PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Kỳ 3: Một đội quân tình báo hoạt động bằng trái tim quả cảm và nhiệt huyết tuổi trẻ

Kỳ 3: Một đội quân tình báo hoạt động bằng trái tim quả cảm và nhiệt huyết tuổi trẻ

Kỳ 3: Một đội quân tình báo hoạt động bằng trái tim quả cảm và nhiệt huyết tuổi trẻ


Từ trái sang phải (hàng đầu): Sinh viên Hà Thúc Huy (Điệp báo A10), nhà báo Đức Borries Gallasch, Tổng thống VNCH Dương Văn Minh, đồng chí Lâm (bộ đội), đồng chí Hà Huy Đĩnh (áo đen, đang chỉ tay), kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái (Điệp báo A10), đồng chí Phạ


Như đánh giá của đồng chí Trần Quốc Hương (bí danh Mười Hương) - Trưởng ban An ninh T4 - người chỉ đạo thành lập Cụm điệp báo A10 thì: “Có lẽ, trên thế giới chưa có tổ chức tình báo nào hoạt động đặc biệt như Cụm điệp báo A10. Họ không được trang bị bất kỳ một thứ máy móc, thiết bị nào cả, họ là những học sinh, sinh viên yêu nước, căm thù ngoại xâm, hoạt động tình báo bằng trái tim quả cảm và nhiệt huyết tuổi trẻ”.



“Trong bối cảnh nước nhà bị chia cắt bởi giặc ngoại xâm, dựng lên chế độ bù nhìn ở miền Nam Việt Nam, gây ra cảnh chiến tranh tang tóc cho dân tộc mình, tôi được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh lịch sử đất nước như thế, đã chứng kiến cảnh bom rơi, đạn nổ và máu lửa chiến tranh mà đồng bào ruột thịt của mình phải gánh chịu.


Với tuổi thanh xuân phơi phới, lòng yêu nước dạt dào, tôi đã bước đi theo tiếng gọi của con tim và noi gương những bậc cha anh đi trước, không chút do dự và coi mạng sống nhẹ tựa lông hồng nên đã tham gia vào tổ chức hoạt động cách mạng.


Anh em hoạt động bằng trái tim, lòng quả cảm và mong muốn đất nước hòa bình, thống nhất là chủ yếu. Tất cả mọi người tham gia hoạt động tình báo mà không qua một trường lớp đào tạo nào. Có chăng đi nữa, thì cũng chỉ là những cuộc nói chuyện chính trị, thông báo tình hình mà thôi. Ngoài ra, anh em hoạt động trên tinh thần tự nguyện, không có đồng lương nào và đặc biệt là không có bất kỳ một phương tiện, máy móc nào.


Ngày ấy, khi nhận lệnh của trên, tôi còn là chàng thanh niên đôi mươi, là sinh viên nên đóng vai làm gia sư, dạy học cho con cháu các sĩ quan địch ở khu Cư xá Bắc Hải. Thời kỳ đó, nghe nói sinh viên là họ rất quý nên việc thâm nhập, nắm bắt các tin tức từ đây gặp khá nhiều thuận lợi.


Để tổ chức cơ sở, tôi thực hiện chỉ đạo của cấp trên là phát triển độc lập từng cơ sở một, cơ sở này không biết cơ sở kia. Như tôi, chỉ biết cấp trên của tôi là ai, đồng đội của tôi nằm chung một cụm thì không thể biết được để tránh trường hợp địch phát hiện ra thì sẽ lộ hết cả cụm, mạng lưới.


Những thành viên của Cụm điệp báo A10 bây giờ ai cũng nhớ đến câu chuyện duyên tình báo tình cờ của một nữ giao liên. Cô này vốn là em vợ của Bá Thành, lúc đó là sinh viên Đại học Khoa học Sài Gòn, chưa từng tham gia phong trào sinh viên lần nào và cũng hoàn toàn chưa có kinh nghiệm hoạt động bí mật.


Lúc đó, Bá Thành bị theo dõi nên không thể tiếp xúc trực tiếp với H3. Trong tình thế đó, để duy trì liên lạc, Bá Thành nhờ cô em vợ này trao một tài liệu quan trọng cho H3. Trước khi đi, Bá Thành có dặn cô đến địa chỉ hẹn, chờ gặp một người thanh niên. Nếu anh ta nói đúng và trả lời đúng mật khẩu thì giao tài liệu được hóa trang thành một điếu thuốc lá".


Sau lần đầu tiên thực hiện nhiệm vụ thành công, cô này xin được nhận nhiệm vụ luôn mà không biết đó là công tác tình báo. Sau này, khi biết rằng mình đã thực hiện nhiệm vụ của một điệp báo viên thì cô đã trở thành một cán bộ đầy kinh nghiệm từ lúc nào.


Theo những tư liệu của Cụm điệp báo A10 sau này được công bố thì mỗi thành viên A10 đều tự tìm cho mình một phương thức hoạt động. Ấy vậy mà suốt thời gian hoạt động cho đến ngày toàn thắng, không một thành viên nào của Cụm bị địch phát hiện.


Điều đó đã nói lên một điều, khi dựa vào quần chúng, làm cho quần chúng thấy được tính chính nghĩa và được quần chúng đùm bọc, che chở, phục vụ lợi ích cho quần chúng thì tổ chức đó không chỉ không gì có thể phá vỡ được mà còn liên tục lớn mạnh.


Nói như lời Trưởng ban An Ninh T4 - Mười Hương thì: "Trong lịch sử thế giới, trận đánh quyết định cuối cùng của chiến tranh luôn biến sào huyệt của kẻ chiến bại thành một bãi hậu chiến đổ nát, hoang tàn. Duy nhất, chỉ có thành phố Sài Gòn là được giải phóng một cách nguyên vẹn.


Để làm được điều đó, ta phải vận dụng rất nhiều bộ phận quân sự, chính trị, nghiệp vụ phối hợp chiến đấu. Tất cả những bộ phận đó, mỗi anh mỗi việc, mỗi anh một vị trí nhưng đều tập trung cho nỗ lực giải phóng Sài Gòn nguyên vẹn.


Nếu Trần Văn Hương không chịu trao quyền Tổng thống cho Dương Văn Minh mà tiếp tục ra lệnh Sài Gòn tử thủ thì Quân giải phóng buộc lòng phải đánh sâu vào nội đô. Trước sau gì ta cũng giải phóng xong, nhưng mỗi ngày kéo dài thêm thì danh sách những người chết vì cuộc chiến sẽ dài thêm; phố phường sẽ đổ nát vì giao tranh.


Trong giai đoạn này, Cụm điệp báo A10 đã góp phần không nhỏ trong việc tạo động lực thúc đẩy Dương Văn Minh quyết tâm giành lấy chính quyền để bàn giao cho Cách mạng. Sau này, khi trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, ông Minh luôn khẳng định, Huỳnh Bá Thành là người tác động quan trọng nhất để ông tuyên bố đầu hàng, trao chính quyền cho Quân giải phóng.


Sáng ngày 29.4.1975, khi Quân giải phóng đập tan tuyến phòng thủ cuối cùng của địch và đã tiến quân đến sát cầu Sài Gòn, một đơn vị Biệt động quân của địch được lệnh đặt mìn phá hủy cầu để chặn bước tiến của quân ta. Lúc này, nhờ vào những mối quan hệ của mình, Huỳnh Bá Thành đã nhờ Huy - một vị dân biểu - là con rể của Dương Văn Minh - bạn thân của tay chỉ huy đám lính biệt động quân chốt giữ cầu Sài Gòn yêu cầu đừng phá sập cầu.


Lúc này, Sài Gòn đã rất náo loạn nhưng Huy vẫn đến được tận chân cầu gặp trực tiếp tay chỉ huy, yêu cầu giữ nguyên cây cầu với lý do: "Chừa đường cho đám tàn quân ở Long Khánh (Đồng Nai) chạy về Sài Gòn". Nhờ vậy, xe tăng và quân ta có đường xâm nhập thành phố.


Đất nước thống nhất, ca khúc khải hoàn vào ngày 30.4.1975 lịch sử, nhưng nhiệm vụ của Cụm điệp báo A10 vẫn chưa dừng lại, họ lại lao vào một nhiệm vụ mới - đó là đảm bảo an ninh cho thành phố trong những ngày đầu được giải phóng.


“Ngày 15.5.1975, quân và dân thành phố tổ chức duyệt binh mừng chiến thắng. Nhận nhiệm vụ cấp trên giao, chúng tôi lại hóa trang vào đoàn người đứng dọc hai bên đường để giữ trật tự, theo dõi an ninh cho cuộc duyệt binh diễn ra thành công tốt đẹp.


Tuy đã giải phóng nhưng một đồng chí trong Cụm A10 vẫn phải thực hiện nhiệm vụ trong… trại cải tạo. Số là, do mang hàm “đại úy, bác sĩ thủy quân lục chiến” nên anh Khánh Duy vẫn phải ra trình diện Quân cách mạng như bao anh em binh sĩ VNCH khác. Thừa lệnh cấp trên, anh Khánh Duy vẫn đi học tập cải tạo. Nhưng sau đó, vì thấy không cần duy trì vỏ bọc đó, anh được đồng chí Mười Hương chuyển về công tác tại Công an TPHCM.


Sau ngày lịch sử ấy, một số anh em nhận lệnh chuyển về công tác tại Công an TPHCM; một số tham gia làm báo, luật sư, một số tiếp tục ẩn thân hoạt động, bước vào cuộc chiến đấu thầm lặng khác để bảo vệ an ninh Tổ quốc, gìn giữ bình yên cuộc sống cho nhân dân" - ông Ba Vân kể lại kỷ niệm đáng nhớ về người đồng chí của mình.


Có người đã là tướng lĩnh trong lực lượng công an như anh Ba Hoàng đã là thiếu tướng công an. Có người đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT, có người đang được đề nghị, hoạt động trên nhiều cương vị khác nhau nhưng mãi mãi trong sâu thẳm trái tim của mỗi người, thời gian tham gia hoạt động trong Cụm Điệp báo A10 mãi mãi là một thời không thể nào quên vì đã đóng góp một phần công sức, trí tuệ, nhiệt huyết của bản thân cho tổ chức; góp một cánh én làm nên một mùa xuân đại thắng của dân tộc.


(Ghi theo lời kể của đồng chí Võ Vân - cán bộ Cụm điệp báo A10. Trong bài viết có sử dụng một số tư liệu trong cuốn “Điệp báo A10” của nhà văn Nông Huyền Sơn - NXB Công an nhân dân, tái bản năm 2013)



Tin bài liên quan




  • Ký ức ngày toàn thắng




  • Quảng Trị: “Thượng cờ thống nhất non sông” bên đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải




  • Ảnh: Cựu chiến binh “kể chuyện” thời chiến qua bảo tàng tư gia




  • Tri ân đồng đội, cựu chiến binh lập bảo tàng giữa lòng Hà Nội










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét