Một vụ đánh ghen kinh hoàng mà báo chí đã phản ánh.
Biết chồng ngoại tình, hay dẫn nhân tình vào khách sạn, chị Hoài không muốn “vạch áo cho người xem lưng” nhưng rất bức xúc và muốn làm cho ra nhẽ. Chị tính sẽ thuê người rình bắt quả tang phường “mạt cưa mướp đắng” khi họ dắt nhau vào khách sạn, song còn đang phân vân, vì biết chồng là người nóng nảy, cục tính nên sợ anh ta sẽ chửi bới hoặc đánh đập nếu chị làm ầm ĩ mọi chuyện.
Anh quyết lập mưu để bắt quả tang đôi “gian phu dâm phụ”. Một lần anh nói phải đi công tác 2 tuần và bảo vợ gọi taxi chở anh ra sân bay. Nhưng đêm đó anh lẳng lặng quay về và quả nhiên thấy thằng bạn đang ở trong nhà mình... Không biết họ “giải quyết” nội bộ như thế nào, nhưng kết quả là nửa năm sau họ ra tòa ly hôn.
Cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự như anh Trung, anh Lợi “cao tay” hơn: Mua một ca a-xit rồi quay về nhà khi tình địch chưa kịp đến và tịch thu luôn điện thoại của vợ để cô ta không thể thông báo cho tình nhân.
Sau khi “thẩm vấn” một hồi mà vợ vẫn cứ khăng khăng chối là không có chuyện “dẫn trai về nhà”, anh Lợi nói: “Thôi được. Vậy đêm nay nếu có kẻ nào mò vào nhà thì đó chỉ có thể là trộm cướp, cô cầm ca a-xit này hắt vào mặt nó... Nếu không, tôi sẽ gọt đầu cô rồi dẫn trả về địa phương (tức nhà mẹ đẻ)”.
Nửa đêm có tiếng gõ cửa nhè nhẹ. Lợi lôi vợ dậy bắt ra mở cửa và ấn vào tay vợ ca a-xit. Vì quá sợ chồng và cũng muốn chứng tỏ là mình không có ngoại tình, vợ Lợi vừa mở cửa vừa hắt a-xit vào kẻ đứng bên ngoài, nhưng cố tránh không hắt vào mặt anh ta... Hậu quả là vợ anh Lợi phải vào trại giam “bóc lịch” 3 năm, Lợi cũng chịu án treo 18 tháng.
Còn nhiều lắm chuyện “cài bẫy” nhằm bắt quả tang vợ/chồng “ăn vụng”. Có thể nói đây là một hiện tượng ứng xử “kỳ lạ” trong đời sống hôn nhân hiện nay, nó phản ánh xu hướng “hình sự hóa” những vấn đề “dân sự”, rất đáng lo ngại.
Tâm lý phổ biến của những người này khi phát hiện vợ hoặc chồng ngoại tình thường là có phản ứng, hành động tiêu cực, ích kỷ, mù quáng nhằm thỏa mãn sự ghen tuông, tức giận, hằn thù của mình mà không biết rõ mục đích hay lường trước hậu quả từ những việc mình làm.
Thay vì cân nhắc xem giữa những việc mình định làm để giải quyết vấn đề, đâu là cách sáng suốt nhất, ít để lại hệ lụy nhất, ví dụ trao đổi, đối thoại, thỏa thuận, cam kết... thì người ta thường hành động một cách bản năng, tàn nhẫn theo kiểu “cạn tàu ráo máng”, như đánh ghen, chém giết nhau, hủy hoại nhan sắc của vợ hay tình địch...
Nhiều người từ nạn nhân đã trở thành tội phạm trong những vụ án hình sự; nhiều gia đình tan nát, hoặc không ly hôn nhưng vợ chồng suốt đời sống trong sự ghẻ lạnh, khinh ghét, ghê sợ lẫn nhau...
Ứng xử trong hôn nhân thuộc phạm trù văn hóa, đạo đức. Vì vậy, những người có văn hóa, đạo đức thường chú trọng việc “phòng cháy” hơn “chữa cháy”. Khi phát hiện những dấu hiệu không bình thường ở người bạn đời đã từng “đầu gối tay ấp”, người ta sẽ sớm nói chuyện thẳng thắn với nhau nhằm ngăn chặn, không để sự việc trở nên trầm trọng; hoặc nếu không thể cứu vãn thì chia tay một cách có văn hóa chứ không “cài bẫy” nhau hay “hình sự hóa” vấn đề.
Một chân lý đơn giản như vậy nhưng không phải ai cũng hiểu để tránh được những cái “bẫy” dành cho người kia và cũng là “bẫy” chính mình.
via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét