở bản Ka Tăng đều là thành viên của đội xe kéo Cửa khẩu Lao Bảo. Công việc hằng ngày của họ là kéo xe chở hàng hóa qua lại cửa khẩu Lao Bảo và ĐenSavan (Lào) cho chủ hàng. Khó khăn, vất vả từ sáng sớm cho đến tối mịt, nhưng họ vẫn dành quỹ thời gian rảnh để đến với "người rừng". Họ nghĩ rằng, một thời gian nữa, khi "người rừng" hòa nhập với cuộc sống, họ sẽ nhận "người rừng" vào đội xe kéo, để tự nuôi sống bản thân.






via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Thanh Hóa: Nát băm tuyến đê Thiệu Dương - Thiệu Khánh

Thanh Hóa: Nát băm tuyến đê Thiệu Dương - Thiệu Khánh

Mặt đê hữu Thiệu Dương- Thiệu Khánh đang bị xe tải chở cát tàn phá



Ngay từ cuối tuyến, chúng tôi đã tận mắt nhìn thấy cảnh mặt đê được đầu tư với số tiền lên tới nhiều tỉ đồng và mới đưa vào sử dụng vài ba năm nay bị nứt, gãy tan hoang. Toàn bộ mặt đê rộng trên 2m, đúc bêtông dày khoảng 20cm nhằm cứng hóa mặt đê đang xuất hiện hàng chục ổ voi, mặt đường bêtông bị vỡ vụn thành từng miếng nhỏ nhô lên lởm chởm khiến người tham gia giao thông gặp rất nhiều khó khăn khi đi trên con đường này.


Tại vị trí ngã ba Giàng thuộc thôn 8, xã Thiệu Dương, nền đê không còn bằng phẳng, mặt đê nứt toác, tạo thành rãnh sâu rất nguy hiểm cho người điều khiển xe đạp, xe máy, xe ôtô con. Ông Dương Văn Hùng (67 tuổi), trú thôn 8, xã Thiệu Dương là người thường qua lại trên cung đường khổ ải này cho biết: Nguyên nhân dẫn tới mặt đê bị băm vằn nát bươm như vậy là do mỗi ngày có hàng chục lượt xe tải chở cát chạy qua đoạn đê này. Quá trình vận chuyển cát diễn ra thường xuyên khiến mặt đê vỡ tanh bành đến mức như bị bom tàn phá vậy.


Đến khu vực thôn 9, xã Thiệu Khánh, chúng tôi nhẩm tính: Chỉ trên đoạn đê dài khoảng nửa cây số đã xuất hiện 5 ổ voi lớn. Những ổ voi này sẽ tích nước lại thành ao vào các ngày mưa và trồi sụt các góc tấm bêtông gãy nhô lên khỏi mặt đất, người đi đường không cẩn thận sẽ rất dễ dính tai nạn. Một cư dân địa phương bức xúc nói: “Mùa mưa, mặt đê biến thành bãi bùn lầy, mùa nắng thì bụi mù mịt che khuất tầm nhìn mỗi khi có đoàn xe chở cát chạy qua. Nếu người đi đường không cẩn thận có thể lao cả xe máy xuống chân đê sâu khoảng 8-10m”.


Phóng viên Báo Lao Động sẽ tiếp tục phản ảnh về tuyến đê bị tàn phá này.











Mặt đê hữu Thiệu Dương- Thiệu Khánh đang bị xe tải chở cát tàn phá










Nhiều mảng bêtông bị bong khỏi mặt đất










Cận cảnh mặt đê biến thành những khối bêtông rời rạc










Cung đường đê này trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với người tham gia giao thông










Chiều cao tính từ mặt đê đến chân đê khoảng 8-10m rất nguy hiểm đối với người đi đường

Clip tuyến đê Thiệu Dương - Thiệu Khánh bị tàn phá





via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử