PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

Phòng, chống bão lũ, thiên tai: Chỉ chiến lược, kế hoạch là chưa đủ!

Phòng, chống bão lũ, thiên tai: Chỉ chiến lược, kế hoạch là chưa đủ!
Phòng, chống bão lũ, thiên tai: Chỉ chiến lược, kế hoạch là chưa đủ!Lan can bên bờ sông Hàn (Đà Nẵng) bị bão số 11 tàn phá. Ảnh: TTXVN

Cơn bão số 12 mạnh cấp 11 - 12 có sức giật gần tâm bão lên tới cấp 14 - 15 sắp vào biển Đông sẽ trực tiếp uy hiếp các tỉnh nằm ven biển nước ta. Cách đây chưa lâu, hai cơn bão số 10, 11 tràn vào miền Trung đã tàn phá khủng khiếp vùng đất này. Và cứ như một quy luật bất biến: Bão vào là lại thiệt hại về người và tài sản vô cùng lớn mà không sao tránh được. Phải chăng việc phòng, chống bão lũ không hiệu quả, hay phương pháp phòng chống bão lũ của chúng ta chưa phù hợp?


Có đủ chiến lược nền để chống bão


Việt Nam là nước nằm trong vùng chịu ảnh hưởng lớn của bão, với mứctrung bình mỗi năm có khoảng 10 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào. Để chủ động phòng, chống lụt bão, cơ quan đầu não là Ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão trung ương (BCĐ PCLBT.Ư) đã có nhiều phương án và biện pháp đối phó. Thành viên BCĐ PCLBT.Ư - Thứ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà - cho biết: “Nghị quyết 24 của BCH T.Ư đã nhấn mạnh vấn đề liên quan đến việc chủ động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), trong đó xác định rõ: Đất nước ta nằm trong vùng vành đai nhiệt đới, nhạy cảm với BĐKH. Việc chủ động ứng phó với thiên tai là rất quan trọng. Đây được xem là chiến lược bao quát nhất về việc chủ động ứng phó thiên tai, bão lũ”.


Cũng theo Thứ trưởng Hà, Chính phủ còn ban hành rất nhiều chính sách, văn bản pháp luật nhằm cụ thể hóa chương trình hành động. Trong đó, Luật Phòng Chống thiên tai vừa được Quốc hội phê duyệt đã nêu lên các quy định từ góc độ pháp luật để định hình công tác phòng, chống thiên tai.


Bão vào, vẫn bị động!


Có đầy đủ chính sách chủ trương, song bão vẫn gây thiệt hại không nhỏ về người và của. Hạn chế tối đa sự tàn phá của bão, điều này phụ thuộc rất lớn vào ý thức của cộng đồng, mà theo ông Trần Hồng Hà, vấn đề là huy động nguồn lực như thế nào để triển khai


thực hiện. Nếu người dân chủ động hơn, tuyệt đối không chủ quan trong việc phòng bão, thiệt hại do bão sẽ được hạn chế. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, trong cuộc họp khẩn ứng phó với bão số 11 cho biết: “Để chống bão hiệu quả, địa phương cần tăng cường hơn nữa các phương pháp thông báo thông tin và mức độ nguy hiểm của bão đến từng người dân”. Trong chuyến đi kiểm tra đôn đốc chống cơn bão số 10 vừa qua, Phó Thủ tướng đã chứng kiến người dân nông thôn miền Trung trong vùng bão đi qua vẫn… “vô tư” nói rằng không biết thông tin gì về bão, dù các xã, phường đều đang liên tục phát đi tinbão trên loa phát thanh. “Thậm chí, tôi còn chứng kiến bão đổ bộ rồi mà vẫn có người dân trèo lên nóc nhà chằng chéo. Rõ ràng người dân vẫn quá chủ quan với bão!” - Phó Thủ tướng nói.


Trao đổi với PV Báo Lao Động chiều 16.10, Thứ trưởng Bộ NNPTNT HoàngVăn Thắng - Phó ban thường trực BCĐ PCLBT.Ư - thừa nhận, cơn bão số 10 và 11 đã gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại miền Trung. Thiệt hại do cơn bão lớn như bão số 10 và 11 là do bất khả kháng. Trong đó, việc đổ gãy các trụ điện, cột cao thế... do bão gây ra là thiệt hại lớn, vì thế sau hai cơn bão này cần tính toán lại quy chuẩn trong thiết kế để tránh lặp lại thiệt hại vừa qua. Để thực hiện hiệu quả hơn các phương án chống bão thời gian tới, ông Thắng cho biết BCĐ sẽ có các biện pháp ráo riết chỉ đạo các địa phương làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền kịp thời đến người dân về đường đi của bão để người dân sớm chủ động chống bão.







via Xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét