PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

Cô gái “người rừng” ở Ka Tăng

Cô gái “người rừng” ở Ka Tăng

Biết Tuân sống trong rừng, ở một chòi nhỏ trên cây cạnh vách núi. Người dân ở bản Ka Tăng đã vào rừng, đưa Tuân về cộng đồng.



Mỗi lúc nhớ người, Tuân gùi một A chói cỏ dại về làng, rồi lại bỏ chạy vào rừng mà không bước chân người dân nào níu được. Thương xót cho số phận của người phụ nữ này, dân làng ở khóm Ka Tăng đã thay phiên nhau “mật phục”, quyết tìm được nơi “ẩn náu” của “người rừng”. Rồi bằng tấm lòng nhân hậu của mình, họ thuyết phục Tuân trở về. Họ hồ hởi dựng nhà, nuôi nấng, chăm sóc “người rừng” như một đứa con hai tuổi.


Dù cuộc sống còn rất khó khăn, nhưng 5 người phụ nữ ở khóm Ka Tăng gồm chị Phạm Thị Lan; Hồ Thị Nhung; Hồ Thị Hạnh; Đào Thị Thiệp; Lê Thị Hiệp đã nhận đỡ đầu, làm "bảo mẫu" cho "người rừng". Họ đã và đang dìu "người rừng" những bước đi đến với cuộc sống...











Biết Tuân sống trong rừng, ở một chòi nhỏ trên cây cạnh vách núi. Người dân ở bản Ka Tăng đã vào rừng, đưa Tuân về cộng đồng.










Những người phụ nữ ở bản Ka Tăng đã đứng ra đỡ đầu, xin chính quyền dựng ngôi nhà nhỏ cạnh bờ suối cho Tuân ở.










Ở trong rừng hơn 3 năm, Tuân dường như quên hết mọi thứ ở quê nhà. Có nhà mới, Tuân thường lang thang tìm kiếm những thứ "bỏ đi" như rễ cây, rác đem về cất ở nhà.










Ở rừng, món ăn hằng ngày của Tuân là lá sắn, cỏ dại, chuối xanh. Thình thoảng, Tuân vẫn lấy chuối xanh về, ăn như lúc ở rừng. Lúc đó, những "bảo mẫu" ở Ka Tăng sẽ khuyên nhủ, chỉ bảo cho Tuân "ăn như thế là mất vệ sinh". Những đứa trẻ ở Ka Tăng tỏ ra ngạc nhiên, cười ngặt nghẽo khi trong thấy Tuân với những cử chỉ khác người.










Mái tóc của Tuân khi có bàn tay chăm sóc của chị Phạm Thị Lan – Chi hội phó Hội phụ nữ thị trấn Ka Tăng, bây giờ đã thời trang hơn nhiều. Trước đó, khi gặp Tuân trong rừng, 3 người phụ nữ ở bản Ka Tăng mất mấy giờ đồng hồ để gỡ, cắt, gội đầu tóc xồm xoàn của "người rừng".










Ngôi nhà của "người rừng" vắng các "bảo mẫu" một thời gian ngắn, mọi thứ sẽ rất bừa bộn và đủ thứ rác rưởi ở đâu kéo về. Vì vậy, phải cắt cứ người làm vệ sinh hằng ngày ở nhà "người rừng".










Chỉ cần một củ sắn và nắm lá rừng, Tuân có thể ăn ngon lành và xong bữa. Nhưng từ khi ăn thức ăn của các "bảo mẫu". Tuân "nghiện" và quên luôn các món ăn lúc ở rừng. Hằng ngày, chị Đào Thị Thiệp tranh thủ thời gian rảnh để làm đầu bếp cho "người rừng".










Lá sắn xanh, nếu chế biến đúng cách, cũng làm được một món ăn. Chị Lan chỉ cho "người rừng" cần lựa những lá sắn non. Rửa sạch rồi luộc với nước sôi. Ăn sẽ hết đắng và không bị say.










Món quà đầu năm của Chị hội Phụ nữ khóm Ka Tăng dành cho Tuân - là một cái tủ gỗ để đựng gia vị, thức ăn.










Để giảm bớt gánh nặng cho những "bảo mẫu" ở khóm Ka Tăng khi đỡ đầu cho "người rừng". Cán bộ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lao Bảo cũng thường xuyên hỗ trợ gạo, các nhu yếu phẩm cho "người rừng".










Hội liên hiệp phụ nữ thị trấn Lao Bảo đánh giá cao việc làm tình nghĩa của chị em ở bản Ka Tăng. Ngoài những món quà thiết thực như áo quần, thức ăn tặng cho "người rừng", Hội còn vận động các hội viên quyên góp, để ủng hộ cho những hoàn cảnh khó khăn trên.










"Người rừng" Hồ Thị Tuân được các "bảo mẫu" ở bản Ka Tăng và biên phòng giúp làm vườn rau, và chỉ dẫn cho cách trồng trọt.










Tuân thấy chiếc tủ mới được tặng rất thú vị. Nên cứ mở cửa tủ để bỏ đồ vào, rồi lại lấy ra. Tuân vẫn chưa nói được, chỉ hiểu một vài tiếng Vân Kiều. Nhưng bây giờ đã biết nghe lời giải thích, hướng dẫn của mọi người.










Sau hơn 4 tháng được đưa về làng, sống trong tình yêu thương của bà con bản Ka Tăng. "Người rừng" đã có nhiều "lột xác", nhưng chưa có ý thức. Những phụ nữ Vân Kiều ở Ka Tăng nói rằng: "Tuân như đứa trẻ con hai tuổi". Nhưng họ vẫn đón nhận Tuân, chăm sóc Tuân như người thân của mình.










Những phụ nữ có tấm lòng nhân hậu ở bản Ka Tăng đều là thành viên của đội xe kéo Cửa khẩu Lao Bảo. Công việc hằng ngày của họ là kéo xe chở hàng hóa qua lại cửa khẩu Lao Bảo và ĐenSavan (Lào) cho chủ hàng. Khó khăn, vất vả từ sáng sớm cho đến tối mịt, nhưng họ vẫn dành quỹ thời gian rảnh để đến với "người rừng". Họ nghĩ rằng, một thời gian nữa, khi "người rừng" hòa nhập với cuộc sống, họ sẽ nhận "người rừng" vào đội xe kéo, để tự nuôi sống bản thân.






via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét