PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp QH: Còn oan sai còn sửa, sửa đến cùng

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp QH: Còn oan sai còn sửa, sửa đến cùng

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp QH: Còn oan sai còn sửa, sửa đến cùng


Trao đổi với PV Lao Động chiều 21.11, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp QH Nguyễn Đình Quyền cho rằng khi xảy ra những vụ oan sai thì trách nhiệm đó là của toàn ngành tòa án.


Ông dẫn lời của Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình rằng ở các nước, một năm nhận hàng chục nghìn đơn kháng cáo, nhưng họ chỉ sửa xác suất để phát hiện có sai hay không sai. “Còn đối với nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân thì còn sai là còn sửa, sửa đến cùng” - ông Nguyễn Đình Quyền nói.

Phiên chất vấn Chánh án Trương Hòa Bình thu hút sự chú ý lớn của cử tri và dư luận sau hàng loạt các vụ án oan sai vừa qua. Đánh giá của ông?


Tất cả các vấn đề oan sai là quá trình tiếp nối của các thế hệ. Dù vụ án cách đây 10 năm rồi, nhưng trách nhiệm đó là của toàn ngành tòa án khi xảy ra những vụ oan sai. Nhưng những vụ oan sai đó đánh giá khách quan là có sai, thì các thế hệ ngày nay phải sửa. Sai thì sửa, đó là nguyên tắc nhà nước pháp quyền XHCN.


Nói như đồng chí Chánh án Trương Hòa Bình thì ở các nước, một năm nhận hàng chục ngàn đơn, nhưng họ chỉ sửa xác suất để phát hiện có sai hay không sai. Còn đối với nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân thì còn sai là còn sửa, sửa đến cùng. Đấy là nguyên tắc. Vấn đề là khi sửa thì phải rất thận trọng và bảo đảm tính khách quan lớn nhất, công lý nhất và đúng pháp luật nhất.


Câu chuyện “thỏ và gấu” đã được đại biểu quốc hội đưa vào nghị trường chất vấn về tiến trình xét xử. Ông nghĩ như thế nào?


Tôi nghĩ đó chỉ là một cách ví. Còn xét xử là cả một quá trình chặt chẽ, việc xét xử kể cả về dân sự, hình sự, hành chính có những quy trình thủ tục tố tụng cực kỳ chặt chẽ. Bởi vì sao? Ví dụ đối với các vụ án hình sự, dân sự... người tham gia, tiến hành tố tụng có quyền và lợi ích liên quan là phải từ bỏ ngay. Tức là trong tố tụng quy định chặt chẽ. Và một đối tượng bao gồm rất nhiều thiết chế.


Ví dụ đối với hình sự bao gồm bị can, bị cáo, luật sư, điều tra viên, thủ trưởng cơ quan điều tra, kiểm sát viên rồi Viện trưởng viện kiểm sát, rồi chánh án, thẩm phán... Tức có rất nhiều thiết chế liên quan đến xử lý tội phạm, xử lý vụ án... trong lúc hành chính chỉ có công chức hành chính, thủ trưởng hành chính... còn tố tụng là cả một thiết chế.


Cá nhân ông có hài lòng với phần chất vấn và trả lời chất vấn?


Chánh án Trương Hòa Bình từ trước đến nay luôn được đánh giá là cầu thị. Muốn có trả lời hay thì câu hỏi phải hay, mà muốn chất vấn hay thì còn phụ thuộc vào năng lực của đại biểu và khả năng khái quát của đại biểu, khả năng thu thập thông tin của đại biểu. Và phải nói là không có nhiều câu hỏi hay...


Ông từng bình luận “công an điều tra của Việt Nam giỏi nhất thế giới” ngay sau khi vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn...


Thực ra, tôi nói rằng công an điều tra Việt Nam thuộc dạng giỏi nhất thế giới trong trường hợp án an ninh quốc gia, nhưng câu trả lời của tôi đã bị cắt bỏ phần đuôi. Khi đó, mọi người cứ muốn đổ cho nguyên nhân gây oan sai là do năng lực cán bộ điều tra yếu, nhưng không phải như thế. Oan sai là do sự cẩu thả, tắc trách trong trách nhiệm công vụ của các cán bộ điều tra, chứ không phải họ không có năng lực.


Xin cảm ơn ông!







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét