PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, TP.Hồ Chí Minh: Mất hàng ngàn USD để nhận chứng chỉ tiếng Hàn

Sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, TP.Hồ Chí Minh: Mất hàng ngàn USD để nhận chứng chỉ tiếng Hàn

Sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, TP.Hồ Chí Minh: Mất hàng ngàn USD để nhận chứng chỉ tiếng Hàn


ĐH Nguyễn Tất Thành, TPHCM.


Thông báo mơ hồ, thư chúc mừng tưng bừng khiến một số sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành “hoa mắt” trước viễn cảnh du học quá dễ dàng. Nhưng thực tế không giống như những gì sinh viên và gia đình họ vẫn nghĩ.


Dành cho sinh viên “có điều kiện”

Sự việc bắt đầu từ một “email chúc mừng” vào cuối năm 2012 do Trường ĐH Nguyễn Tất Thành gửi cho sinh viên với nội dung: “Chúc mừng em đã trúng tuyển du học Hàn Quốc theo chương trình kết nghĩa và trao đổi sinh viên”. Nhiều phụ huynh nghĩ rằng, đây là chương trình dành cho những sinh viên có thành tích học tập xuất sắc nên được trường chọn sang nước bạn học tập tiếp.


Theo thông báo của nhà trường, sinh viên được hỗ trợ 50% học phí trong toàn bộ khóa học. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành khóa học 8 tháng tiếng Hàn tại Việt Nam và 12 tháng học tiếng Hàn tại trường đại học Hàn Quốc, cả sinh viên, phụ huynh mới vỡ lẽ, đây là một chương trình mà bất kỳ sinh viên nào “có điều kiện” đều có thể tham gia.


Theo phản ánh của phụ huynh các em P.T, H.G, sau 12 tháng học tiếng Hàn tại ĐH Kyongnam, các em không hề được hỗ trợ một chút học bổng nào.


Thêm vào đó, khi sinh viên muốn thay đổi chuyên ngành (đã đăng ký ở Việt Nam) sau thời gian học tiếng thì gặp khó khăn vì không được phía trường Việt Nam cung cấp đủ giấy tờ, thậm chí còn bị dọa là nếu chuyển trường phải đóng phạt 2.000USD.


Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, TS Trần Ái Cầm - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành - cho rằng, phụ huynh đã hiểu lầm thông báo trên. Theo bà Cầm, mức hỗ trợ 50% học phí được áp dụng sau khi sinh viên đã vào được chuyên ngành chứ không áp dụng trong thời gian học tiếng.


Về việc tờ thông báo của trường phát cho sinh viên, vẫn chỉ có một dòng chữ “Hỗ trợ 50% học phí trong toàn bộ khóa học” mà không hề có dòng nào về việc sinh viên phải chịu toàn bộ chi phí trong thời gian học tiếng. Bà Cầm thừa nhận, đây là sơ suất của nhà trường và trường sẽ chỉnh sửa lại!


Đến nay đã có 2 sinh viên thực hiện xong việc chuyển trường bên Hàn Quốc và 1 sinh viên chưa chuyển được chuyên ngành. Trong tuần tới, lãnh đạo nhà trường sẽ sang làm việc với ĐH Hàn Quốc để hỗ trợ các em. Tuy nhiên, bà Cầm cũng cho biết, phía ĐH Kyongnam đã thông báo sẽ không giải quyết thêm bất cứ trường hợp chuyển trường nào nữa.


Tốn hàng chục ngàn đô để lấy chứng chỉ tiếng Hàn


Được biết, chương trình đào tạo trao đổi sinh viên với Trường ĐH Kyongnam của Hàn Quốc cũng được áp dụng tại một số trường ĐH khác như ĐH Khoa học - Xã hội và Nhân văn TPHCM. Tuy nhiên, ĐH Khoa học – Xã hội và Nhân văn chỉ dành chương trình này cho sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học. Nhưng tại ĐH Nguyễn Tất Thành, chương trình lại áp dụng đại trà cho sinh viên tất cả các ngành.


Chính bởi sự đại trà đó mà sinh viên phải mất 8 tháng học tiếng Hàn tại Việt Nam và 12 tháng học tiếng Hàn khi sang học tại trường đại học Hàn Quốc. Vậy, sinh viên sẽ được gì khi mất quá nhiều thời gian vào việc học ngoại ngữ trước khi học chuyên ngành? Trong khi đó, sinh viên phải đóng từ 5.300 - 6.400USD (tùy từng trường tại Hàn Quốc) cho chi phí học tiếng Hàn, ký túc xá, chi phí đi lại. Học kỳ thứ hai, mỗi sinh viên phải đóng 2.300-2.700USD cho phí học chuyên ngành, phí ký túc xá.


Khi hỏi về hiệu quả của chương trình đào tạo, bà Cầm cho biết, những sinh viên của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sau khi hoàn thành khóa đào tạo tiếng Hàn sẽ nhận giấy chứng chỉ tiếng Hàn của Viện Giáo dục quốc tế với trình độ tương đương trình độ đã học.


Nếu sinh viên không muốn học tiếp chuyên ngành tại Hàn Quốc thì có thể trở về Trường ĐH Nguyễn Tất Thành để tiếp tục chuyên ngành của mình, kết quả học tập được bảo lưu.


Nếu chọn chuyên ngành và tiếp tục học ở Hàn Quốc, bằng tốt nghiệp sẽ do ĐH phía Hàn Quốc cấp.



Xem thêm




  • Bộ máy giảm nghèo: “Ông” giữ tiền, “ông” tư vấn, người thụ hưởng...




  • Hộ nghèo vẫn không muốn… thoát nghèo




  • Tài xế “quậy” trạm cân gây tê liệt quốc lộ 1A




  • Phẫn nộ một nữ sinh bị nhóm bạn gái bắt quỳ, đánh đập dã man




  • Xe quá tải ngang nhiên vượt trạm cân




  • Ước mơ dang dở của nam sinh viên bị sóng biển cuốn trôi ở Quảng Bình




  • Du khách bức xúc vì Hội An thu phí vào phố cổ




  • Kiểm soát tải trọng xe: Nghi vấn chất lượng trạm cân










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét