PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Thiếu trầm trọng giống tái canh cây càphê

Thiếu trầm trọng giống tái canh cây càphê
Thiếu trầm trọng giống tái canh cây càphê

Không đảm bảo nguồn giống tốt, càphê Lâm Đồng khó đạt năng suất bình quân hơn 3 tấn/ha vào sau năm 2015.


Theo lộ trình tái canh cây càphê, từ nay đến 2015, Lâm Đồng cần chuyển đổi 23.000ha càphê già cỗi sang trồng giống càphê mới có chất lượng và năng suất cao hơn. Tuy nhiên, do các cơ sở cung ứng giống không đảm bảo nguồn cây giống càphê, nên một số hộ dân ở Lâm Đồng đã phải tự tìm nguồn cây giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc.



Cần hơn 17 triệu chồi giống mỗi năm


Theo Sở NN-PTNT Lâm Đồng, hiện 80 cơ sở sản xuất giống càphê (có đăng ký) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng mỗi năm sản xuất khoảng 3,5 triệu cây giống. Trong khi đó, để cải tạo 23.000ha càphê già cỗi, cần hơn 41,3 triệu chồi giống và 11,3 triệu cây giống càphê robusta (càphê vối) chất lượng cao.


Để đáp ứng nhu cầu giống đang thiếu hụt, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng (NCTNNLN) đã thực hiện dự án “Phát triển cây giống công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2013 - 2015”, đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nguồn cây giống càphê.


Theo đó, trong thời gian nhanh nhất, Trung tâm NCTNNLN Lâm Đồng đầu tư xây dựng 8 điểm vườn sản xuất chồi giống gốc càphê và 8 vườn sản xuất cây càphê giống tại các địa phương có diện tích càphê lớn, nhưng mỗi năm cũng chỉ sản xuất được 1,2 triệu chồi giống và 1 triệu cây giống.


Khả năng bị lai tạp vì giống trôi nổi


Như vậy, tổng hợp từ các nguồn thì trung bình mỗi năm Lâm Đồng cũng chỉ mới đáp ứng khoảng 6 triệu chồi giống và cây giống cho chương trình tái canh càphê, trong khi nhu cầu thực là 17 triệu chồi và cây giống.


“Tính ra, tổng lượng chồi giống và cây giống của cả tỉnh hiện tại chỉ mới đủ cung cấp cho chương trình cải tạo vườn càphê của huyện Di Linh (Di Linh cần khoảng 5,5 triệu chồi và cây mỗi năm từ nay đến 2015 để cải tạo 7.500ha càphê già cỗi)” - một cán bộ chuyên môn của Sở NNPTNT Lâm Đồng cho biết.


Do không thể dựa vào nguồn cây giống của các cơ sở cung cấp giống nên người trồng càphê ở Lâm Đồng đã tự ươm giống để tự túc một phần nguồn cây giống hoặc đi mua cây giống trôi nổi trên thị trường.


Theo chương trình tái canh cây càphê của Lâm Đồng thì một trong những mục tiêu đặt ra vào sau năm 2015 là năng suất càphê nhân bình quân được nâng lên từ hơn 2,5 tấn/ha hiện nay lên trên 3 tấn/ha.


Trước thực tế người dân phải dựa một phần không nhỏ vào nguồn cây giống tự túc và cây giống trôi nổi như hiện nay, khả năng sẽ có một thế hệ càphê bị lai tạp và không ai chắc chắn rằng năng suất bình quân của càphê Lâm Đồng sẽ đạt được mức như mục tiêu đề ra của chương trình cải tạo.


Bởi vậy, việc đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất cây giống và tăng cường quản lý nguồn cây giống càphê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện nay là yêu cầu đang được đặt ra một cách bức thiết.








via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét